Lý thuyết giá trong Ichimoku - những vấn đề cơ bản cần nắm

Lý thuyết giá trong Ichimoku - những vấn đề cơ bản cần nắm

Lý thuyết giá trong Ichimoku - những vấn đề cơ bản cần nắm

PepePips

Active Member
582
5,327
Bạn đã đọc xong hai phần trước mình chia sẻ về Ichimoku, đây là phần cuối bàn về lý thuyết giá trong Ichimoku. Hai phần trước bạn có thể xem tại đây:
Phần lý thuyết số bạn nên đọc đầu tiên vì phần này mang tính nền tảng cho các phần tiếp theo.

Lý thuyết giá trong Ichimoku


Theo lý thuyết, có tất cả 4 cách để đo lường khả năng di chuyển của giá. Nhưng do cách thứ 4 thường có xác suất xuất hiện thấp, cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng để xác định nên mình chỉ giới thiệu 3 phép đo cơ bản nhất:
  • Đo lường theo hệ V = B + (B-C).
  • Đo lường theo hệ N = C + (B-A).
  • Đo lường theo hệ E = B + (B-A).
Bạn nhìn vào sơ đồ để rõ hơn các phép tính này:

ly-thuyet-gia-trong-ichimoku-traderviet.png

Đo lường theo hệ NT chính là lý thuyết giá thứ 4 và có xác suất xuất hiện thấp nhất so với 3 dạng còn lại.

Lý thuyết giá trong Ichimoku - tính toán theo hệ V


Nếu bạn đã đọc xong bài viết về lý thuyết sóng Ichimoku sẽ nhận ra các cấu trúc sóng được vẽ trên sơ đồ đều là sóng N. Nhưng riêng mỗi hệ tính toán lại có sự khác biệt một chút về độ dài - ngắn của từng sóng I. Dù thuộc hệ nào, mục đích cuối cùng của chúng ta đều là dự đoán điểm D, điểm cuối cùng của cấu trúc sóng N trong Ichimoku.

Đối với hệ V, độ dài của sóng B-C phải đạt tỉ lệ 61.8% so với sóng A-B. Tức là sóng điều chỉnh đạt đúng tỉ lệ vàng trong Fibonacci.

ly-thuyet-gia-trong-ichimoku-traderviet-1.png

Ví dụ, mình dùng một biểu đồ trên khung H4 và phát hiện thị trường đã xuất hiện đủ cấu trúc sóng N trên chart. Do xác định điểm C đạt đúng tỉ lệ 61.8% nên mình sẽ tính toán mục tiêu giá tại điểm D theo hệ V.

Điểm D sẽ ở mức giá 0.8294 = 0.8202 + (0.8202 - 0.8110).

Lý thuyết giá trong Ichimoku - tính toán theo hệ N và hệ E


Đối với hệ Nhệ E có cấu trúc sóng giống nhau với sóng B-C là sóng ngắn, thường đảo chiều quanh mốc 23.6% hay 38.2% Fibonacci.

ly-thuyet-gia-trong-ichimoku-traderviet-2.png

Chart này mình sử dụng phép tính theo hệ N: sau khi cấu trúc sóng N hình thành khi giá phá vỡ mức B trên chart, ta bắt đầu tính điểm D theo công thức:

Điểm D sẽ ở mức giá 13029 = 12698(C) + (12794 - 12463).

ly-thuyet-gia-trong-ichimoku-traderviet-3.png

Tính toán theo hệ E sẽ giúp bạn có mục tiêu chốt lời cao hơn so với hệ N, bù lại xác suất giá chạm cũng giảm sút. Trên chart này, nếu tính theo hệ E, điểm D của chúng ta sẽ đạt mức 132.28 = 128.97 + (128.97-125.66).

Một số lưu ý khi dùng lý thuyết giá Ichimoku


Các lý thuyết tính toán trong lý thuyết giá Ichimoku chỉ mang tính tương đối, cũng giống như lý thuyết về chu kỳ (lý thuyết số học) và lý thuyết sóng; vì thế bạn không nên cố gắng dự báo một điểm đảo chiều chính xác khi áp dụng các lý thuyết này trong lúc trade. Tốt nhất là nên có sự kết hợp cả 3 lý thuyết để tăng độ chính xác.

Nếu bạn để ý, các cấu trúc sóng nói trên đều là cấu trúc sóng N và loại cấu trúc sóng này trong lý thuyết Ichimoku chỉ được xem là hoàn thành nếu giá phá vỡ mức B trên đồ thị. Việc giá không đủ khả năng breakout mức B nghĩa là cấu trúc sóng N chưa hoàn thành, vì thế nếu bạn áp dụng cách tính theo theo lý thuyết giá bạn sẽ mắc phải sai lầm nghiêm trọng.

Chúc bạn thành công, hẹn bài ở một bài viết tiếp theo về Ichimoku, mình sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức nâng cao hơn.

Xem thêm

>> Sao không thử giao dịch chéo các đồng tiền điện tử, bạn sẽ có nhiều cơ hội giao dịch hơn!

>> Lý thuyết sóng trong Ichimoku - những vấn đề quan trọng cần nắm

 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo như mình biết thì mức hồi về của đoạn BC là: 0.25, 0.5, 0.65, 0.75, 0.8, 0.85.
Và thêm 1 yếu tố nữa là khi thấy sóng N rồi thì cứ áp V E N Nt vào tính, kẻ D ra hết trên chart. Nó tới D nào chốt D đó. Ko cần phải canh hồi về bn % hay độ dốc của AB là bao nhiêu.
 
Bác nhận xét sao về cuốn đó ạ? Và có thể chia sẻ cho em xin ít thông tin về nó không ạ.đang muốn tìm hiểu sâu về em này.
Cuốn "Ichimoku chart an Introducing to Ichimoku Kinko Clouds" nhé
Không có tiếng việt nên đọc khá nản, được cái dùng cả kỹ thuật đếm sóng khác hoàn toàn mấy sách Ichimoku thông thường
 
Cuốn "Ichimoku chart an Introducing to Ichimoku Kinko Clouds" nhé
Không có tiếng việt nên đọc khá nản, được cái dùng cả kỹ thuật đếm sóng khác hoàn toàn mấy sách Ichimoku thông thường
Sách hay về trading thì tiếng việt chưa có đâu bác. Tầm VN mình mới đọc các sách basic. Sách trung cao dịch ra bán ít người mua lắm vì kén đối tượng.
 
Theo như mình biết thì mức hồi về của đoạn BC là: 0.25, 0.5, 0.65, 0.75, 0.8, 0.85.
Và thêm 1 yếu tố nữa là khi thấy sóng N rồi thì cứ áp V E N Nt vào tính, kẻ D ra hết trên chart. Nó tới D nào chốt D đó. Ko cần phải canh hồi về bn % hay độ dốc của AB là bao nhiêu.
Độ dốc của sóng 1 quan trọng k bác?
 
Thời em đọc tới topic này thì đã có sách bản tiếng Việt rồi. Nhưng mà các cao nhân cho em xin ý kiến, em áp dụng thử tính giá thì thấy V,N,E,Nt cái nào cũng đúng @@. Tại các mức giá nó nó đi ngang rồi mới tăng tiếp. Nên em không biết là chọn công thức nào đúng.
P/s: HĐTL Đường Tháng 7/21 - Khung 4H ạ
upload_2021-5-11_14-40-10.png
 
Minh học từ kênh Kei Trader thì anh ấy dạy tính hết các mức N, V, E, NT và đánh dáu trên biểu đồ. Không cần tính tỉ lệ đỡ mất công.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên