Mô hình Triangle (Mô hình tam giác)
Mô hình Triangle có ba loại: Symmetrical (cân), Ascending (tăng dần) và Descending (giảm dần). Cả ba loại đều có chung một điểm là biên độ giá của các thanh giá bên trái lớn hơn (được gọi là vùng khởi điểm) và thanh giá nhỏ dần theo thời gian. Phần bên phải của mô hình gọi là đỉnh tam giác và là vùng có biên độ giá nhỏ nhất.
Mô hình Symmertrical Triangle - tam giác cân
![]()
Mô hình Symmertrical Triangle xuất hiện khi đường kháng cự xu hướng giảm và đường hỗ trợ xu hướng tăng chạm nhau ở phía bên phải của mô hình. Về mặt kĩ thuật, để mô hình tam giác có hiệu lực thì đường kháng cự xu hướng giảm và đường hỗ trợ xu hướng tăng phải có 2 lần chạm của giá.
Hướng phá vỡ và cách đoán định thời điểm phá vỡ của mô hình Symmertrical Triangle
![]()
Kirkpatrick & Dahlquist nói rằng sự phá vỡ của mô hình Symmertrical Triangle phá vỡ phía trên khoảng 54% và những đợt phá vỡ này xảy ra khi tam giác được hình thành trung bình khoảng 73-75% (phần bắt đầu hình thành tam giác là 0% và phần đỉnh tam giác là 100%) và khối lượng giao dịch ngày càng tăng của đợt phá vỡ sẽ kết hợp rất tốt với mô hình Symmertrical Triangle.
Hiệu suất khi giá phá vỡ mô hình Symmertrical Triangle
![]()
Hiệu suất của mô hình Symmertrical Triangle được đưa ra như sau:
- Giá phá vỡ lên: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 9% tổng thời gian; trung bình mức tăng tối đa trước khi giá giảm 20% là 31%.
- Giá phá vỡ xuống: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 13% tổng thời gian; trung bình mức giá chạy tối đa sau khi bán và trước khi giá hồi lại 20% là 17%.
Mục tiêu giá cho giá phá vỡ của mô hình Symmertrical Triangle
Thường thì các nhà phân tích kĩ thuật lấy chiều cao của mô hình thêm vào hoặc trừ ra giá phá vỡ (Rockefeller, 2011, p. 165). Tuy nhiên, Bulkowski có một công thức khác cho mô hình này:
Giá phá vỡ + ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 66%)
- Giá phá vỡ lên của mô hình Symmertrical Triangle:
Giá phá vỡ - ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 48%)
- Giá phá vỡ xuống của mô hình Symmertrical Triangle:
Biểu đồ minh họa cho mô hình Symmertrical Triangle
![]()
Biểu đồ trên của Oracle (ORCL) cho ta một mô hình Symmertrical Triangle trong xu hướng tăng. Đây là một mô hình thông thường, đợt phá vỡ xuất hiện trong khoảng 3/4 đoạn đường bên trong mô hình. Đồng thời, có một thanh giá hồi lại lớn sau đợt phá vỡ. Kirkpatrick & Dahlquist nói rằng sự hồi lại sau đợt phá vỡ lên xảy ra khoảng 37% (với phá vỡ xuống thì sự hồi lại đến 59%). Như trong trường hợp này, giá tạo một khoảng nhảy giá tăng trước đó và thường khi giá tăng nhanh, giá có xu hướng nghỉ ngơi 1 chút. Mô hình Symmertrical Triangle là một mô hình thường được thấy ở vùng giá. nghỉ ngơi này, vốn là vùng mà giá ít biến động hơn và khó có đợt bật mạnh về 1 hướng cho đến khi mô hình hình thành được khoảng 3/4 bên trong.
Mô hình Ascending Triangle - tam giác tăng
![]()
Mô hình Ascending Triangle xuất hiện khi đường kháng cự ngang chạm với đường hỗ trợ chếch lên ở...Xin lỗi, Nội dung bài học chỉ dành cho thành viên của cộng đồng TraderViet.
Vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký để xem toàn bộ nội dung bài học .Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài ChínhSách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Mô hình giá Triangle - Tam giác
Thảo luận trong 'Lớp học Mô hình giá' bắt đầu bởi admin, 15/08/2016.
- Trạng thái chủ đề:
- Không mở trả lời sau này.
Chủ đề:
- Trạng thái chủ đề:
- Không mở trả lời sau này.