Đã trót là fan của Price Action thì bạn không thể bỏ qua 5 tiêu chí này trước khi xuống tiền đặt lệnh!

Đã trót là fan của Price Action thì bạn không thể bỏ qua 5 tiêu chí này trước khi xuống tiền đặt lệnh!

Đã trót là fan của Price Action thì bạn không thể bỏ qua 5 tiêu chí này trước khi xuống tiền đặt lệnh!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,420
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ của Steve Burns trên Twitter.

Steve Burns là trader chuyên nghiệp với vài thập kỷ kinh nghiệm giao dịch. Với ngần ấy thời gian chinh chiến trên thị trường chắc chắn sẽ tích luỹ cho ông những bài học kinh nghiệm vô cùng đáng giá không chỉ cho trader nói chung, mà còn cho trader newbie nói riêng.

5-Tieu-chi-hanh-dong-gia-truoc-khi-xuong-tien-dat-lenh-TraderViet6.jpeg

Hãy cùng xem trader chuyên nghiệp Steve Burns tiết lộ 5 tiêu chí một Price Action trader cần cân nhắc trước khi vào lệnh là gì nhé!

***​

Dưới đây là 5 điều cần được định lượng trước khi bạn tham gia vào bất kỳ giao dịch nào. Các khu vực này cần phải dựa trên các tham số của khung thời gian và hệ thống giao dịch của riêng bạn.

1. Con đường ít kháng cự nhất


5-Tieu-chi-hanh-dong-gia-truoc-khi-xuong-tien-dat-lenh-TraderViet1.jpeg

Bộ lọc đầu tiên cho bất kỳ điểm entry (vào lệnh) nào là câu hỏi: "Biểu đồ mà bạn giao dịch đang trong xu hướng tăng, xu hướng giảm, đi ngang hay biến động cao?"

Câu trả lời cho câu hỏi "Xu hướng là gì?" chính là câu hỏi "Khung thời gian của bạn là gì?"

Xu hướng tăng sẽ có các đáy cao dần và đỉnh cao dần. Đây là lúc tín hiệu vào lệnh Buy có thể xảy ra, cho dù là mua khi giá giảm (buying the dip) hay tín hiệu động lượng (momentum).

Xu hướng giảm sẽ có các đáy thấp dần và đỉnh thấp dần. Đây là lúc tín hiệu vào lệnh Sell có thể xảy ra, cho dù là bán sau khi giá phục hồi (shorting rallies) hay bán khi giá giảm hẳn (selling weakness).

Các phạm vi giao dịch (trading range) sẽ có cùng khu vực các đỉnh kháng cự và các đáy hỗ trợ. Kháng cự là nơi báo hiệu tín hiệu Sell và hỗ trợ là nơi báo hiệu tín hiệu Buy.

Các biểu đồ có độ biến động cao sẽ có các phạm vi giao dịch rất lớn mà ít tôn trọng các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ hay các chỉ báo kỹ thuật, và có thể di chuyển cả lên và xuống trong khoảng thời gian ngắn.


2. Khu vực giá có giá trị hoặc được quan tâm


5-Tieu-chi-hanh-dong-gia-truoc-khi-xuong-tien-dat-lenh-TraderViet2.png

Câu hỏi tiếp theo là vùng giá quan trọng gần nhất có xác suất được người mua hoặc người bán quan tâm cao nhất là gì?

Câu trả lời là khác nhau đối với từng loại biểu đồ và bối cảnh kỹ thuật.

Khu vực được quan tâm trong một xu hướng tăng có thể là động thái mua khi giá giảm xuống dưới ngưỡng trung bình động 50 ngày.

Khu vực được quan tâm trong một xu hướng giảm có thể là động thái bán khi giá phục hồi trở lại cao hơn ngưỡng trung bình động 50 ngày.

Trong một phạm vị giao dịch (thị trường đi ngang), khu vực được quan tâm có thể là khi người mua Buy tại ngưỡng hỗ trợ.

Trong các phạm vi biến động, khu vực được quan tâm có thể là khi giá giảm sâu xuống RSI 30 hoặc khi giá tăng mạnh lên RSI 70 (có thể xảy ra trong một ngày trước khi đảo chiều).

3. Tín hiệu vào lệnh


5-Tieu-chi-hanh-dong-gia-truoc-khi-xuong-tien-dat-lenh-TraderViet3.png

Tín hiệu vào lệnh chính là lý do được định lượng để bạn Buy và Sell trên một biểu đồ, dựa trên các chỉ báo kỹ thuật, hành động giá hoặc phân tích kỹ thuật đã được backtest.

Tín hiệu vào lệnh của bạn phải luôn tạo ra một điểm entry mà tại đó có tỷ lệ R:R tốt và xác suất giao dịch thắng cao.


4. Chiến lược thoát lệnh cho trade thua


5-Tieu-chi-hanh-dong-gia-truoc-khi-xuong-tien-dat-lenh-TraderViet4.jpeg

Bạn nên có một tín hiệu thoát lệnh cho các giao dịch thua lỗ.

Điểm dừng lỗ được đặt tại một ngưỡng mà giá không nên tìm đến nếu giao dịch diễn ra thuận lợi cho bạn, với tư cách là một trade thắng.

Điểm dừng lỗ phải được xác định trước khi bạn vào lệnh và định lượng khoản lỗ tối đa nếu nó được kích hoạt dựa trên quy mô vị thế của bạn.

"Giữ cho khoản lỗ ở mức nhỏ" là chìa khoá quan trọng để giao dịch có lợi nhuận trong dài hạn.

Điểm dừng lỗ phải đảm bảo tỷ lệ R:R tốt bằng cách hạn chế rủi ro.


5. Chiến lược thoát lệnh cho trade thắng


5-Tieu-chi-hanh-dong-gia-truoc-khi-xuong-tien-dat-lenh-TraderViet5.jpeg

Khi vào lệnh, bạn nên ghi nhớ mục tiêu lợi nhuận của mình dựa trên các ngưỡng giá kỹ thuật và các mô hình biểu đồ được giao dịch trong quá khứ.

Tín hiệu thoát lệnh cho một giao dịch thắng giúp thiết lập "phần thưởng" của tỷ lệ R:R tính từ điểm entry. Mục tiêu lợi nhuận là nơi bạn sẽ khoá lợi nhuận của mình lại nếu viễn cảnh tốt nhất cho giao dịch của bạn diễn ra. Đây là mức giá hoặc ngưỡng kỹ thuật mà bạn sẽ bỏ tiền vào túi vì tiềm năng phần thưởng trong tương lai không đủ để biện minh cho việc giữ lệnh lâu hơn.

Nguồn: twitter

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 592 Xem / 49 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 156 Xem / 13 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 74 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 82 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,957 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 221 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,016 Xem / 47 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên