Luận bàn về Fibonacci (Phần 1): Quy luật của tự nhiên và tính chất luôn luôn đúng của Fibonacci

Luận bàn về Fibonacci (Phần 1): Quy luật của tự nhiên và tính chất luôn luôn đúng của Fibonacci

Luận bàn về Fibonacci (Phần 1): Quy luật của tự nhiên và tính chất luôn luôn đúng của Fibonacci

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,525
34,842
Tôi bắt đầu bài đầu tiên về Fibonacci (mà tôi sẽ gọi tắt là fibo trong serie này) và trong lòng vẫn y nguyên những hứng khởi ban đầu khi phát hiện sự kì diệu không thể lý giải bên trong những quy luật của cuộc sống.

Anh em muốn biết Fibonacci là cái gì? là quy luật gì? thì có thể đọc trên wiki bài dãy Fibonacci. Tôi không phải thằng giỏi toán nên không tự giải thích tốt được. Về sự kì diệu của fibo thể hiện trong những hiện tượng của tự nhiên và đời sống, anh em có thể tự tìm kiếm trên google. (từ khóa gợi ý: “sự kỳ diệu của dãy số fibonacci“).

Fibonacci không thể sai


Sau khi đọc về fibo dưới góc nhìn của toán học có lẽ hiếm ai hiểu được hết trọn vấn đề. Và giả sử có hiểu hết đi nữa, thì cái mà chúng ta hiểu được chỉ có thể giúp chúng ta trả lời câu hỏi “cơ cấu của fibo là gì?” chứ không thể giúp chúng ta trả lời câu hỏi “vì sao fibo lại đi theo quy luật đó?”. Lý do là anh em không phải là người tạo ra quy luật fibo (ông Fibonacci chỉ phát hiện ra quy luật và gọi tên nó chứ ông ta không tạo ra quy luật này). Việc áp dụng fibo vào trading giống như anh em đang áp dụng một quy luật tự nhiên lên đồ thị giá. Nếu đã là quy luật tự nhiên thì nó khá đáng tin, nó đủ sức vượt qua mọi nổ lực “làm giá”, nó là yếu tố khách quan nằm ngoài những suy luận hay phân tích chủ quan của chuyên gia, nó giống như một “điều tất yếu” phải xảy ra để đảm bảo đảm sự cân bằng của tự nhiên bất kể tâm lý đám đông có diễn biến thế nào đi nữa. (giống như quy luật cause and effect vậy, nó đúng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ khoa học cho đến tôn giáo).

Screen Shot 2022-03-06 at 11.10.29.png


>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/12071/

Bài này tôi sẽ chưa vội đi sâu vào cách sử dụng fibo, nhưng chỉ đề cập đến một số vấn đề về fibo mà tôi nhận thấy ít có bài viết nào nói đến. Ngoài ra, hiểu biết của tôi cũng giới hạn nên rất muốn nhận được góp ý từ anh em. Và anh em cũng đừng vội nghĩ tôi “thần thánh hóa” công cụ này, hãy cố gắng đọc hết bài viết.

Trở lại vấn đề, nếu sử dụng fibo trong trading là đang áp dụng một quy luật tự nhiên lên đồ thị giá thì chẳng phải là một chiến thuật hoàn hảo để chúng ta luôn luôn đúng sao? Đúng không? Đúng. Lập luận của tôi là: Nếu câu trả lời là sai thì không lẽ chúng ta đang khẳng định quy luật tự nhiên về dãy fibo là sai?. Thế nên, fibo không thể sai.

Nếu thế thì vì sao sử dụng fibo mà chúng ta vẫn thua. Bởi vì hai lý do: Thứ nhất, fibo không phải là là công cụ dự báo (dù rằng nó vẫn có yếu tố dự báo trong đó), fibo chỉ là công cụ đo lường. Đo lường cái gì? Đo lường diễn biến của đồ thị, cụ thể là giúp anh em xác định các mức giá mà tại đó “sự kiện” sẽ xảy ra. Còn “sự kiện” gì khi ấy, lên hay xuống, phá cản hay không phá cản thì anh em cần thêm nhiều yếu tố khác, không thể chỉ dựa vào fibo.

Lý do thứ hai, là chúng ta gặp khó khăn khi xác định đúng điều kiện lý tưởng để các mức fibo luôn trùng khớp với các “sự kiện” giá. Tôi sẽ giải thích sâu hơn ở phần sau.

Mindset cần có khi sử dụng Fibonacci


Có rất nhiều cách thức và các dạng khác nhau để vẽ fibo lên đồ thị giá. Nhưng anh em có để ý, một khi vẽ fibo lên đồ thị thì trước tiên anh em đã phải xác định trước xu hướng là gì rồi. Thế nhưng, có một điều anh em không biết, đó là giả sử phán đoán của anh em về xu hướng đó là đúng thì giá có thể đi xa tới đâu? Fibo là công cụ giúp anh em trả lời câu hỏi đó. Trong các bài sau của serie này, khi hướng dẫn anh em về cách sử dụng, tôi sẽ nói cụ thể hơn.

1 traderviet.png


Thế thì vì sao fibo lại biết được xu hướng có thể đi xa tới đâu? Thực ra fibo chỉ giúp anh em chỉ ra những “giới hạn” trong lòng tham và sự sợ hãi của đám đông (kể cả khi cá mập xuất hiện ngay trong đám đông đó). Nếu như số lượng thỏ được sinh ra (thí nghiệm ban đầu khi khám phá fibo) đi theo một quy luật của toán học dường như để đảm bảo một điều tất yếu vốn đã được ràng buộc từ trước bởi tự nhiên, thì diễn biến của giá dưới áp lực của đám đông dù bất thường hay bình thường trong mắt con người, nó vẫn phải tới những “giới hạn” đã bị chính sự ràng buộc tự nhiên đó vạch sẵn. Cao trào của lòng tham sẽ phải kết thúc, tột độ của sự hoảng loạn cũng phải chấm dứt, sự phân vân cũng không thể kéo dài mãi mãi, mọi thứ phải có những giới hạn của nó. Và quy luật fibo là công cụ để chúng ta xác định những giới hạn đó. Giới hạn ở đây không hẳn là mang ý nghĩa đảo chiều (đừng hiểu lầm), chỉ là những mức giá mà tại đó “sự kiện” sẽ xảy ra (như tôi đã nói ở trên).

Dường như cách mà tôi diễn đạt đang làm anh em khó hiểu đúng không? (cười). Anh em có thể bỏ qua cũng được, vì quan trọng là fibo có giúp anh em và tôi có lãi hay không?

Tóm lại, ít nhất anh em cũng hiểu thế này: Fibo là công cụ để quản trị rủi ro vô cùng tốt. Tại các mức giá tương đương với các mức fibo đã vạch sẵn, anh em nên thực hiện động thái thu hồi vốn dù một phần hay tất cả (theo cả hai ý nghĩa chốt lời và cắt lỗ) để giữ được tài khoản trong vùng nghiệm an toàn của bài toán quản trị rủi ro.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/14631/

Điều kiện lý tưởng cho sự chính xác của Fibonacci


Sự chính xác ở đây anh em cần hiểu với ý nghĩa: “sự kiện” về giá sẽ xảy ra đúng các mức mà fibo đã vạch sẵn. Dĩ nhiên sẽ luôn có một sai số nhỏ chừng 1-2% chẳng hạn, vậy nên nói là “vùng giá” thì nó sẽ diễn đạt đúng hơn. Tôi nghĩ sai số này chỉ có thể loại trừ trong điều kiện tất cả mọi trader trên thế giới đều tập trung trade trên một cái sàn giao dịch duy nhất với một đồ thị BTC duy nhất mà thôi (đó là điều không thể).

Để anh em hiểu được khái niệm điều kiện lý tưởng cho sự chính xác của fibo, tôi sẽ bắt đầu với một ví dụ rất lý thú về vũ trụ (tôi cũng rất yêu thích vật lý).

Nguồn: MMOers
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,192 Xem / 74 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,992 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên