Phân tích thị trường dầu thô: Triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm

Phân tích thị trường dầu thô: Triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm

Phân tích thị trường dầu thô: Triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm
414
926
***Bài viết do SaiGon Futures gửi cho TraderViet***
----------------​

Giá dầu thô Brent kết thúc tuần 28/10 ở mức 95.77 USD sau khi đóng cửa tuần trước đó ở mức 91.34 USD. Giá WTI kết thúc tuần ở mức 87.90 USD sau khi đóng cửa tuần trước ở 85.05 USD. Đối với cán cân cung-cầu hiện tại, mặc dù nguồn cung dầu thô toàn cầu ở trong trạng thái căng chặt, phía nhu cầu tiêu thụ dầu thô cũng đồng thời rất ảm đạm trong bối cảnh nguy cơ suy thoái toàn cầu ngày càng tăng cao, đặc biệt là lockdown leo thang ở Trung Quốc. Dựa trên các yếu tố cơ bản hiện tại, SFI Research vẫn giữ nguyên quan điểm ngắn hạn thiên về tiêu cực, trong khi quan điểm dài hạn (ước tính nửa sau 2023 trở đi) rất tích cực và hỗ trợ cho giá khi thế giới khôi phục từ suy thoái và các tác động của việc OPEC+ cắt sản lượng sẽ trở nên rõ ràng nhất. Quan điểm trung hạn đến hết nửa đầu 2023 sẽ là một sự chuyển giao giữa tiêu cực ngắn hạn và tích cực dài hạn.

Tồn kho SPR đạt mức thấp nhất kể từ tháng 05/1984


Tính đến ngày 28/10, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ (không bao gồm dầu trong SPR) giảm 3.1 triệu thùng so với tuần trước đó. Ở mức 436.8 triệu thùng, dự trữ dầu thô của Mỹ thấp hơn khoảng 3% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này trong năm. Tồn kho xăng động cơ giảm 1.3 triệu thùng so với tuần trước và thấp hơn khoảng 6% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này trong năm. Dự trữ nhiên liệu chưng cất đã tăng 0.4 triệu thùng trong tuần trước và thấp hơn khoảng 19% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này trong năm.

Tổng sản phẩm được phân phối trong giai đoạn 4 tuần qua, một thước đo cho nhu cầu tiêu thụ dầu thô, đạt trung bình 20.3 triệu thùng/ngày, giảm 0.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tuần qua, sản phẩm xăng động cơ được phân phối đạt trung bình 8.6 triệu thùng/ngày, giảm 8.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm nhiên liệu chưng cất được cung cấp trung bình 4.1 triệu thùng/ngày trong 4 tuần qua, tăng 5.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà máy lọc dầu hoạt động với 90.6% công suất khả dụng trong tuần trước.

Tóm tắt triển vọng kinh tế toàn cầu ngắn hạn


Trong khi báo cáo hàng quý mới nhất của Cục Phân tích Kinh tế chỉ ra rằng nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trở lại, với GDP dự báo mức tăng 2.6%, báo cáo cũng nhấn mạnh một số trọng điểm liên quan đến nền kinh tế Mỹ.

+ Phần lớn sự tăng trưởng đến từ xuất khẩu tăng và thâm hụt thương mại thu hẹp. Tuy nhiên, xu hướng này khó có thể tiếp tục do sức mạnh của đồng đô la Mỹ tiếp tục cố hữu và sự yếu kém tương đối của các đối tác thương mại lớn.

+ Chi tiêu của người tiêu dùng tăng 1.4%, trong khi tổng đầu tư tư nhân trong nước giảm 8.5%.

+ Đầu tư vào khu dân cư giảm 26.4%, điều này cho thấy sự suy thoái trong lĩnh vực xây dựng nhà cửa và thị trường bất động sản.

Ngoài ra, SFI Research vẫn giữ nguyên quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục mạnh tay trong việc tăng lãi suất để đưa lạm phát về mục tiêu dài hạn là 2%, đồng thời sẽ không tránh khỏi việc đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái. Trong cuộc họp FOMC gần nhất, Fed đã quyết định tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, đúng theo kì vọng của thị trường. Đối với hướng đi sau này, trước hết là tháng 12, mọi lựa chọn đều được cho là có khả năng. Khi được hỏi về việc tăng 50 điểm vào tháng 12, Powell đã không trực tiếp trả lời mà để ngỏ lựa chọn tăng 75, thậm chí không từ chối việc tăng 100 điểm.

Screen Shot 2022-11-03 at 17.01.56.png

Theo đó, trong cuộc họp báo hậu FOMC, Jerome Powell đã đưa ra phát ngôn rằng: ''Quản lý rủi ro là mấu chốt: nếu chúng tôi thắt chặt quá mức, chúng tôi lại có thể sử dụng các công cụ của mình để hỗ trợ nền kinh tế sau này; nhưng nếu chúng tôi không thắt chặt đủ, lạm phát sẽ trở nên cố hữu và đó sẽ là một vấn đề lớn hơn nhiều''. Điều này có nghĩa là “rủi ro” đang được Fed đề cập trong phát ngôn là “rủi ro không thắt chặt đủ ở mức độ cần thiết để kiềm chế lạm phát”. Ngoài ra, một phần đáng kể của lạm phát liên quan đến các vấn đề chuỗi cung ứng đang diễn ra – tức bắt nguồn ở phía nguồn cung – là yếu tố mà Fed không thể ảnh hưởng trực tiếp khi việc tăng lãi suất chỉ có thể tác động đến chi phí vay và nhu cầu tiêu thụ.

Screen Shot 2022-11-03 at 17.02.02.png

Ngoài Mỹ, triển vọng của các nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục có xu hướng đi xuống với hơn một nửa số quốc gia đang đối mặt với suy thoái với sự suy yếu trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Trong số các quốc gia này, Đức đang cho thấy điểm yếu lớn nhất. Về khu vực Đông Á, Trung Quốc đang thực hiện các bước để củng cố nền kinh tế của mình, bao gồm cả việc ngân hàng trung ương Trung Quốc nhấn mạnh các chính sách đảm bảo đủ thanh khoản và tăng cường hỗ trợ tín dụng cho nền kinh tế thực. Bất chấp điều đó, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục bị cản trở bởi các hạn chế COVID-19. Trong hai tuần qua, các nhà chức trách của Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn liên quan đến COVID để đối phó với một số thành phố xuất hiện các trường hợp COVID-19. Hơn nữa, dự kiến các hạn chế liên quan đến COVID sẽ vẫn được áp dụng cho đến ít nhất là tháng 3 năm sau.

Triển vọng thị trường dầu thô


Triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm sẽ tiếp tục có các ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với nhu cầu dầu thô. Với nhu cầu dầu bị giảm sút, chúng tôi kỳ vọng rằng nguồn cung dầu sẽ nhỉnh hơn nhu cầu một chút quý 4, một phần vì chúng tôi không kỳ vọng rằng các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Nga, bao gồm cả kế hoạch “giá trần” đang được đề xuất, sẽ có nhiều tác động lên nguồn cung từ Nga.

Quan điểm của SFI Research rằng kế hoạch “giá trần dầu Nga” là không thực tế vì một số lý do:

+ Các tàu chở dầu Nga có thể tiếp tục vận chuyển dầu Nga ra thị trường quốc tế bằng cách lợi dụng các lỗ hổng trong chính sách. Có các thông tin không chính thức cho rằng một số tàu đang thay đổi quốc gia xuất xứ để không bị ảnh hưởng bởi giới hạn giá.

+ Mặc dù 90% bảo hiểm Bảo vệ và Bồi thường (P&I) được cung cấp bởi các đơn vị có trụ sở tại EU, các tàu sẽ được sử dụng để tránh giới hạn giá có thể tự bảo hiểm hoặc nhận bảo hiểm từ các nhà cung cấp P&I của Nga - hoặc các nhà cung cấp P&I có trụ sở tại Châu Á.

+ Ngoài ra, hoạt động mua bán dầu liên quan đến dầu của Nga đang ngày càng chuyển hướng từ châu Âu sang Trung Đông và châu Á.

Screen Shot 2022-11-03 at 17.02.09.png

Nhìn chung, những diễn biến trên sẽ làm suy yếu quyền kiểm soát của phương Tây đối với các thị trường dầu mỏ, điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu – sự dịch chuyển dòng chảy dầu thế giới – với dầu Nga được điều hướng sang thị trường châu Á trong khi nguồn cung ở Trung Đông được tập trung điều động để cung cấp cho châu Âu.

Ngoài các yếu tố trên, yếu tố lớn nhất đang làm suy giảm sức mạnh của kế hoạch “giá trần” là các nhà nhập khẩu dầu thô lớn như Ấn Độ và Trung Quốc không thể đẩy nền kinh tế của họ vào tình trạng nguy hiểm bằng cách mạo hiểm với khả năng không thể tiếp cận được nguồn cung dầu thô – điều sẽ sảy ra nếu Nga quyết định ngừng cung cấp dầu cho những nước áp dụng giới hạn giá.

Do đó, chúng tôi vẫn giữ quan điểm của mình rằng giới hạn giá và các biện pháp trừng phạt khác sẽ có tác động không đáng kể đến xuất khẩu dầu của Nga và sản lượng dầu của Nga sẽ chỉ giảm một lượng trung bình khoảng 400,000 thùng/ngày vào năm 2023 so với năm 2022.

Tóm lại, mặc dù quan điểm của SFI Research đối với giá dầu thô cho khung thời gian trung – dài hạn vẫn giữ nguyên là tích cực dựa trên các yếu tố cơ bản của ngành công nghiệp dầu khí, tuy nhiên trong ngắn hạn vẫn tồn tại các rủi ro giảm giá nhất định, trong bối cảnh Fed vẫn tiếp tục duy trì chính sách kiềm chế lạm phát mạnh tay của mình và việc các kế hoạch của phương Tây nhằm vào Nga dự kiến sẽ không có tác động đáng kể.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ WTI KÌ HẠN THÁNG 12/2022 (CLEZ2022)


  • Xu hướng trung-dài hạn: Tích lũy  Break
  • Xu hướng ngắn hạn (Daytrading): Giảm
Screen Shot 2022-11-03 at 17.02.20.png

Góc nhìn dài hạn
: Thị trường Dầu thô WTI đang dần bước vào những giai đoạn cuối của vùng tam giác tích lũy tương đối “dài hơi” khi biên dao động của giá ngày càng thu hẹp về cuối góc của tam giác. Với thời gian từ cuối tháng 8 đến nay, khả năng thị trường dầu thế giới sắp có một pha chuyển biến mạnh mẽ khi giá dầu có sự phá vỡ khỏi vùng tam giác này.

Góc nhìn ngắn hạn: Sâu hơn trong vùng tam giác tích lũy, giá dầu đã có một phiên tăng chạm đến vùng biên trên của vùng tam giác tích lũy và phản ứng tại đây. Bên cạnh đó, giá dầu cũng đã hình thành một vùng đỉnh mới thấp hơn vùng đỉnh tại biên trên, điều này cho thấy rất có thể giá dầu đang có dấu hiệu giảm hướng lại về vùng biên dưới của tam giác tích lũy hoặc ít nhất sẽ là các vùng đáy thấp hơn trước đó tại 87.8 hay 86.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 92 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên