Giá Dầu thô được hỗ trợ mạnh trước rủi ro sản lượng do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga-Ukraine

Giá Dầu thô được hỗ trợ mạnh trước rủi ro sản lượng do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga-Ukraine

Giá Dầu thô được hỗ trợ mạnh trước rủi ro sản lượng do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga-Ukraine
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
-----

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã ra lệnh thực hiện một chiến dịch quân sự đặc biệt để “bảo vệ” khu vực tự trị Donbas, bao gồm hai tỉnh Donets'k và Luhans’k
ở miền đông Ukraine, với lý do là cần phải “phi quân sự hóa” đất nước này. Đồng thời, Nga cũng đã phát biểu rằng các hành động của mình là kết quả từ việc Mỹ đã vượt qua ranh giới thoả thuận và cho phép mở rộng NATO. Hành động của ông đã bị lên án bởi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, và bởi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, người nói rằng đây là một “mối đe dọa nghiêm trọng đối với mối quan hệ Euro-Atlantic – tên gọi mối quan hệ hợp tác giữa NATO và Nga. Sau khi đưa quân chiếm đóng Donbas, quân đội Nga đã đổ bộ vào Odessa (một thành phố cảng phía nam của Ukraine trên Biển Đen) và đang băng qua biên giới mà Nga giáp với Ukraine ở phía bắc tại Kharkov. Ở giai đoạn đầu của cuộc xâm lược này, vẫn chưa rõ quy mô của hoạt động quân sự và nó có thể kéo dài bao xa.


upload_2022-2-24_18-10-6.png


Nguồn gốc cuả cuộc chiến giữa Nga-Ukraine:


NATO - liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương được thành lập vào năm 1949 – được biết với vai trò đặc biệt để chống lại Đế quốc Liên Xô ở châu Âu - sau đó nỗ lực xác định lại quan hệ với Nga - quốc gia kế thừa các tàn tích của Liên Xô. Năm 1997, NATO và Nga đã ký "Đạo luật sáng lập" về quan hệ hợp tác và an ninh, trước khi Hội đồng NATO-Nga được thành lập vào năm 2002. Cả hai cuộc ký kết đều nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác giữa hai bên.

Trong suốt thời gian hoạt động, NATO tuy đã duy trì chính sách "mở cửa" kết nạp thành viên nhưng lại lấy lí do để lại quyền lựa chọn thêm đồng minh cho tất cả các nước thành viên trong khối để có thể loại trừ Nga khỏi liên minh. Sau đó, mối quan hệ trao đổi giữa Nga và NATO cũng đã bị tạm dừng phần lớn kể từ sau cuộc tấn công của Nga vào bán đảo Crimea – thuộc Ukraine vào năm 2014.

Tổng thống đầu tiên của Nga thời hậu Xô Viết - Boris Yeltsin - vào năm 1997 từng đưa ra cảnh cáo cho NATO rằng “Chúng tôi tin rằng việc mở rộng NATO về phía đông là một sai lầm và là một sai lầm nghiêm trọng". Trên thực tế, Nga được tin rằng không muốn Ukraine tham gia liên minh chống Liên Xô (NATO), do Ukraina có tiền tuyến giáp với biên giới Liên Xô (Nga ngày nay). Một lí do khác cho sự phản bác của Nga, được cho rằng có nguồn gốc từ Mỹ. Tuy các tài liệu lịch sử từng cho thấy những ghi nhận về lời hứa mà nhà đàm phán Mỹ đưa ra với người đồng cấp Nga về các chính sách nội bộ, ủng hộ phản đối việc NATO mở rộng sang các quốc gia Đông Âu, trong cuộc chiến giữa Nga-Ukraine hiện tại, Mỹ lại cho thấy rõ quan điểm trái ngược khi đứng về phía Ukraine.

Sự nhạy cảm của Nga đối với mục tiêu mở rộng về phía đông của NATO từ lâu đã được thị trường nắm bắt rõ. Nhà ngoại giao Mỹ James Collins đã từng viết: "Dù lập luận thế nào, nếu NATO áp dụng một chính sách mở rộng tổ chức về phía Trung và Đông Âu mà không mở cửa cho Nga, thì nó sẽ được hiểu như là một hành động nhằm chống lại Nga".

>> Bài hay: https://traderviet.org/t/5843/

Tác động từ cuộc chiến Nga-Ukraine lên thị trường dầu thô


Gần như chắc chắn Mỹ và châu Âu sẽ đáp trả sự công khai xâm lược của Nga bằng các lệnh gia tăng trừng phạt kinh tế trong những ngày tới. Tuy nhiên, các chính phủ Mỹ và Châu Âu có xác suất cao sẽ bỏ qua các lênh trừng phạt lên các giao dịch thương mại cho năng lượng cho quốc gia chiếm 12% tổng sản lượng dầu thô toàn cầu này, trước các lo ngại tác động từ giá năng lượng lên lạm phát. Về cơ bản, giá dầu thô phản ứng mạnh trước cuộc tấn công của Nga vào Ukraine do cuộc chiến tiếp tục làm gia tăng mức phí bảo hiểm rủi ro (risk premium) cho giá các hợp đồng tương lai dầu thô cho đến khi số liệu về nguồn cung vật chất bị gián đoạn từ cuộc chiến lẫn các lệnh trừng phạt rõ ràng hơn. Nếu không có sự gián đoạn nguồn cung, hoặc các lệnh trừng phạt năng lượng lớn nào được công bố, giá dầu thô sau đó có thể sẽ cho thấy sự điều chỉnh trở lại. Khi đó, cuộc tấn công của Nga sẽ chuyển sang trở thành yếu tố tác động lên vĩ mô toàn cầu, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ hơn là trở thành mối đe dọa đối với nguồn cung thế giới. Điều này chưa tính đến tác động từ việc mang nguồn cung dầu thô từ Iran trở lại thị trường trước diễn biến tích cực của thoả thuận hạt nhân JCPOA. Số liệu thứ Tư ngày 23/02 cho thấy lượng dầu thô trên các tàu chở dầu xung quanh Iran đã tăng 30 triệu thùng kể từ đầu tháng 12 và hiện có khoảng 103 triệu thùng trong kho nổi. Trong trường hợp Chiến tranh Vùng Vịnh và Chiến tranh Iraq, thị trường đều chứng kiến giá dầu tăng đột biến, trước khi nhanh chóng giảm trở lại khi một khi rủi ro giảm bớt.

Tác động từ nguồn cung của khối OPEC+ lên toàn cầu


Tuy vậy, nếu xét về dài hạn, cuộc chiến tranh gần như sẽ để lại nhiều dư âm, tiếp tục tác động tiêu cực lên sản lượng dầu thô toàn cầu – con số đang thấp hơn so với mức tổng tiêu thụ khoảng hơn 4 triệu thùng/ngày ở hiện tại. Liên minh OPEC+ do Ả Rập Xê-út và Nga dẫn đầu hiện đang là tâm điểm của tình trạng khan hiếm sản lượng và công suất thừa, là hậu quả kéo theo từ tình trạng mức tái đầu tư thấp và bất ổn chính trị ở nhiều nước thành viên. Theo IEA, OPEC+ chỉ thực hiện được 70% mức tăng theo lịch trình của tháng 1. IEA trong báo cáo hàng tháng cuối cùng cho biết khoảng cách giữa sản lượng mục tiêu và sản lượng thực tế trong tháng 1 của OPEC+ đã mở rộng lên 900,000 thùng/ngày.

upload_2022-2-24_18-10-59.png


Khi mức sản lượng không đủ để phục vụ nguồn cung trên toàn cầu và tồn kho dầu thô chạm mốc thấp trong nhiều năm như ở thời điểm hiện tại, các dữ liệu về công suất thừa của OPEC+ sẽ trở thành chủ đề được quan tâm. Trên thực tế, các mức sụt giảm trong tăng trưởng của sản lượng được gia tăng hàng tháng của OPEC+ đang tạo ra một nguồn lo lắng nữa, rằng các quốc gia đã không có đủ công suất dự phòng để bù lại cho bất kỳ sự gián đoạn nào về sản xuất, bao gồm cuộc bạo động tại Libya, hay từ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Abu Dhabi. Cho đến cuối năm 2022, ước tính cho rằng công suất dự phòng của 6 quốc gia: Iraq, Ả Rập Xê Út, UAE, Nga, Nigeria, chiếm khoảng 78% sản lượng toàn OPEC+ sẽ bị cạn kiệt. Thiếu công suất dự phòng sẽ làm giảm tiềm năng gia tăng sản lượng trong tương lai, đồng thời khiến giá các hợp đồng tương lai dầu thô chịu biến động lớn hơn trước các sự gián đoạn nguồn cung.

upload_2022-2-24_18-11-28.png


Tuy trong ngắn hạn, thoả thuận hạt nhân JCPOA giữa Iran và Mỹ có thể gây biến động mạnh theo xu hướng tiêu cực, mức hạn ngạch mới mà OPEC đặt ra cho Iran cũng là yếu tố tiềm năng có thể hỗ trợ cho giá. Trước việc mức công suất thừa để gia tăng sản lượng bị cạn kiệt, Opec+ dường như không còn cách khác trừ việc kiểm soát giá. Về bản chất, Iran là quốc gia thuộc OPEC – Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ. OPEC về bản chất là một các-ten (cartel) điều phối và thống nhất các chính sách và hạn ngạch sản xuất xăng dầu của các nước thành viên và đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ và tạo thu nhập ổn định cho các nhà sản xuất. Do vậy, mức sản lượng tiềm năng mà Iran có thểm mang đến cho thị trường có thể sẽ thấp hơn so với mức năm 2016.
Đồng thời, trong tương lai dài hạn hơn, giá các hợp đồng tương lai dầu thô được tin rằng sẽ tiếp tục được hỗ trợ, do vấn đề chính là sản lượng thiếu hụt so với tổng nhu cầu tiêu thụ toàn cầu vẫn chưa được giải quyết. Kể cả khi Iran mang nguồn cung trở lại thị trường – được ước tăng thêm khoảng 1.2 triệu thùng/ngày, con số này vẫn chưa đủ để giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt nguồn cung, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ sắp tới sẽ tăng mạnh vào mùa hè do yếu tố nhu cầu theo mùa.

>> Bài hay: https://traderviet.org/t/7310/

Phân tích kỹ thuật


Biểu đồ kỹ thuật dầu WTI theo khung tuần:

upload_2022-2-24_18-11-56.png


Giá dầu sáng ngày 24/05/2022 đã tăng mạnh sau khi Nga tiến hành các chiến dịch quân sự vào miền đông Ukraine. Hiện tại giá đang tạm dừng tại mức 95 và tình hình địa chính trị có thể đưa giá dầu WTI tiếp tục tăng đến mức kháng cự 105-115.

Biểu đồ kỹ thuật dầu WTI theo khung 1 giờ:

upload_2022-2-24_18-12-30.png


Giá dầu đã breakout vùng kháng cự 92.80 – 93.20. Đây cũng chính là đường cổ của mô hình Head & Shoulder. Hiện tại đã chạm đến biên trên của kênh tăng giá Zoom. Nếu có một sự giảm điều chỉnh thì sẽ canh mua tại vùng hỗ trợ 92.80 – 93.20.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 740 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,242 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên