Những lý do khiến bậc thầy Price Action Cory Mitchell phải "đứng ngoài" một giao dịch Swing Trade

Những lý do khiến bậc thầy Price Action Cory Mitchell phải "đứng ngoài" một giao dịch Swing Trade

Những lý do khiến bậc thầy Price Action Cory Mitchell phải "đứng ngoài" một giao dịch Swing Trade

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,315
32,473
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ly-do-nen-dung-ngoai-mot-giao-dich-swing-trade-traderviet-1712286373.png
Chủ đề liên quan
89218, 88351, 88317, 88249
Xin chào cả nhà!

Sau đây sẽ là chia sẻ của Cory Mitchell - một day trader và swing trader chuyên nghiệp từ năm 2005, tập trung chủ yếu vào cổ phiếu và tiền tệ.

Ông có bằng CMT với chuyên môn về các chiến lược kỹ thuật ngắn hạn đến trung hạn và là người sáng lập nên trang web TradeThatSwing.com.

ly-do-nen-dung-ngoai-mot-giao-dich-swing-trade-traderviet1.jpeg


***​

Tôi luôn có cho mình những lý do chính xác để thực hiện giao dịch và không thực hiện giao dịch.

Khi nói đến việc thực hiện các giao dịch dài hạn (swing trade), đây là những điều bảo tôi nên tránh xa.

Trước tiên, cần lưu ý một chút về nền tảng của tôi.

Tôi là một nhà giao dịch theo xu hướng, thực hiện swing trade trên các cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là tôi chỉ mua cổ phiếu đang trong xu hướng tăng hoặc có dấu hiệu tăng giá trở lại sau khi giá giảm. Hành vi tăng giá được thể hiện qua việc thiết lập các đỉnh xoay chiều (swing highs) và đáy xoay chiều (swing lows) mới.

Luôn có nhiều cổ phiếu đang trong xu hướng tăng tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều đáng giao dịch. Dưới đây là ba yếu tố khiến tôi tránh xa một số cơ hội giao dịch:

Lý do "đứng ngoài" giao dịch swing trade #1: Tỷ lệ giảm giá lớn hơn so với trước đây


Khi giá cổ phiếu tăng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, nó sẽ tạo ra mức tham chiếu cho các đợt giảm giá trong tương lai.

Nếu một cổ phiếu giảm từ 10% đến 15% sau đó phục hồi lên đỉnh mới, thì việc nó bất ngờ giảm 30% cho thấy tình hình đã thay đổi đáng kể. Điều này không có nghĩa là cổ phiếu không thể tăng cao hơn, nhưng thường xuyên hơn (ít nhất là đối với các cổ phiếu tôi đang theo dõi) thì mức giảm lớn hơn này cho thấy cổ phiếu sẽ đi ngang, có biến động giá không ổn định hoặc giảm giá trong vài tháng tới. Nói cách khác, xu hướng tăng mạnh có khả năng sẽ tạm dừng trong một thời gian.

Phần trăm chính xác không quan trọng. Nó phụ thuộc vào những gì đã xảy ra trước đó. Mức giảm 15% có thể là cảnh báo nếu các lần giảm trước đó chỉ khoảng 5%. Mức giảm 30% có thể chấp nhận được nếu đó là điều bình thường đối với cổ phiếu đó và nó nhanh chóng phục hồi sau những lần giảm đó.

Vì tôi muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng và biến động giá mạnh lên, nên những đợt giảm giá lớn hơn bình thường có nghĩa là tôi sẽ không tham gia giao dịch swing trade với cổ phiếu đó trong thời gian tới.

Đây là một vài ví dụ trên biểu đồ:

ly-do-nen-dung-ngoai-mot-giao-dich-swing-trade-traderviet2.png


DOCU là một cổ phiếu rất mạnh mẽ trong suốt năm 2020. Giá cổ phiếu có xu hướng tăng tốt trong một số giai đoạn và cũng có những tín hiệu rõ ràng cho biết khi nào nên tránh xa.

Hết năm 2019, các đợt giảm giá của DOCU thường chỉ khoảng 10%. Mức giảm 17% là một dấu hiệu cảnh báo. Sau đó, cổ phiếu giảm đáng kể trong một thời gian. Và rồi, cổ phiếu phục hồi (động thái đi lên) và biên độ dao động giá lại hẹp hơn (các đợt giảm giá nhỏ lại). Khi giá bắt đầu tăng và các đợt giảm nhỏ hơn, tôi có thể bắt đầu giao dịch mua vào (long) cổ phiếu này trở lại.

Tình trạng tương tự xảy ra vào giữa năm 2020. Một đợt giảm giá mạnh báo hiệu chúng ta nên tránh xa. Và sau đó không có xu hướng tăng mới nào hình thành.

Động lực của cổ phiếu đã thay đổi. Nó không còn là "tiền dễ kiếm" với các nhịp điều chỉnh nhỏ và các đợt phục hồi lớn. Thay vào đó, nó là những đợt giảm mạnh và các đợt phục hồi có quy mô tương tự (hoặc tệ hơn, các đợt phục hồi nhỏ hơn và các đợt giảm lớn hơn). Điều đó cũng có nghĩa là không có xu hướng tăng.

Khái niệm tương tự cũng áp dụng cho kích thước của một mô hình (được tạo thành bởi kích thước của các đợt giảm giá).

Nếu các mô hình tam giác trước đó được hình thành với mức giảm ban đầu 20%, thì một mô hình được hình thành bởi mức giảm 40% không khiến tôi quan tâm. Giá cần phải phục hồi và sau đó bắt đầu giảm nhỏ trở lại trước khi tôi tham gia giao dịch.

Nếu một kênh xu hướng đã giảm khoảng 10% và phục hồi 15%, thì mức giảm 25% sẽ thay đổi toàn bộ động lực đó. Tôi sẽ tạm thời không giao dịch cổ phiếu đó.

Tôi luôn sử dụng biểu đồ logarit (log chart) cho các cổ phiếu theo xu hướng, vì giá có thể biến động trong một phạm vi rộng. Biểu đồ logarit giúp các biến động phần trăm tương tự trông giống nhau bất kể giá (biểu đồ số học thì không). Điều này giúp bạn dễ dàng nhìn thấy hơn (mà không cần đo từng nhịp sóng) liệu mức giảm hiện tại có lớn hơn nhiều so với các mức giảm trước đó hay không.


Lý do "đứng ngoài" giao dịch swing trade #2: Những sóng giá nhỏ biến động trong phạm vi hẹp


Tôi không thích nắm giữ cổ phiếu qua nhiều đợt điều chỉnh. Tôi thích tham gia vào các nhịp tăng giá nhanh chóng và sau đó thoát ra.

Việc nắm giữ cổ phiếu qua một đợt điều chỉnh hoặc một chút biến động giá đi ngang là điều khó tránh khỏi trong một số giao dịch, nhưng tôi muốn đạt được mức lợi nhuận 20% trở lên tương đối nhanh chóng.

Những sóng giá nhỏ biến động trong phạm vi hẹp thường không tạo ra lợi nhuận nhanh.

Ví dụ, hãy xem biểu đồ bên dưới. Thoạt nhìn, nó trông rất tuyệt. Một đường giá đi lên đều đặn ... tuyệt vời cho một nhà đầu tư ... nhưng không phù hợp với tôi, mặc dù mức tăng tổng thể khá ấn tượng.

Tôi không nắm giữ các giao dịch swing trade qua thời điểm công bố báo cáo thu nhập, vì vậy tôi cần đà tăng giá xảy ra giữa các lần báo cáo này. Tôi có thể tham gia giao dịch sau đó, nhưng tôi sẽ không giữ lệnh khi báo cáo thu nhập được công bố.

ly-do-nen-dung-ngoai-mot-giao-dich-swing-trade-traderviet3.png


Khi xem xét các mô hình giá trong quá khứ, dựa sơ bộ vào các mô hình mà tôi có thể cân nhắc giao dịch, cổ phiếu này có xu hướng chỉ tăng 5% đến 12% trước khi đi ngang, điều chỉnh hoặc có thông báo về báo cáo thu nhập.

Trừ khi tôi không có gì khác để giao dịch, tôi thà giao dịch các cổ phiếu có xu hướng tăng vọt 20% hoặc 30% trở lên rồi đi ngang, còn hơn là một cổ phiếu chỉ biến động 10% mỗi lần.

Tuy nhiên, nếu tôi có một giao dịch với mức dừng lỗ nhỏ, chẳng hạn như 2% hoặc 3%, thì ngay cả mức tăng 10% cũng đem lại tỷ lệ R:R khá ổn.

Không có gì sai với cổ phiếu này, nó chỉ không phù hợp với phong cách giao dịch của tôi. Biến động quá lình xình. Giá chỉ đi lên từ từ.

Vì vậy, tôi sẽ tránh xa nó. Tôi có thể tìm thấy những cổ phiếu phù hợp hơn với giao dịch swing trade ở những nơi khác.

Chiến lược theo xu hướng có động lượng cao (High Momentum Trend Strategy - TATR) đôi khi hoạt động tốt với những loại cổ phiếu này vì nó sử dụng mức dừng lỗ di động (trailing stoploss) và do đó đôi khi có thể duy trì vị thế qua một số đợt điều chỉnh. Trong trường hợp này, tôi sẽ áp dụng chỉ báo này vào biểu đồ và xem nó đã hoạt động như thế nào cho đến nay trong việc giúp tôi kiếm được lợi nhuận tốt. Nếu nó tạo ra lợi nhuận tốt, tôi có thể giao dịch nó. Nếu lợi nhuận nhỏ, tôi sẽ tránh xa.

Nếu một cổ phiếu như thế này đang di chuyển trong một kênh xu hướng và tôi có thể tham gia ngay gần mức đáy khi giá chuyển sang cao hơn, thì có lẽ tôi sẽ giao dịch thứ gì đó như thế này. Tuy nhiên, các nhịp tăng lên vẫn phải đủ lớn (hoặc có khả năng đạt mục tiêu nhanh chóng) để xứng đáng với thời gian của tôi.





Lý do "đứng ngoài" giao dịch swing trade #3: Tỷ lệ Risk:Reward thấp căn cứ trên biến động giá điển hình


Trong phần 2, tôi đã xem xét mức giá thường biến động đến đâu trước khi di chuyển chậm lại hoặc có thông báo về báo cáo thu nhập (thời điểm mà tôi phải thoát ra).

Đối với một cổ phiếu biến động chậm như vậy, tôi có thể sẽ phải đặt mức chốt lời trong phạm vi từ 5% đến 10%. Bởi vì giá không biến động nhiều hơn trước khi chững lại trong nhiều tháng. Có lẽ tôi có thể đạt được 15% nếu may mắn bắt được nhịp tăng lớn hơn (nhưng tôi thích KHÔNG dựa vào may mắn!).

Giả sử, tôi chấp nhận mức lợi nhuận đó. Và tôi đặt mục tiêu lợi nhuận là 10% so với giá mua. Tôi xác định điểm vào lệnh và thấy rằng tôi cần đặt dừng lỗ ít nhất là 5% dưới điểm vào lệnh để tránh biến động giá lình xình của cổ phiếu.

Hmmm, tôi đang mạo hiểm 5% để kiếm 10%. Tỷ lệ này chỉ là x2 rủi ro của tôi, đối với một cổ phiếu biến động lình xình, đôi khi chỉ tăng 5% sau khi hình thành mô hình co hẹp và phục hồi.

Tôi chỉ tham gia các giao dịch mà tôi kỳ vọng hợp lý sẽ kiếm được ÍT NHẤT x3 rủi ro, dựa trên cách cổ phiếu thực sự biến động.

Cổ phiếu sau đây có xu hướng tăng giá mạnh hơn nhiều. Mặc dù tôi không biết liệu cổ phiếu này có tạo ra đợt tăng giá mạnh khác nữa hay không, nhưng dựa trên biến động giá, thì việc kỳ vọng mức lợi nhuận mục tiêu 20% trở lên là hợp lý. Tìm điểm vào lệnh với mức dừng lỗ 4% hoặc 5%, thì điều đó tương đương với tỷ lệ R:R là 5:1 hoặc 4:1, và thậm chí có thể cao hơn nhiều nếu sử dụng mục tiêu chốt lời xa hơn, miễn là mức đó vẫn nằm trong phạm vi biến động điển hình của cổ phiếu.

ly-do-nen-dung-ngoai-mot-giao-dich-swing-trade-traderviet4.png


(Cập nhật: Cổ phiếu này cuối cùng đã không kích hoạt giao dịch vào cuối tháng 3. Nó giảm giá trước khi có tín hiệu mua. Đây là lý do tại sao tất cả các quy tắc đều được tuân theo đối với một chiến lược giao dịch. Đừng vội vàng và đưa ra giả định về những gì sẽ xảy ra. Hãy đợi tín hiệu mua; đôi khi nó xuất hiện, đôi khi thì không).

Thỉnh thoảng, có thể có một cổ phiếu tạo xu hướng rất tốt, tăng giá 20%, nhưng để điều đó xứng đáng, tôi cần một điểm vào lệnh có thể tận dụng để đạt được mức tăng tiềm năng 20% đó và mức dừng lỗ nhỏ hơn khoảng 6%. Nếu cổ phiếu biến động lình xình, và ngưỡng dừng lỗ hợp lý là 10%, thì tôi sẽ không tham gia giao dịch đó. Tỷ lệ R:R 2:1 là không đủ tốt. Nếu mức dừng lỗ hợp lý là 3% hoặc 5%, tôi sẽ tham gia giao dịch (giả sử tất cả các tiêu chí cho chiến lược đều phù hợp).

Khi bạn kiếm được x4 hoặc x5 lần (hoặc nhiều hơn) trên các giao dịch thắng so với các giao dịch thua, thì việc kiếm tiền sẽ dễ dàng hơn nhiều. Ngay cả việc chốt lời ở mức 3:1 cũng rất tuyệt vời.

Một cổ phiếu như thế này cuối cùng vẫn có thể thua lỗ. Không sao cả. Khoảng 50% các giao dịch sẽ thua lỗ. Nhưng khi bạn kiếm được nhiều hơn từ các giao dịch thắng, bạn vẫn có thể thành công. Hãy tính toán lợi nhuận qua 10, 20, 30 hoặc 50 giao dịch!

Một vài lý do khác


Dưới đây là một số lý do khác khiến tôi không mua một cổ phiếu nào đó:
  • Không có chiến lược giao dịch phù hợp với điều kiện hiện tại của cổ phiếu. Nếu nó trông không quen thuộc, tôi sẽ tránh xa. Tất cả các phương pháp giao dịch đều được phác thảo trong một kế hoạch giao dịch. Nếu nó không khớp với chiến lược mà tôi đã thử nghiệm và viết ra, tôi sẽ không giao dịch.
  • Tình trạng tổng thể của thị trường là yếu kém. Nghĩa là ngay cả khi một cổ phiếu riêng lẻ có vẻ tốt, nhưng nếu các chỉ số thị trường chính đang suy yếu thì cổ phiếu đó đang phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn. Ngoại lệ là nếu các chỉ số suy yếu nhưng ngành của cổ phiếu vẫn hoạt động tốt và các giao dịch diễn ra hiệu quả trong ngành đó. Trong trường hợp này, tôi vẫn sẽ thực hiện các giao dịch trong lĩnh vực mạnh mẽ đó của thị trường. Nhưng không có gì có thể trụ vững trước một thị trường giảm điểm trong thời gian dài. Hãy thận trọng!
  • Tôi muốn các cổ phiếu tôi giao dịch mạnh hơn S&P 500 (đối với các vị thế mua). S&P 500 là một “mức trung bình” và tôi muốn nó tốt hơn mức trung bình. Nếu một cổ phiếu gần đây không vượt trội so với chỉ số S&P 500, tôi cũng sẽ bỏ qua!

Lời kết: Lý do KHÔNG nên mua cổ phiếu khi Swing Trade


Nếu một cổ phiếu không ở trong xu hướng tăng, tôi thậm chí sẽ không xem xét nó.

Nếu giá giảm mạnh hơn bình thường, tôi sẽ tránh xa cổ phiếu đó một thời gian.

Nếu cổ phiếu biến động lình xình hoặc có các nhịp tăng nhỏ trước khi điều chỉnh, công bố báo cáo thu nhập hoặc đang trong giai đoạn đi ngang kéo dài (như nhiều năm, vì đó không phải là xu hướng tăng), tôi sẽ bỏ qua.

Nếu giá không vận động nhiều, hoặc mức dừng lỗ quá xa, thì tôi sẽ không tham gia giao dịch. Tôi muốn giá biến động đủ, và cung cấp vị trí vào lệnh và dừng lỗ hợp lý để có thể kỳ vọng kiếm được ít nhất là 3:1 (tốt nhất là nhiều hơn) dựa trên cách cổ phiếu thường di chuyển.

Nói tóm lại, cổ phiếu cần phải ở trong xu hướng tăng, cần có điểm vào lệnh tốt, mức dừng lỗ hợp lý, cần phải biến động đủ để bù đắp rủi ro và nếu tất cả điều đó xảy ra, tôi sẽ có một giao dịch tiềm năng!


Nguồn: tradethatswing.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 326 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 192 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 87 Xem / 1 Trả lời
  • Will Nguyen trong Hệ thống giao dịch - Trading system 46,161 Xem / 157 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên