[Kiến thức PTCB] Tìm hiểu về trần nợ công, và tác động của nó nếu nước Mỹ vỡ nợ!

[Kiến thức PTCB] Tìm hiểu về trần nợ công, và tác động của nó nếu nước Mỹ vỡ nợ!

[Kiến thức PTCB] Tìm hiểu về trần nợ công, và tác động của nó nếu nước Mỹ vỡ nợ!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,071
29,700
Cuối tuần qua Reuters đưa tin rằng Nhà Trắng đã thông báo với các cơ quan liên bang về nguy cơ chính phủ đóng cửa một phần nếu ngân sách chi tiêu không được thông qua trước hạn chót vào ngày 30/9, ngày cuối cùng của năm tài chính.

Trong tháng 10, nước Mỹ cũng có nguy cơ lần đầu tiên vỡ nợ nếu trần nợ công hiện nay là 28,400 tỉ USD không được điều chỉnh hoặc tạm gỡ bỏ việc giới hạn mức trần.

Hồi đầu tuần trước, Hạ viện đã thông qua dự luật cấp ngân sách cho chính phủ, hoãn giới hạn trần nợ công. Nó cho phép mở rộng tài trợ của chính phủ cho đến hết ngày 3/12 và ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa một phần như hồi tháng 12/2018 và tháng 1/2019 dẫn đến việc gần 400,000 nhân viên liên bang phải nghỉ việc tạm thời.

Thế nhưng, phe Cộng hoà tại Thượng viện từ chối ủng hộ dự luật này, bất chấp nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính. Thực tế, với việc hai đảng đang nắm giữ số ghế cân bằng 50-50 tại Thượng viện, đảng Dân chủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể tìm được sự ủng hộ của 10 nghị sĩ đảng Cộng hòa nhằm vượt qua thủ tục trì hoãn. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Jerome Powell mới đây nói rằng việc quốc hội nâng mức trần nợ đúng thời gian là điều rất quan trọng và cảnh báo ngân hàng trung ương không đảm bảo việc bảo vệ toàn bộ nền kinh tế hoặc thị trường tài chính trong trường hợp nước Mỹ vỡ nợ.

Screen Shot 2021-09-27 at 08.01.33.jpeg

Đó là tình hình hiện tại, anh em cần phải nghe ngóng thêm các thông tin mới từ nay đến 30/9, và để hiểu rõ hơn về vấn đề nợ công Mỹ, cũng như tác động của nó thì mời anh em cùng tiếp tục nội dung bên dưới.

Debt celling - Trần nợ công là gì?


Mức trần nợ, hay giới hạn nợ, là số tiền mà chính phủ liên bang Mỹ được phép vay để thanh toán các hóa đơn của họ. Những hóa đơn đó bao gồm các khoản như thanh toán An sinh xã hội, lương nhân viên quân đội và liên bang, tiền hoàn thuế… Nước này cũng phải trả lãi cho các khoản nợ mà họ đã vay trước đó để trang trải cho các khoản nợ cũ hơn.

Nếu mức trần nợ không được tăng lên, các khoản thanh toán sẽ không được thực hiện và dẫn đến tình trạng vỡ nợ. Một khi điều này xảy ra, nó có thể gây ra sự hỗn loạn trên thị trường tài chính và ảnh hưởng đến tất cả các khoản đầu tư.

Screen Shot 2021-09-27 at 07.31.45.jpeg


Những hiểu lầm về trần nợ công:
  • Trần nợ và chi tiêu chính phủ: Thảo luận về trần nợ có thể gây ra những hiểu lầm về chi tiêu của chính phủ, nhưng thực tế không phải như vậy. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã nói: “Nâng trần nợ không cho phép chính phủ chi tiêu tiền thuế nhiều hơn. Thay vào đó, việc nâng trần nợ chỉ là việc chính phủ đang đồng ý về gia tăng mức trần của “thẻ tín dụng” của quốc gia (tức cho phép nước Mỹ đi vay nhiều hơn).”
  • Trần nợ và thâm hụt ngân sách: Cần phân biệt rõ trần nợ với thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách ám chỉ việc chính phủ chi tiêu nhiều hơn so với các khoản thu mà họ có (từ thuế và các nguồn khác). Trong khi nợ quốc gia là khoản tiền được vay để bù đắp thâm hụt.

Tại sao trần nợ được thảo luận vào lúc này?


Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu vào năm 2019 để đình chỉ trần nợ công trong 2 năm và gánh thêm nợ (cũng giống tình hình hiện tại). Thời hạn đình chỉ đó đã kết thúc vào ngày 1/8/21, và giờ nó đang được tiếp tục xem xét.

Bộ Tài chính Mỹ dự kiến họ sẽ hết tiền mặt vào một thời điểm nào đó trong tháng 10. Nếu một quốc gia không thể vay thêm tiền, quốc gia đó không thể thực hiện các khoản thanh toán mà họ đã đã cam kết thực hiện. Nó sẽ dẫn đến việ chậm trễ vô thời hạn đối với việc thanh toán các khoản quan trọng. Gần 50 triệu người cao niên có thể ngừng được nhận các khoản An sinh Xã hội trong một thời gian. Quân đội có thể không được trả lương…

Screen Shot 2021-09-27 at 07.31.35.jpeg


Một số đảng viên Cộng hòa đã gắn sự phản đối của họ đối với việc tăng trần nợ với những lo ngại của họ về kế hoạch chi tiêu của chính quyền Biden, nhưng tình hình nợ hiện tại phần lớn là do chi tiêu của chính quyền trước đó. Bà Bộ trưởng Yellen cho biết: “Ngay cả khi chính quyền Biden không cho phép thực hiện bất kỳ khoản chi tiêu nào thì mức trần nợ vẫn cần giải quyết ngay lúc này.”

Nhìn về quá khứ và vấn đề xếp hạng tín nhiệm


Bất cứ khi nào nước Mỹ đạt đến mức giới hạn nợ (17 lần kể từ năm 2001), Quốc hội Mỹ đều đã bỏ phiếu tăng hoặc đình chỉ trần nợ.

Tuy nhiên, vào năm 2011, mối đe dọa vỡ nợ đã khiến S&P Global Ratings (trước đây là Standard và Poor’s) hạ cấp xếp hạng tín dụng của quốc gia của Mỹ. Về cơ bản, Mỹ được gắn mác là “kém đáng tin cậy hơn để cho vay”.

Thông thường, cả phe Dân chủ và Cộng hoà đều có sự đồng tình chung rằng việc nâng giới hạn/ đình chỉ trần nợ là điều cần thiết để giữ cho nền kinh tế hoạt động tốt. Nhưng không phải lúc nào điều đó cũng suôn sẻ.

Screen Shot 2021-09-27 at 16.33.39.png


Điều gì sẽ xảy ra nếu trần nợ không tăng? Tác động là gì?


Hệ quả của việc không tăng trần nợ, ngoài các vấn đề nêu trên như việc không thể thanh toán các khoản An sinh xã và trả lương cho quân đội, bà Yellen cảnh báo rằng nó sẽ đẩy nền kinh tế trở lại suy thoái. Bà giải thích rằng vỡ nợ có thể khiến lãi suất tăng đột biến và giá cổ phiếu giảm, người tiêu dùng sẽ phải chịu gánh nặng của chi phí vay cao hơn…nền kinh tế sẽ đình trệ.

Chủ tịch FED Jerome Powell cũng đã lặp lại những quan điểm này sau đó.

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nếu chính phủ Mỹ vỡ nợ và kinh tế suy giảm, nó sẽ gây ra hiệu ứng tiêu cực đối với kinh tế toàn cầu. Lãi suất chính phủ Mỹ cũng được đẩy lên cao hơn, làm tăng nợ liên bang và có thể dẫn đến việc bị hạ cấp tín dụng.

Trên đây là những thông tin về vấn đề trần nợ của Mỹ và tác động của việc này đến thị trường. Thật khó để kịch bản nước Mỹ vỡ nợ có thể xảy ra, nhưng nếu hai phe Dân chủ và Cộng hoà dây dưa đến phút chót thì chắc hẳn thị trường cũng có một phen hoảng sợ. Anh em lưu ý điều này nhé!

Tham khảo: ForbesAdvisor
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,211 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 482 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,563 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên