Cùng là lạm phát nhưng sự khác biệt giữa Inflation và Stagflation là gì? Same same but different!

Cùng là lạm phát nhưng sự khác biệt giữa Inflation và Stagflation là gì? Same same but different!

Cùng là lạm phát nhưng sự khác biệt giữa Inflation và Stagflation là gì? Same same but different!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,422

Lạm phát là gì?


Lạm phát (Inflation) là một thuật ngữ được các nhà kinh tế sử dụng để xác định mức tăng giá một cách khái quát. Lạm phát là tốc độ tăng giá hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế hay cũng có thể được định nghĩa là tốc độ giảm sức mua. Ví dụ: nếu lạm phát ở mức 5% và bạn hiện chi $100 mỗi tuần cho cửa hàng tạp hóa, thì năm sau bạn phải chi tới $105 cho cùng một lượng thực phẩm.


Su-khac-biet-giua-inflation-va-stagflation-TraderViet1.png


Các nhà hoạch định chính sách kinh tế như Cục Dự trữ Liên bang luôn liên tục cảnh giác các dấu hiệu của lạm phát vì họ không muốn tâm lý lo lắng lạm phát lắng đọng vào tâm trí của người tiêu dùng. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách không muốn người tiêu dùng luôn tin rằng giá sẽ luôn tăng lên. Niềm tin như vậy sẽ dẫn đến yêu cầu trả lương cao hơn của nhân viên để trang trải chi phí sinh hoạt đang ngày một tăng lên, do đó sẽ đặt sức ép lên người sử dụng lao động nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Stagflation là gì?


Còn "Stagflation" là một thuật ngữ được các nhà kinh tế sử dụng để xác định một nền kinh tế có lạm phát, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hoặc trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế trên toàn cầu cố gắng tránh stagflation bằng mọi giá. Với tình trạng stagflation, công dân của một quốc gia sẽ bị ảnh hưởng cùng lúc bởi tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao. Tỷ lệ thất nghiệp cao góp phần vào sự đình trệ trong nền kinh tế của một quốc gia, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ dao động rất ít quanh mức tăng trưởng bằng không.


Su-khac-biet-giua-inflation-va-stagflation-TraderViet2.jpg

Nhiều quốc gia đã phải trải qua thời kỳ stagflation trên toàn cầu trong những năm 1970 khi giá dầu thế giới tăng mạnh, dẫn đến sự ra đời của Chỉ số Khốn khổ (Misery Index). Chỉ số Misery (tổng tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cộng lại) hoạt động như một thước đo sơ bộ về việc mọi người cảm thấy "khốn khổ" như thế nào trong thời kỳ lạm phát và thuật ngữ này được sử dụng thường xuyên trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ năm 1980.

Nguồn: investopedia.com

Đừng quên like, share và comment để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day everyone <3
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 27 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 675 Xem / 52 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 81 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 89 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,959 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 222 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên