Góc nhìn Liên thị trường 12/03 - Số liệu thất vọng của báo cáo lao động khiến thị trường thay đổi quan điểm

Góc nhìn Liên thị trường 12/03 - Số liệu thất vọng của báo cáo lao động khiến thị trường thay đổi quan điểm

Góc nhìn Liên thị trường 12/03 - Số liệu thất vọng của báo cáo lao động khiến thị trường thay đổi quan điểm

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Thị trường đã bất ngờ đảo chiều mạnh ngay sau số liệu báo cáo lao động thất vọng. Thị trường lao động không đạt được mục tiêu đã làm thay đổi quan điểm của thị trường về việc FED tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay trong tháng 3 này. Có thể FED sẽ chỉ tăng 25 điểm cơ bản?

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống trong phiên cuối tuần 10/3 khi ngân hàng Silicon Valley Bank phải đóng cửa vì thua lỗ khi giao dịch trái phiếu. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất kể từ 2008 và là vụ lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 345 điểm, tương đương 1,07%, và kết phiên ở gần 31.910 điểm. Đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp của chỉ số gồm 30 cổ phiếu blue chip này.

S&P 500 sụt 1,45% và đóng cửa ở gần 3.862 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm sâu nhất khi mất 1,76% và dừng ở 11.139 điểm.

Ngày 10/3, các cơ quan quản lý tại Mỹ đã nắm quyền kiểm soát Silicon Valley Bank (SVB), một ngân hàng chuyên cho vay trong lĩnh vực công nghệ.

Trước đó, SVB chịu lỗ 1,8 tỷ USD vì bán tháo 21 tỷ USD trái phiếu để lấy tiền trả cho nhiều người đến rút tiền. Tiếp đến, SVB lên kế hoạch chào bán cổ phiếu trị giá 1,75 tỷ USD để tăng vốn nhưng thất bại. Hôm 10/3, SVB muốn tự bán mình nhưng không tìm được người mua.

upload_2023-3-12_20-44-44.png


Các vấn đề tại SVB cho thấy chiến dịch của Fed và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới nhằm chống lạm phát bằng việc chấm dứt kỷ nguyên tiền tệ nới lỏng đang bộc lộ nhiều lỗ hổng. Điều này khiến toàn ngành ngân hàng bao trùm trong tâm lý lo sợ.

Lo ngại vấn đề sẽ lan ra toàn ngành ngân hàng đã khiến nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu JPMorgan Chase, Bank of America, Wells Fargo và Citigroup đều lao dốc trong phiên giao dịch ngày 9/3. Sang phiên 10/3, khi các mã này ổn định, nhiều cổ phiếu các ngân hàng nhỏ bắt đầu chịu sức ép. Các ngân hàng tại châu Âu cũng không thoát ảnh hưởng. Chỉ trong vòng hai ngày, các ngân hàng Mỹ đã mất hơn 100 tỷ USD vốn hóa, trong khi các ngân hàng tại châu Âu mất khoảng 50 tỷ USD, theo tính toán của Reuters.

Một số nhà phân tích dự báo ngành ngân hàng sẽ còn chịu nhiều ảnh hưởng nữa khi mối lo về những rủi ro tiềm ẩn cũng như tác động của việc lãi suất tăng ngày càng lớn.

Sáng 10/3 theo giờ địa phương, Bộ Lao động Mỹ thông báo số việc làm phi nông nghiệp trong tháng 2 tăng thêm 311.000 so với tháng 1. Trước đó, các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát dự báo mức tăng chỉ là 225.000, khảo sát của Reuters thì dự báo 205.000.

Số việc làm tạo thêm trong tháng 1 được điều chỉnh từ mức 517.000 công bố ban đầu xuống còn 504.000. Số liệu tháng 12/2022 cũng được điều chỉnh từ 260.000 còn 231.000.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,4% trong tháng 1 lên 3,6% trong tháng 2, nguyên nhân là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lên mức 62,5% - cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Nếu tính cả các lao động thoái chí (discouraged worker) – tức là những người đã đi tìm việc nhưng không thấy, hiện vẫn muốn đi làm nhưng đã chán cảnh đi tìm việc, tỷ lệ thất nghiệp là 6,8%, cao hơn mức 6,6% của tháng 1.

(Tham khảo VietnamBiz)

GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG

Phản ứng trên thị trường chứng khoán hoàn toàn trái ngược với diễn biến tâm lý thị trường ngay sau khi báo cáo lao động được công bố, sự suy giảm của các chỉ số chứng khoán phần nhiều đến từ tâm lý lo ngại rủi ro xuất phát từ vụ phá sản của Ngân hàng SVB dẫn đến các hệ lụy nhiều người sẽ đổ xô đi rút tiền tại nhiều ngân hàng khác và có thể kéo theo làn sóng bán tháo đối với các nhóm cổ phiếu ngân hàng vào tuần tới.

Như vậy dù số liệu báo cáo lao động thấp hơn nhiều so với dự báo đã khiến cho kỳ vọng thị trường về khả năng FED tăng lãi suất mạnh tay hơn giảm nhưng điều này không hỗ trợ nhiều cho tâm lý thị trường chứng khoán ở thời điểm mà giới đầu tư đang lo ngại làn sóng sụp đổ bong bóng tài sản lan rộng. Lúc này FED tăng 25 hay 50 điểm cơ bản có lẽ không phải là vấn đề trọng tâm để hỗ trợ thị trường chứng khoán nữa mà trong tuần tới đây nhiều khả năng áp lực bán tháo sẽ còn lan rộng và điều này có thể tác động khiến cho các tài sản mang tính trú ẩn lên ngôi.

upload_2023-3-12_21-6-38.png


Đồ thị hiện tại thể hiện chỉ số SPX đang phá vỡ vùng hỗ trợ nhạy cảm 3900 điểm, điều này thể hiện áp lực bán tháo đang diễn ra mạnh mẽ và báo hiệu rằng tuần tới đây nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục chịu áp lực bán tháo mạnh hơn nữa đẩy chỉ số xuống mức thấp hơn 3600 điểm.

Trong khi đó lợi suất trái phiếu đồng loạt giảm mạnh ngay sau báo cáo lao động gây thất vọng và tỉ lệ thất nghiệp đã lần đầu tăng trở lại sau nhiều tháng làm dấy lên lo ngại rằng tình hình vĩ mô đang xấu đi, lãi suất tăng cao đang tác động tiêu cực hơn đến các doanh nghiệp ở Mỹ và làn sóng sa thải nhân viên đang mở rộng hơn do đó sự suy giảm của lợi suất trái phiếu báo hiệu rằng thị trường lao động đang không ổn như FED dự báo do vậy tháng 3 này khả năng cao FED sẽ chỉ tăng 25 điểm cơ bản.

upload_2023-3-12_21-18-34.png


Sự suy giảm của lợi suất trái phiếu phản ảnh được tâm lý của nhà đầu tư đang không kỳ vọng vào khả năng lãi suất sẽ tăng mạnh hơn nữa trong năm nay mà có thể sẽ vẫn duy trì theo lộ trình mà FED đã đặt ra. Đồng USD trong cùng thời điểm cũng đã giảm mạnh về lại mức hỗ trợ 104 và nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại mức này trong một thời gian nữa trước khi xuất hiện các tín hiệu rõ ràng hơn hoặc có thể với áp lực từ thị trường thì USD sẽ có thể quay trở lại giảm và đi ngang trong biên độ 102-105

Nhìn chung đồ thị hiện đang cho thấy động lực để USD bật tăng trở lại có thể sẽ chỉ đến từ việc thị trường lo ngại rủi ro vỡ nợ lan rộng từ vụ phá sản của SVB vừa qua sẽ khiến dòng tiền quay trở lại nắm giữ đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG

Thị trường vàng có mức tăng hàng tuần bất ngờ do rủi ro tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB). Trong phiên giao dịch cuối của tuần, các nhà đầu tư đổ xô vào vàng sau sự sụp đổ của SVB. Các cơ quan quản lý ngân hàng California đã nhanh chóng đóng cửa SVB và đặt ngân hàng này dưới sự kiểm soát của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC). Đây được xem là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tuy nhiên, kim loại quý này hiện đang phục hồi và đang phản ứng với một số yếu tố có lợi như SVB sụp đổ và rủi ro ổn định tài chính, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn trong tháng 2 và sự đảo ngược kỳ vọng tăng 50 điểm cơ bản. Chỉ số US Dollar Index và lợi suất hai năm giảm đã có mức giảm trong 2 ngày lớn nhất kể từ năm 2008, điều này hỗ trợ rất lớn cho kim loại màu vàng.

Giá vàng thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 6/3 với xu hướng tăng nhẹ khi thị trường lo ngại rủi ro tăng trưởng, bất ổn kinh tế gia tăng trước dự báo về việc các ngân hàng trung ương sẽ tăng mạnh lãi suất hơn dự báo.

Fed và ECB đều đã phát đi những thông điệp rõ ràng về việc sẽ tiếp tục thực hiện thêm các đợt tăng lãi suất mới, trong đó ECB được dự báo có thể thực hiện tăng 50 điểm cơ bản ngay trong cuộc họp chính sách tháng 3/2023, còn Fed là 25 điểm cơ bản.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn chưa tìm được giải pháp tháo gỡ và Nga vẫn đang tiếp tục chịu thêm các lệnh cấm vận, trừng phạt mới từ Mỹ và Phương Tây. Nhiều lo ngại về những cuộc chiến thương mại, trong đó có cuộc chiến dầu mỏ Nga-Mỹ đã được đặt ra, làm gia tăng đáng kể lo ngại về tình trạng bất ổn, rủi ro tăng trưởng… khi Nga hiện đang là nhà cung cấp lớn của nhiều mặt hàng chiến lược, trong đó có dầu mỏ, khí đốt.

upload_2023-3-12_21-31-5.png


Đồ thị phân tích kỹ thuật Vàng đã đảo chiều tăng vượt qua ngưỡng kháng cự 1860 để có thể hình thành mẫu hình 2 đáy đang tương đối rõ ràng trên khung Daily. Nhiều khả năng với những thông tin cơ bản đang cho thấy tâm lý lo ngại rủi ro sẽ gia tăng trong tuần tới đây và đẩy giá Vàng tiếp tục tăng lên vùng 1900

Phân tích dưới góc nhìn Liên thị trường chúng ta thấy USD và lợi suất trái phiếu đều giảm mạnh báo hiệu tâm lý thị trường đã thay đổi sang chiều hướng khác và đây có thể là tín hiệu hỗ trợ cho giá Vàng quay trở lại tăng.

Khả năng cao thì khi Lợi suất trái phiếu giảm mạnh và đồng USD vẫn chịu áp lực bán sẽ là tín hiệu rõ ràng để hỗ trợ Vàng tăng trở lại, tuy nhiên vùng kháng cự 1890 hiện vẫn là mức rất quan trọng cho thấy được tâm lý của thị trường có thể vẫn chưa hoàn toàn thay đổi sang chiều hướng lo ngại suy thoái kinh tế mà dịch chuyển dòng tiền sang nắm giữ Vàng

NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU

Giá dầu tuần này đã đảo chiều, giảm giá tới hơn 3 USD, chịu ảnh hưởng bởi những chỉ số kinh tế vĩ mô chi phối thị trường khi các nhà giao dịch chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn về xu hướng nhu cầu của Trung Quốc.

Giá dầu đã leo dốc ở phiên giao dịch đầu tiên và kết thúc tuần. Giá dầu tăng nhẹ khi các giám đốc điều hành dầu hàng đầu thế giới thảo luận về tình trạng thắt chặt nguồn cung và hy vọng nhu cầu của Trung Quốc tăng lên tại hội nghị năng lượng CERAWeek ở Houston, bang Texas, Mỹ.

Giá dầu đã giảm bất chấp dự trữ xăng, dầu của Mỹ trong tuần trước giảm. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 1,7 triệu thùng trong tuần trước, tuần giảm đầu tiên sau 10 tuần tăng liên tiếp. Dự trữ xăng của Mỹ cũng giảm 1,1 triệu thùng. Điều này làm tăng thêm lo ngại về nhu cầu.

Lo ngại nguy cơ suy thoái toàn cầu cùng nhu cầu giảm bởi các ngân hàng trung ương lớn đua nhau tăng lãi suất tiếp tục đẩy giá dầu lao dốc. Tuy nhiên, sự lao dốc này của giá dầu chỉ dừng lại ở phiên thứ 3.

Giá xăng dầu đã liên tục biến động bởi nỗi lo suy thoái kinh tế của Mỹ và sự phục hồi của Trung Quốc. Hầu hết các ngân hàng lớn đều kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trong nửa cuối năm nay, trong đó khách du lịch quốc tế Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ giờ đến nửa cuối năm vẫn còn khá dài, giá dầu vẫn sẽ tiếp tục tăng-giảm trong các phiên giao dịch khi nguồn cung và cầu vẫn chưa được định hình rõ ràng.

Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ việc cắt giảm xuất khẩu từ Nga. Moscow đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày trong tháng Ba.

upload_2023-3-12_21-37-17.png


Phân tích kỹ thuật giá Dầu hiện cho thấy động lực tăng ngắn hạn có thể chỉ kéo dài trong vài phiên và hiện giá vẫn đang giao dịch dưới kháng cự 84$/thùng. Khả năng biên độ đi ngang 81-84$/thùng sẽ vẫn còn được duy trì trong tuần tới đây.

Trong phiên hôm nay có thể giá sẽ điều chỉnh giảm lại vùng 82$/thùng và có tín hiệu tăng nhẹ nhưng nhiều khả năng tín hiệu tăng vẫn đang còn.

Good luck!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 536 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 279 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 630 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên