Làm thế nào để trader rèn luyện thái độ điềm tĩnh trước lệnh dừng lỗ?

Làm thế nào để trader rèn luyện thái độ điềm tĩnh trước lệnh dừng lỗ?

Làm thế nào để trader rèn luyện thái độ điềm tĩnh trước lệnh dừng lỗ?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,288
32,439
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ trên trang TradingView của trader G_FosterPRO nhé mọi người...

***​

Làm sao để không sợ hãi, không xấu hổ và không tức giận khi cài lệnh dừng lỗ?

Để tôi đoán nhé!

Lúc đầu, bạn lao vào thị trường với nhiều hy vọng và kế hoạch, nhưng sau đó, bạn sẽ mất mát đôi chút tiền ký quỹ của mình. Trấn tĩnh bản thân lại, bạn xem một loạt các chiến lược trên Youtube, cứ mỗi lần xem là mỗi lần được truyền cảm hứng. Nhưng hết lần này đến lần khác, bạn lại phí thì giờ để đổi lại những thất bại. Tài khoản cạn dần, cạn dần, bạn cảm thấy vô cùng ngu ngốc và vô vọng.

Cach-trader-ren-luyen-thiet-lap-dung-lo-TraderViet2.jpeg


Ở giai đoạn tiếp theo, bạn bắt đầu đọc những cuốn sách của Jack Schwager. Bạn học được rằng, để giao dịch có lợi nhuận, bạn không cần chén thánh, mà chỉ cần có lợi thế toán học trong một loạt giao dịch là đủ. Bạn hiểu rằng, thua lỗ cần được cắt sớm và lợi nhuận thì nên được tận dụng hết mức có thể.

Một lần nữa, với sự nhiệt huyết và hưng phấn, bạn bắt đầu nghiên cứu về danh mục cùng chiếc Lamborghini mới... Và rầm, bạn lại đâm đầu vào tường. Nhưng lần này, bức tường đó chính là ngưỡng stoploss (dừng lỗ) của bạn. Bạn đã phải trải qua tất cả các vòng địa ngục, cài ngưỡng dừng lỗ cho mức tiền ký quỹ của bạn, cho phân tích của bạn, cho rủi ro của bạn, và cho tâm trạng của bạn...

Cach-trader-ren-luyen-thiet-lap-dung-lo-TraderViet1.png

Mỗi khi giá chạm đến ngưỡng đó, bạn lại nhận được một cái tát trời giáng vào mặt. Giá dường như luôn thích tìm gặp bạn ở đó trong hầu hết mọi giao dịch, như thể có ai đó đang theo dõi bạn và điều chỉnh giá di chuyển vậy.

Ban đầu, bạn đã dời stoploss ra xa để giá không thể chạm tới chúng. Nhưng sau khi nhận được một vài cái tát vào mặt, bạn bắt đầu dời chúng lại gần hơn vì sợ thua lỗ. Bây giờ, bạn bắt đầu chịu lỗ thậm chí còn thường xuyên hơn, dường như không thể chịu nổi. Đúng là một vòng luẩn quẩn!

Nhưng, bạn đã không bỏ cuộc.

Bạn đã nghiên cứu về SMC và viết hệ thống giao dịch vụng về đầu tiên của mình. Kích thước của lệnh dừng lỗ không còn được lấy từ mức trần nữa, mà được gắn với rủi ro, quy mô của khoản tiền ký quỹ và tình hình thị trường.

Bạn quyết tâm bám sát hệ thống của mình trong một loạt giao dịch và không đi chệch khỏi con đường để toán học có cơ hội phát huy vai trò của nó. Dần dần, nó bắt đầu hoạt động. Các giao dịch có lãi xen kẽ với những lần bị dính stoploss và bạn đang có lợi nhuận, NHƯNG...

Cach-trader-ren-luyen-thiet-lap-dung-lo-TraderViet3.jpeg


Sau mỗi lần thua lỗ, bạn lại âm ỉ một ngọn lửa thiêu đốt tâm hồn mình. Bạn thậm chí không thể chấp nhận mức lỗ được cho phép này. Bạn coi đó như một sự xấu hổ, như một sự xúc phạm cá nhân. Có thể, bạn thậm chí còn không viết ra những giao dịch như vậy trong nhật ký của mình để bạn có thể nhanh chóng quên chúng đi.

Và đây sẽ là rào cản quyết định đối với thành công của bạn: Thái độ điềm tĩnh trước rủi ro và mất mát.

Vậy, giả sử bạn đã ở giai đoạn này, thì...

Bạn không cần phải giải thích rằng rủi ro trên mỗi giao dịch không quá 2% số tiền ký quỹ, rằng stoploss sẽ được căn cứ theo tính thanh khoản trên biểu đồ. Các khoản phí hoa hồng và trượt giá trên thị trường cũng cần được tính vào số lượng rủi ro.

Làm thế nào để bên trong bạn chấp nhận những mất mát này?

Làm thế nào để giới hạn chúng một cách chính xác?

Làm thế nào để đánh lừa bộ não lo lắng của bạn?

Tôi đã tìm được giải pháp nhờ kinh nghiệm chơi Poker của mình.

Cach-trader-ren-luyen-thiet-lap-dung-lo-TraderViet4.jpeg


Nếu bạn không biết thì trong bài Poker, trong mỗi lần chia bài, bạn phải trả một khoản hoa hồng bắt buộc, gọi là "Ante". Đây là một số tiền nhỏ mà "dealer" lấy từ mỗi người chơi, trong mỗi vòng của trò chơi. Và khoản phí này tự nhiên đến mức người chơi không cảm nhận được nó một cách cảm tính. Đây là điều kiện thông thường của trò chơi - bạn phải trả tiền để được chia bài. Và thật tuyệt khi bạn chuyển nhận thức đó sang trading, mọi thứ sẽ thay đổi ngay lập tức.

Bạn không còn gì để mất nữa! Mức dừng lỗ của bạn là phí vào lệnh cho mỗi giao dịch. Về mặt cảm xúc, bạn đã đầu tư số tiền này và chia tay với nó. Nếu giao dịch có lợi nhuận, bạn đã thu lại mức phí tham gia cộng với số tiền kiếm thêm được. Nếu không có lợi nhuận, bạn nên tìm kiếm một giao dịch mới, vì bạn chẳng mất gì cả. Bạn chỉ vừa trả tiền để được tham gia vào thị trường mà thôi.

Nhưng đó không phải là tất cả. Chúng ta hãy tiếp tục đơn giản hoá và trực quan hoá phương pháp này nhé!

Ví dụ: Bạn đã phân tích biểu đồ, ước tính khối lượng vào lệnh, tính toán điểm dừng lỗ theo tất cả các quy tắc và xác định nơi chốt lời.

Giả sử, điểm dừng lỗ = 1% số tiền ký quỹ của bạn, bao gồm cả phí hoa hồng.

Trong đó, tiền ký quỹ của bạn = $1.000. Điểm dừng lỗ của bạn sẽ là $10. Tức là, trong giao dịch này, bạn phải trả $10 để vào lệnh và sau đó, bạn chỉ cần chờ đợi. Giao dịch có thể thành công, hoặc không.

Nhưng hãy thực hiện một thủ thuật như thế này:

Cach-trader-ren-luyen-thiet-lap-dung-lo-TraderViet5.png

Chỉ để lại $10 này trên tài khoản futures và chuyển phần còn lại vào tài khoản chính. Đặt đòn bẩy x100 và vào lệnh tại nơi bạn đã lên kế hoạch. Chuyện gì xảy ra bây giờ?

Lúc này, nếu bạn phạm sai lầm, thì chính xác sau 1%, giao dịch của bạn sẽ bị đóng khi lệnh dừng lỗ của bạn được thanh lý. Không hề có rủi ro trượt giá ở đây, bởi tất cả số tiền bạn bỏ vào giao dịch này chỉ là 1% tiền ký quỹ, không hơn không kém. Giao dịch thành công hay không là do hệ thống quyết định.

Bạn không thể hoàn tác hay dời stoploss theo ý muốn. Đó là vé đi một chiều!

Một điểm cộng nữa với phương pháp này là bạn có thanh khoản để mở các giao dịch song song. Nói một cách tương đối, tiền ký quỹ của bạn không còn là tiền nữa, mà đây là số lần bạn cố gắng kiếm tiền nhất định, bằng với số lần dừng lỗ mà bạn có thể chi trả.

Nhưng đừng quên rằng, sau mỗi giao dịch, tiền ký quỹ của bạn sẽ thay đổi và mỗi lần tính ngưỡng dừng lỗ tiếp theo phải được tính từ số tiền ký quỹ được cập nhật.

Chúc các bạn may mắn và hãy nhớ rằng, là trader, chúng ta không có mục tiêu, chúng ta chỉ có một con đường!

Nguồn: tradingview

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 40 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 473 Xem / 11 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,731 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 64 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 173 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên