Góc nhìn Liên thị trường 24/05 - Tâm lý lo ngại rủi ro có thể đang trở lại khiến thị trường đảo chiều

Góc nhìn Liên thị trường 24/05 - Tâm lý lo ngại rủi ro có thể đang trở lại khiến thị trường đảo chiều

Góc nhìn Liên thị trường 24/05 - Tâm lý lo ngại rủi ro có thể đang trở lại khiến thị trường đảo chiều

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Tâm lý thận trọng hơn khi đã gần đến thời điểm chính phủ hết tiền chi trả các hoạt động kinh tế nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung nâng trần nợ do đó có thể những lo ngại đã bắt đầu quay trở lại.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 23/5, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã mất 231 điểm, tương đương 0,69%, xuống còn 33.056 điểm. S&P 500 giảm 1,12%, chốt phiên với 4.146 điểm. Trong khi đó, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm 1,26%, đóng cửa ở mức 12.560 điểm.

Một số nhà giao dịch cho rằng việc không có bất kỳ cập nhật đáng chú ý nào về các cuộc đàm phán là dấu hiệu cho thấy các nhà lập pháp có lẽ đang gặp bế tắc.

Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ diễn biến đàm phán tại Washington, hy vọng có thêm tiến triển trước ngày 1/6 - thời điểm sớm nhất mà Mỹ có thể vỡ nợ theo Bộ trường Tài chính Janet Yellen. Hôm 23/5, một số hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã đặt câu hỏi về tính chính xác của ngày vỡ nợ dự kiến trên.

Hôm 22/5, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và Tổng thống Joe Biden đã gặp nhau tại Nhà Trắng, trong một cuộc thảo luận mà ông McCarthy đã mô tả là “hữu ích” và “chuyên nghiệp”. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện kéo dài một giờ đồng hồ trên đã kết thúc mà không có giải pháp.

Chính phủ Mỹ có thể chậm thanh toán các hoá đơn vào tháng tới và thậm chí có nguy cơ vỡ nợ nếu Quốc hội không nâng giới hạn đi vay 31.400 tỷ USD.

Nếu chính quyền Tổng thống Joe Biden và Đảng Cộng hoà không đàm phán được một thoả thuận, việc Mỹ vỡ nợ có thể gây ra thảm hoạ kinh tế và hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Bên dưới là một dòng thời gian (timeline) cho thấy Mỹ có thể bỏ lỡ một loạt các khoản thanh toán như thế nào, dựa trên cảnh báo của Bộ Tài chính rằng chính phủ có thể cạn tiền sớm nhất vào ngày 1/6.

Dự đoán mà Reuters vạch ra còn dựa trên các ước tính doanh thu thuế và nghĩa vụ chi tiêu do Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng, một viện chính sách có trụ sở tại thủ đô Washington, cung cấp.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán nhà mới đã tăng 4,1% trong tháng trước và đạt tỷ lệ hàng năm được điều chỉnh theo mùa là 683.000 căn. Con số này đánh bại mức dự báo của các nhà kinh tế là 663.000 căn. Doanh số tháng 3 đã được điều chỉnh giảm xuống mức 656.000 từ 683.000 căn. Trên cơ sở hàng năm, doanh số bán nhà mới đã tăng 11,8% so với ước tính 611.000 căn vào tháng 4 năm ngoái.

Kết quả khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về lạm phát ảnh hưởng tới tài chính của người dân Mỹ. Theo kết quả khảo sát được công bố ngày 22/5 của Fed, tình trạng tài chính của người dân Mỹ sụt giảm mạnh vào mùa thu năm ngoái do lạm phát cao làm xói mòn thu nhập và tiền tiết kiệm.

Cuộc khảo sát được thực hiện tháng 10/2022, cho thấy giá cả tăng cao khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng kinh tế bấp bênh, mặc dù các hộ gia đình tiếp tục được hưởng lợi từ thị trường lao động phát triển mạnh mẽ.

Theo báo cáo, tỷ lệ số người có tình hình tài chính kém hơn so với một năm trước đó đã tăng lên mức 35%, mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2014. Tỷ lệ số người đang thấy ổn hoặc sống thoải mái đạt 73%, giảm từ mức 78% năm 2021 và 75% năm 2020.

Các quan chức của Fed cho biết lạm phát là gánh nặng tài chính phổ biến nhất được những người trong cuộc khảo sát đưa ra.

Đồng USD chạm mức cao nhất trong 6 tháng so với đồng yen vào ngày 23/5, khi kỳ vọng thị trường ngày một lớn rằng lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Ngoài ra, tình trạng bế tắc về trần nợ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng khiến tâm lý ưa thích các tài khoản rủi ro trở nên mong manh.

So với đồng yen Nhật Bản, đồng bạc xanh đã tăng lên mức cao nhất trong gần 6 tháng là 138,80 yen đổi 1 USD vào đầu phiên giao dịch ở châu Á. Diễn biến này phản ánh sự tương phản rõ rệt giữa một Fed vẫn theo quan điểm “ diều hâu” và một Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cực kỳ ôn hòa.

Tương tự, đồng bạc xanh đã giữ đồng NDT quanh mức thấp nhất trong 5 tháng gần đây ở mức 7,0547 NDT đổi 1 USD.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) hôm 22/5 đã giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn, do đồng NDT suy yếu và chênh lệch lợi suất ngày càng lớn với Mỹ đã hạn chế đáng kể phạm vi nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế hậu COVID-19 của nước này.



GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG

Tâm lý thận trọng hơn đã trở lại khi các thỏa thuận vẫn chưa được thông qua, làm tăng thêm lo ngại vỡ nọ. Cũng có thể các thông tin sẽ được giữ kín và công bố vào phút cuối để thị trường có những đánh giá và kỳ vọng.

Hiện tại tâm lý lo ngại rủi ro đã phản ảnh vào đồ thị chỉ số chứng khoán SPX, trong phiên hôm qua thị trường đảo chiều giảm mạnh có thể hình thành nên tín hiệu bán tương đối rõ ràng, trong bối cảnh hiện tại tin tức vẫn đang là một dấu hỏi do đó việc nhà đầu tư có bất an và rút khỏi kênh đầu tư rủi ro là hoàn toàn có thể hiểu.

upload_2023-5-24_8-25-52.png


Đồ thị hiện cho thấy có khả năng chỉ số chứng khoán SPX sẽ giảm tiếp về ngưỡng 4050 điểm hoặc có thể thấp hơn nếu tình hình vẫn trở nên khó lường. Diễn biến cho thấy lợi suất trái phiếu mặc dù vẫn trong xu hướng tăng nhưng có thể đã chững lại ở thời điểm nhạy cảm cho thấy giới đầu tư cũng đã có tín hiệu chuyển sang nắm giữ trái phiếu. Tâm lý lo ngại rủi ro có thể vẫn là tâm điểm trong phiên hôm nay hoặc cho đến thời điểm công bố thỏa thuận trần nợ công.

Thị trường lo ngại vấn đề này cũng đã thúc đẩy đồng USD tăng như là một tài sản mang tính trú ẩn, cùng với đó tâm lý lo ngại rủi ro cũng khiến cho trái phiếu tăng, làm tăng nhu cầu với đồng USD.

Theo công cụ CME FedWatch, thị trường tiền tệ đang đặt cược Fed có 26% khả năng đưa ra một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản khác vào tháng tới, tăng so với mức 20% cách đây một tuần.
Kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay cũng đã thu hẹp lại. Thị trường hiện dự báo lãi suất tại Mỹ sẽ ở mức 4,7% vào tháng 12/2023.

upload_2023-5-24_8-40-6.png


Đồ thị chỉ số đồng USD đã tăng lại ngưỡng đỉnh trước đó và hiện vẫn chưa thể hiện động lực vượt qua mức kháng cự này. Trong lúc này lợi suất trái phiếu đã đảo chiều giảm mạnh trong phiên hôm qua cũng là tín hiệu cho thấy USD có thể sẽ điều chỉnh giảm lại theo xu hướng lợi suất trái phiếu nếu tâm lý thị trường vẫn thận trọng. Có thể vẫn còn kỳ vọng việc đạt được thỏa thuận nhưng với bối cảnh này thì chưa chắc chắn do đó có thể động lực tăng của USD vẫn sẽ chậm lại trong phiên hôm nay.

Vùng đỉnh cũ 103.6 hiện đang là mức rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến xu hướng dài hạn hơn của đồng USD. Tạm thời chúng ta chưa thể đánh giá được xu hướng về dài hạn do đó có thể cần chờ đợi tin tức chính xác vào cuối tuần hoặc sẽ kéo dài đến cuối tháng này.



NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG

Kim loại quý còn chịu áp lực mạnh khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhìn chung vẫn " diều hâu" đối với chính sách tiền tệ của Mỹ trong các phát biểu gần đây của mình. Vào đầu tuần, Neel Kashkari, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Minneapolis, cho biết rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn quyết tâm giảm lạm phát xuống khoảng 2% hàng năm. Tuy nhiên, ông cho biết không chắc liệu Fed có tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 6 hay không.

Trong tuần này, đà tăng của vàng bị hạn chế bởi những tiến triển rõ ràng trong các cuộc đàm phán về nợ của Mỹ. Các chuyên gia cho rằng, những thông tin tích cực từ các cuộc đàm phán có thể làm gia tăng áp lực bán đối với thị trường trú ẩn an toàn.

Mặc dù được dự báo sẽ tăng về dài hạn nhưng trước mắt vàng chịu áp lực từ USD mạnh lên. Hiện, đồng bạc xanh vẫn có xu hướng nhích lên theo các dữ liệu vĩ mô ổn định của Mỹ. Một số dự báo cho rằng, Fed vẫn có thể tăng lãi suất.

upload_2023-5-24_8-53-10.png


Mối tương quan Liên thị trường hiện tại đang cho thấy có thể sẽ hỗ trợ giá Vàng tăng, mặc dù động lực tăng có thể sẽ không quá mạnh hoặc với tâm lý thận trọng thì diễn biến sẽ không nhiều.

USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ hiện tại đang có những dấu hiệu tương đối rõ ràng về xu hướng có thể điều chỉnh giảm lại vào phiên hôm nay. Mặc dù động lực giảm của USD chưa thật sự chắc chắn nhưng tín hiệu cũng cho thấy khả năng tăng vượt qua đỉnh cũ chưa chắc chắn.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang đảo chiều giảm cũng có thể là tín hiệu cho thấy giá Vàng sẽ được hỗ trợ tăng lại.

Về đồ thị kỹ thuật giá có thể sẽ chưa vượt qua được mức đỉnh cũ 1985$/oz, đây là mức khá nhạy cảm trong phiên hôm nay, do đó nếu hình thành tín hiệu vượt qua mốc này thì có thể sẽ phải thay đổi quan điểm về xu hướng của giá Vàng hiện tại.



NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU

Giới phân tích nhận định, giá dầu đi lên bởi dự báo nhu cầu dầu tăng trong khi nguồn cung giảm trong những tuần gần đây.

Giá dầu được hỗ trợ bởi dự báo nhu cầu xăng dầu của Mỹ sẽ tăng vọt trong mùa hè. Giá xăng của Mỹ đang có xu hướng tăng ngay trước kỳ nghỉ Ngày Tưởng niệm 29/5. Kỳ nghỉ này đánh dấu sự bắt đầu của mùa lái xe cao điểm mùa hè ở Mỹ.

Tuần trước, Bộ Năng lượng Mỹ thông báo sẽ mua 3 triệu thùng dầu thô để bổ sung cho kho dự trữ chiến lược của nước này trong tháng 8 tới. Thông tin này cũng khiến giá dầu đi lên.

Ngoài ra, hoạt động khoan dầu đang sụt giảm ở Mỹ làm gia tăng rủi ro thiếu hụt nguồn cung.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm nay, trong khi nhu cầu sẽ vượt nguồn cung gần 2 triệu thùng/ngày.

Cùng với đó, việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm sản lượng tự nguyện từ tháng này cũng góp phần thúc đẩy giá dầu tăng.

Theo Oilprice, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 6,7 triệu thùng trong khi các nhà phân tích dự đoán mức tăng 525.000 triệu thùng. Tương tự, dự trữ xăng giảm 6,398 triệu thùng; dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 1,771 triệu thùng.

Dữ liệu tồn kho chính thức của Mỹ sẽ được Cơ quan Thông tin năng lượng công bố vào hôm nay. Nếu tiếp tục giảm, tồn kho xăng của Mỹ sẽ đánh dấu mức giảm tuần thứ ba liên tiếp, xuống mức thấp nhất trước Ngày lễ Tưởng niệm kể từ năm 2014. Năm nay, Ngày lễ Tưởng niệm là ngày 29-5. Theo truyền thống, ngày lễ này đánh dấu sự bắt đầu của mùa du lịch cao điểm vào mùa hè của Mỹ. Ngay sau dữ liệu của API, giá xăng tương lai của Mỹ đã tăng 2%.

Việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của một số thành viên OPEC+ có hiệu lực trong tháng này. Reuters cho biết, lo ngại về nguồn cung bị siết chặt lớn dần sau khi Bộ trưởng năng lượng của Saudi Arabia cảnh báo những người bán khống - những người đặt cược rằng giá sẽ giảm - "hãy coi chừng".

upload_2023-5-24_9-4-5.png


Đồ thị phân tích kỹ thuật hiện tại giá Dầu WTI đã quay lại đỉnh cũ trước đó và có thể đang hình thành một tín hiệu xác nhận sẽ tiếp tục tăng lên lại vùng 76.5$/thùng

Theo đánh giá cá nhân thì giá Dầu hiện đang được hỗ trợ tăng và vẫn nhiều khả năng sẽ còn một nhịp phục hồi lên vùng kháng cự trên trước khi có tín hiệu mới.

Tuy nhiên, nếu không chắc chắn về chiến lược giao dịch có thể tạm thời đứng ngoài quan sát diễn biến của thị trường.

Good luck!

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên