1. [Kiến thức PTCB] Tất tần tật về lạm phát đình đốn (stagflation) - Mối rủi ro mới mà thị trường đang đối mặt

    [Kiến thức PTCB] Tất tần tật về lạm phát đình đốn (stagflation) - Mối rủi ro mới mà thị trường đang đối mặt
    13/10/2021
    Chỉ mất một vài tháng ngắn ngủi để tình trạng lạm phát đình đốn (stagflation) đã chuyển từ nỗi sợ hãi xa vời thành một nỗi ám ảnh rất thực cho phố Wall, và nhiều người đang đồng ý về điều đó.

    Theo một cuộc khảo sát của Deutsche Bank AG, đang có “sự đồng thuận khá mạnh mẽ” của các chuyên gia thị trường tin rằng một kiểu lạm phát đình đốn (stagflation) nào đó có nhiều khả năng xảy ra hơn là không, và các cuộc thảo luận về chủ đề này cũng trở nên phổ biến hơn.

    Lạm phát đình đốn - Stagflation là gì?


    Lạm phát đình đốn hay lạm phát suy thoái hay đình lạm, là một hiện tượng kinh tế có đặc điểm gồm lạm phát cao kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và nhu cầu trong nền kinh tế bị đình trệ.

    Đây là một điều kiện kinh tế đáng sợ, nó gây ra nhiều khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế, tiền tệ, bởi các động thái chính sách nhằm giảm tỷ lệ lạm phát (như tăng lãi suất, giảm cung tiền) có thể làm trầm trọng thêm đà suy giảm của nền kinh tế.



    Nguyên nhân nào gây ra lạm phát đình đốn (stagflation)?


    Trước tiên bạn phải hiểu rằng có hai loại lạm phát đó là: lạm phát cầu-kéo và lạm phát chi phí đẩy.
    • Lạm phát cầu kéo (demand-pull inflation) là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế.
    • Lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflation) là sự gia tăng của một trong các chi phí tham gia vào việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ như: tiền lương, giá nguyên liệu, máy móc, thuế, chi phi thuê kho bãi… từ đó doanh nghiệp phải tăng giá hàng hóa để đảm bảo lợi nhuận.
    Có nhiều lý thuyết về lý do tại sao lạm phát đình đốn xảy ra được đưa ra bởi nhà tiền tệ học Keynes và các nhà kinh tế học trọng cung:
    • Các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes đổ lỗi cho các cú sốc nguồn cung gây ra lạm phát đình đốn. Ví dụ, họ viện dẫn chi phí năng lượng tăng cao hoặc chi phí thực phẩm tăng là nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề kinh tế của lạm phát đình đốn. Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa tiền tệ cho rằng cung tiền tăng trưởng quá nhanh đã tạo ra tình trạng có quá nhiều tiền nhưng hàng hoá lại quá ít.
    • Trong khi đó, phe theo kinh tế trọng cung thì đổ lỗi cho thuế cao, tình trạng phúc lợi quá ổn định khiến mọi người có thể sống mà không cần làm việc.
    Ngoài ra, có các lý thuyết bổ sung rằng lạm phát đình đốn chỉ đơn giản là một phần tự nhiên của chu kỳ kinh doanh trong các nền kinh tế hiện đại, hoặc nó có thể bị gây ra bởi cấu trúc chính trị hoặc xã hội.

    Việc thất bại trong việc dự báo, phòng tránh và ngăn chặn lạm phát đình đốn một khi nó xảy ra cho thấy rằng các nguyên nhân chính xác tạo ra hiện tượng này vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Trong những năm 1970, tình trạng lạm phát đình đốn vẫn tồn tại ở Mỹ bất chấp những nỗ lực to lớn của chính phủ trong việc dập tắt nó. FED cuối cùng đã phải nâng lãi suất đến mức mà nhiều bộ phận của nền kinh tế không thể vay (vì lãi quá cao), và nước Mỹ rơi vào một cuộc suy thoái sâu rộng.


    FED đã phải nâng lãi suất lên mức kỷ lục (15.8%) vào những năm 70-80 để dập tắt lạm phát - Nguồn: VisualCaptalist​

    Rủi ro xuất hiện lạm phát đình đốn (stagflation) lúc này là như thế nào?


    Hãy cùng nhìn kỹ các lý do:

    Triển vọng tăng trưởng của Mỹ sụt giảm trong khi lạm phát tăng cao
    Những tín hiệu cảnh báo đã xuất hiện, giá năng lượng đang hướng đến mức cao nhất trong nhiều năm và tình hình thiếu hụt nguyên liệu đang làm tê liệt chuỗi cung ứng, những điều này tất nhiên là thúc đẩy lạm phát và đẩy lợi suất trái phiếu đi lên. Điều đáng nói là nó đang xảy ra đồng thời với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế đang hạ nhiệt và nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) trong đó có FED bắt đầu/ đang lên kế hoạch giảm bớt các kích thích của họ.


    Kỳ vọng lạm phát vẫn cao trong khi ước tính tăng trường đang giảm xuống - Nguồn: Bloomberg​

    Cần biết rằng, một khi các NHTW giảm bớt kích thích, động lực tăng trưởng sẽ mất dần, trong khi đó, nếu không giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng và các vấn đề trong chuỗi cung ứng thì lạm phát vẫn còn đó.

    Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư của Bleakley Advisory Group, cho biết: “Thực tế là lạm phát đã kéo dài hơn những suy nghĩ của những người tin rằng nó chỉ là “nhất thời”, và lạm phát cùng với các nguyên nhân của nó đang làm chậm đà tăng trưởng.”

    Tâm chấn năng lượng
    Phần lớn căng thẳng hiện tại bắt nguồn từ thị trường năng lượng, nơi giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) lần đầu tiên vượt ngưỡng 82 USD/ thùng kể từ năm 2014 vào đầu tuần này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng về năng lượng đang trải dài từ Châu Âu đến Châu Á. Giá than và khí đốt tự nhiên cũng tăng vọt, với nhu cầu trước mùa đồng đang tăng lên trong khi các kho dự trữ của thế giới đang giảm mạnh.


    Giá dầu thô của Mỹ vượt lên trên mức 80 USD - Nguồn: Bloomberg​

    Sự gia tăng hàng hóa đã thúc đẩy những lo ngại về lạm phát đình đốn, bởi giá tăng sẽ tác động xấu đến nhu cầu của người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

    Giá thực phẩm đã tăng cao hơn, giá gỗ cao hơn, giá quần áo cao hơn, những điều này đang đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng, và mới đây là sự gia tăng giá năng lượng, một sự gia tăng mà người tiêu dùng khó có thể tìm kiếm sự thay thế. Khả năng lạm phát đình đốn đã đến rất gần.

    Bức tranh u ám trên thị trường trái phiếu
    Giá hàng hóa cao ngất ngưởng đã tác động lên thị trường trái phiếu, lợi suất chuẩn trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã lần đầu tiên vượt lên trên mức 1.6% kể từ tháng 6 vào tuần trước. Động lực thúc đẩy mức tăng này là sự gia tăng tỷ lệ lạm phát hòa vốn, trong khi lợi suất thực tế - thường được coi là đại diện của kỳ vọng tăng trưởng - đã đi xuống trong tháng này.


    Lãi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm vượt lên trên 1.6% - Nguồn: Bloomberg​

    Nếu thực sự xảy ra lạm phát đình đốn (stagflation), liệu nó có kéo dài?


    Câu trả lời là không!

    Sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ không kéo dài mãi mãi, và khi nguồn cung ổn định trở lại, giá sẽ được điều tiết.

    Về giá năng lượng, OPEC không có quyền kiểm soát giá năng lượng tuỳ ý như cách họ đã làm vào những năm 1970. Khi giá đủ cao, nguồn cung mới sẽ xuất hiện, đó là còn chưa kể các nguồn năng lượng thay thế, những nguồn năng lượng xanh hơn, như năng lượng mặt trời và gió ngày càng tăng cao.

    Nên làm gì nếu lạm phát đình đốn (stagflation) xảy ra?


    Một kế hoạch tài chính dài hạn, hợp lý là cách tốt nhất để bảo vệ tình hình tài chính của bạn khỏi lạm phát đình đốn. Nếu bạn đang sống trong khả năng tài chính của mình, lạm phát đình đốn sẽ không có tác động lớn đến bạn.

    Đối với các khoản đầu tư, khi lạm phát đình đốn xảy ra, đừng bán các khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu trong hoảng loạn và chuyển dòng tiền ồ ạt sang vàng, tranh nghệ thuật hay các loại hàng hoá đặc biệt khác. Lạm phát đình đốn không phải là lý do chính đáng để từ bỏ hoàn toàn một chiến lược đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, nếu danh mục đầu tư của bạn có nhiều khoản đầu tư rủi ro hoặc không được đa dạng hoá tốt thì có lẽ đã đến lúc bạn nên giảm thiểu rủi ro.

    Lạm phát đình đốn cũng có thể là lý do để bạn trì hoãn thực hiện các giao dịch quan trọng, chẳng hạn như mua nhà, đặc biệt nếu khu vực bạn sinh sống đang xảy ra bong bóng bất động sản.

    Tổng hợp từ: Bloomberg, Investopedia, Kiplinger
     

    Giới thiệu sách Trading hay
    Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

    Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

    Thông tin tác giả

    TraderViet.net là diễn đàn của cộng đồng Trader Việt Nam. TraderViet chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm giữa các Trader Việt Nam trên thị trường chứng khoán, forex, hàng hóa, phái sinh, crypto cùng nhiều chủ đề đa dạng khác.
    Website: https://traderviet.net/
    Email: [email protected]
    Facebook: Facebook của tôi
    Youtube: Kênh youtube của tôi
    Telegram: https://t.me/tradervietnet
    Thêm thông tin
    ✅ Chia Sẻ Chỉ Báo Pin Bar Cao Cấp & Chiến Lược Giao Dịch Hiệu Quả | TraderViet
    ✅ 4 Mẹo Phân Tích Price Action Trader Không Thể Không Biết | TraderViet
    ✅ Phân Tích VÀNG-FOREX-BITCOIN Tuần 19-25/03 Theo Phương Pháp WYCKOFF & ICT | TraderViet
    ✅ Phân Tích VÀNG-FOREX-STOCK Tuần 27-31/03 Theo Phương Pháp Price Action Tinh Gọn | TraderViet
    Điểm Nóng Forex Tuần 27-31/03 ✅ - Trọng Tâm Trở Lại Dữ Liệu Lạm Phát! | TraderViet
    ✅ Phân Tích VÀNG-FOREX-STOCK Tuần 20-24/03 Theo Phương Pháp Price Action Tinh Gọn | TraderViet
    ✅ SIÊU TRADER NHẬT Bật Mí Gì Về Nghệ Thuật Thua Lỗ Trong Trading? | TraderViet
    ✅ Mất Bao Lâu Để Kiếm Tiền NHẤT QUÁN Từ Day Trading/ Swing Trading? | TraderViet
    Chỉnh sửa cuối: 13/10/2021
    Đang tải...

Bình luận mới nhất

  • Huycuong trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,375 Xem / 11 Trả lời
  • FXXF trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,015 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Sách Trading - Tài liệu Trading 33 Xem / 1 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106,501 Xem / 855 Trả lời
  • Ruby84 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 471 Xem / 11 Trả lời
  • KLinh Trương trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 16,212 Xem / 121 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,679 Xem / 13 Trả lời
  • Đang tải...
    Đang tải...
    0