Cách xác định điểm vào có XÁC SUẤT CAO với chỉ báo MACD kết hợp mô hình giá

Cách xác định điểm vào có XÁC SUẤT CAO với chỉ báo MACD kết hợp mô hình giá

Cách xác định điểm vào có XÁC SUẤT CAO với chỉ báo MACD kết hợp mô hình giá

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,378
29,021
Mô hình tam giác đa phần được trader sử dụng như một mô hình tiếp tục xu hướng. Sự phá vỡ mô hình là tín hiệu giao dịch của chúng ta. Tuy nhiên đa phần trader đều không giao dịch mô hình này hiệu quả vì thiếu tín hiệu xác nhận để gia tăng xác suất. Bài viết này mình xin chia sẻ cho anh em kỹ thuật giao dịch rất đơn giản với sự xác nhận thêm của chỉ báo MACD sẽ gia tăng xác suất thành công khi giao dịch mô hình tam giác.

Chiến lược giao dịch


Các bạn xem hình bên dưới, bên trái là mô hình tam giác tăng và bên phải là mô hình tam giác giảm:


Chỉ báo MACD là chỉ báo chủ yếu được dùng để xác định động lượng. Chiến lược này, chúng ta sẽ dùng thông tin này để xác nhận cho tín hiệu phá vỡ của mô hình tam giác.

Bây giờ mời anh em vào phần nguyên tắc giao dịch.

Ví dụ 1


Các bạn nhìn biểu đồ cặp EURJPY khung H4 bên dưới, đã có mô hình tam giác giảm hình thành trong xu hướng giảm:




Bước đầu tiên chúng ta cần nắm được xu hướng, nếu là xu hướng giảm thì chúng ta sẽ cần thị trường hình thành mô hình tam giác giảm để giao dịch tiếp diễn xu hướng. Như hình trên là thỏa điều kiện.

Các bạn xem tiếp ảnh bên dưới, khi giá phá vỡ mô hình tam giác cũng là thời điểm chỉ báo MACD chuyển xuống bên dưới đường số 0 cho thấy thị trường chuyển hướng qua thị trường giảm kèm theo động lượng mạnh dựa vào histogram có thanh biểu đồ lớn.


Đây là sự xác nhận cho cú phá vỡ thành công, lúc này ta có thể thực hiện lệnh bán với điểm dừng lỗ phía trên mô hình tam giá và chốt lời khi hành động giá trở nên yếu đi.

Ví dụ 2


Bên dưới là biểu đồ EURJPY khung H4, thị trường nằm trong xu hướng tăng và cũng đãhình thành mô hình tam giác tăng:



Như vậy là các điều kiện về bối cảnh đã thỏa, việc còn lại của chúng ta là tìm kiếm điểm vào lệnh.

Các bạn nhìn tiếp ảnh bên dưới là điểm vào lệnh và thoát lệnh. Thời điểm giá phá vỡ đường trendline giảm của mô hình tam giác tăng cũng là thời điểm mà chỉ báo MACD chuyển lên mức 0 cho thấy thị trường chuyển hướng tăng giá và có động lượng mạnh vì histogram cũng tăng cao:


Điểm chốt lỗ chúng ta đặt bên dưới mô hình và chốt lời khi hành động giá di chuyển chậm lại.

Lưu ý, để nhận thấy hành động giá di chuyển chậm lại thực ra không quá khó. Anh em có thể nhìn vào nến, tức là khi thị trường bắt đầu hình thành nhiều nến nhỏ hơn hoặc giá cao nhất hoặc thấp nhất của các nến cuối xu hướng giảm dần hoặc cuối xu hướng hình thành nhiều nến có đuôi dài thì đó là các dấu hiệu hành động giá mà trader có thể thoát lệnh.

Đây là chiến lược có nguyên tắc rất đơn giản nhưng có tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ RR cũng khá tốt. Nếu thêm tín hiệu xác nhận của chỉ báo MACD, trader sẽ lọc được nhiều tín hiệu chất lượng hơn, việc giao dịch mô hình tam giác cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

Mời anh em ngâm cứu chiến lược nhé.

Trích nguồn: forex.academy
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Với kinh nghiệm cá nhân của mình, Chỉ báo MACD là 1 chỉ báo chậm, nhưng nó cũng giúp cho trader bớt Fomo, và khi có MACD xác nhận thì xác xuất thành công rất cao. Nó bổ trợ cho các tín hiệu hành động giá rất tốt.
Ở ví dụ trên, trước khi phá vỡ, giá cũng đã tạo ra sự phân kỳ tăng (giá giảm, đáy MACD tăng, báo trước 1 tín hiệu có thể giá đảo chiều).

Mình giao dịch chủ yếu 2 phương pháp là SDz kết hợp SRz và phương pháp thứ 2 là Bob Volman. Và đôi lúc cũng dùng thêm 1 vài chỉ báo để cũng cố sự xác nhận, như: MACD, RSI (kết hợp SMA), Stoch, ADX, OBV, A/D. Mình thấy cũng khá ổn.

Cám ơn @Phương Thúy xinh gái nhé.
 
Với kinh nghiệm cá nhân của mình, Chỉ báo MACD là 1 chỉ báo chậm, nhưng nó cũng giúp cho trader bớt Fomo, và khi có MACD xác nhận thì xác xuất thành công rất cao. Nó bổ trợ cho các tín hiệu hành động giá rất tốt.
Ở ví dụ trên, trước khi phá vỡ, giá cũng đã tạo ra sự phân kỳ tăng (giá giảm, đáy MACD tăng, báo trước 1 tín hiệu có thể giá đảo chiều).

Mình giao dịch chủ yếu 2 phương pháp là SDz kết hợp SRz và phương pháp thứ 2 là Bob Volman. Và đôi lúc cũng dùng thêm 1 vài chỉ báo để cũng cố sự xác nhận, như: MACD, RSI (kết hợp SMA), Stoch, ADX, OBV, A/D. Mình thấy cũng khá ổn.

Cám ơn @Phương Thúy xinh gái nhé.
Cao thủ là đây chứ đâu :haha:
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,047 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 341 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,379 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 252 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 146 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên