Phỏng vấn Paul Rotter - Huyền thoại scalping trade hơn 100 lệnh 1 ngày

Phỏng vấn Paul Rotter - Huyền thoại scalping trade hơn 100 lệnh 1 ngày

Phỏng vấn Paul Rotter - Huyền thoại scalping trade hơn 100 lệnh 1 ngày

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Cuộc phỏng vấn dưới đây được thực hiện bởi Mahifx.com - một công ty dạng fintech (công nghệ tài chính) chuyên cung cấp các giải pháp cho broker và trader. Buổi phỏng vấn đã được sự đồng ý bởi Paul Rotter, tuy nhiên Paul không cho phép công bố bất cứ hình ảnh nào của ông (có vẻ trader nào thành công cũng rất kín tiếng, giống như CIS của Nhật Bản).

Paul Rotter là scalp trader chuyên trade trái phiếu chính phủ Đức. Trong thời kì đỉnh cao, Paul có thể giao dịch trung bình 100,000 đến 200,000 hợp đồng mỗi ngày. Mặc dù Paul không phải là forex trader nhưng quan điểm về trading của ông có thể áp dụng trên mọi thị trường. Hiện nay, Paul đang sống tại Singapore và quản lý công ty quỹ riêng của mình mang tên Rotter Invest.

Chúng ta cùng lắng nghe cuộc trò chuyện với Paul.

Justin Pugsley đến từ mahifx.com: Paul, anh có thể cho tôi biết một chút về con đường của anh đến với trading và phong cách trade của anh không?

Tôi bắt đầu trading cách đây hơn 20 năm, khi tôi còn là một tay học việc tại một ngân hàng ở Munich (Đức). Tôi đã trải qua một năm làm việc trong một trading room tại HypoVereinsbank (Munich).

Sau một thời gian, tôi được chuyển đến làm tại một công ty chứng khoán tại Frankfurt và làm việc với vị trí là một trader tập sự. Tôi chưa bao giờ đảm nhận vị trí như thế trước đây. Vì thế, tôi đã bắt đầu trade khối lượng nhỏ với cổ phiếu DAX trong khoảng 6 tháng trước khi chuyển sang trade trái phiếu.



Và chuyện gì diễn ra tiếp theo?

Tôi thực sự đã kiếm được lợi nhuận ngay từ thời điểm ban đầu, không hẳn là mọi ngày nhưng tôi chưa bao giờ có một tháng thua lỗ nào trong vòng 2 năm làm việc. Đó là một trong những thời điểm thị trường rất dễ trade.

Công nghệ trading thời điểm đó vẫn chưa phát triển. Hầu hết khối lượng giao dịch đều tập trung tại London và LIFFE (The London International Financial Futures and Options Exchange - sàn giao dịch options và hợp đồng tương lai London). Còn ngay tại DTB (Deutsche TerminBorse - sàn giao dịch hợp đồng tương lai Đức), hầu hết là các trader chuyên thực hiện nghiệp vụ arbitrage. Vì vậy, đôi khi chúng tôi cũng có những "bữa trưa miễn phí" (ý là trade dễ ăn). Bạn có thể mua vào trái phiếu Bobl (trái phiếu 5 năm chính phủ Đức), nó thường di chuyển chậm hơn so với trái phiếu Bund (trái phiếu chính phủ Đức có thời gian lâu hơn). Khi Bund tăng giá mà trái phiếu Bobl vẫn chưa có động thái di chuyển, đó là thời điểm rất tốt để mua vào và ta chỉ việc chờ đợi.

Tất nhiên đó là một câu chuyện rất khác cho đến ngày hôm nay. Với sự phát triển của các hệ thống trading dựa trên thuật toán và HFT, kiểu trade này không còn mấy cơ hội.

Anh có được người nào chỉ dạy trong thời gian làm việc tại Daiwa (Frankfurt) không?

Có chứ, mặc dù người đó không hẳn là người thầy của tôi. Tôi chủ yếu tự mình học tất cả mọi việc từ những thứ cơ bản về phân tích kỹ thuật. Thực ra, người chỉ dạy cho tôi là trưởng bộ phận giao dịch và anh ấy kiếm lợi nhuận gần như tất cả mọi ngày. Anh ấy không sử dụng bất kì indicator nào, chỉ đơn giản vào lệnh theo cảm tính thôi.

Anh ấy thường chỉ cho tôi vùng giá mà mọi người thường mua và vùng mà họ sẽ "thoát ra. Vì vậy, thoạt nhìn nó trông giống như việc quan sát tâm lý của thị trường và học cách hiểu nó. Anh ấy không trade nhiều.

Anh có thể nói rõ hơn về những công cụ và phương pháp mà anh đang dùng không?

Tôi đã thay đổi rất nhiều trong vòng nhiều năm qua và tôi đã dừng việc trade ngắn hạn (scalping). Tôi không giao dịch scalping nhiều nữa vì các vấn đề liên quan pháp lý và sự phát triển của các thuật toán giao dịch hiện nay.

Như bạn biết là FBI hiện nay đang cho điều tra các giao dịch thuật toán (algos) vì các trader chuyên dùng thuật toán thường gây lũng đoạn thị trường. Họ thường xuyên thực hiện cái gọi là spoofing, vào lệnh với tần suất gần 100,000 lần một ngày rồi đột ngột xoá lệnh nhưng không ai có thể ngăn cản họ.

Vì những lý do đó nên tôi đã chuyển sang trade từ trung cho đến dài hạn hơn với các thị trường đa dạng chứ không chỉ tập trung trade trái phiếu. Tôi luôn luôn quan tâm đến việc phân tích kỹ thuật. Tôi không phải là người theo phân tích cơ bản, trừ những lúc tin ra tôi sẽ dừng việc giao dịch. Tôi tập trung vào việc thấu hiểu tâm lý của thị trường như thế nào.

Công cụ phân tích tôi sử dụng là đồ thị "point and figure". Tôi đã sử dụng nó từ 20 năm trước.



Vậy anh có dùng các indicator như RSI, MACD hay anh dùng các công cụ khác như trendline, đường kháng cự/hỗ trợ không?

Trendline, support/resistance thì có nhưng các chỉ báo như RSI thì không, tôi không tin cậy chúng lắm. Với khung thời gian thấp, chúng không giúp ích gì nhiều. Điều quan trọng là hành vi của thị trường quanh các vùng kháng cựhỗ trợ.

Cách của tôi từ những ngày giao dịch trước đây như sau, tôi thường lấy thông tin chính từ giao dịch của mình. Thỉnh thoảng, tôi bán ở giá thấp sau đó quan sát xem có lượng cầu lớn tại khu vực đó không. Nếu giá được nâng lên, tôi sẽ biết có nhiều người đang muốn mua ở giá cao hơn và tôi sẽ vào lệnh mua lại. Đây là điểm khác biệt giữa tôi và các trader khác.

Cho tôi hỏi một chút về giao dịch ngắn hạn, với sự bùng nổ của các giao dịch thuật toán trong thời điểm hiện nay, anh nghĩ liệu có cơ hội chiến thắng nào cho các scalp trader không?

Nếu tôi bắt đầu giao dịch trong thời buổi bây giờ, tôi nghĩ tôi sẽ chuyển sang trade thị trường ngoại hối bởi có thể thực hiện scalp vài pip trong thị trường này, đặc biệt là thời điểm tin ra hay sau bài phát biểu quan trọng nào đó. Nhưng thị trường forex thực sự rất thiếu tính ổn định.

Với các retail trader, họ khó có thể đoán được hướng đi của thị trường, nhưng họ có thể tận dụng sự biến động của thị trường trong ngắn hạn để scalping.

Anh có từng trade forex không?

Tôi thực sự không trade forex, nhưng tôi lại có liên quan đến thị trường này với mục đích chính là để quản lý tiền. Tôi có thể trade ngắn hạn với phương pháp breakout, nhưng về dài hạn và xác định xu hướng chính thực sự rất khó. Bởi vì thỉnh thoảng có tin tức và các bài phát biểu, thị trường có thể nhanh chóng đảo chiều bất kì lúc nào.

Một ngày giao dịch của anh sẽ như thế nào?

Trở lại những ngày trước đây, tôi thường sẽ dậy sớm một chút để tập thể dục, ăn sáng và đến văn phòng lúc 8 giờ (theo giờ châu âu - CET time). Tôi thích giao dịch ngay thời điểm thị trường mở cửa, đây thường là thời điểm sôi động nhất trong ngày.

Tôi thường trade từ 2 đến 3 tiếng vào buổi sáng, sau đó là đến phiên Mỹ mở cửa (2 giờ 20, 2 giờ 30 - CET time). Lúc này sẽ có tin tức mới xuất hiện. Đến 5 giờ chiều thường là thời điểm kết thúc vì phiên Âu sẽ đóng cửa.

Tôi đoán là anh thường sẽ đến văn phòng, đọc tất cả các tin tức, xem dữ liệu vừa mới công bố... sau đó sẽ lập kế hoạch để giao dịch trong ngày?

Không, tôi không bao giờ chuẩn bị kế hoạch nào. Tất nhiên là tôi sẽ quan sát chart và nếu tôi thấy một mức giá quan trọng ngay thời điểm mở cửa tôi sẽ có kế hoạch trade thời điểm đó.

Nhưng thường thì không có gì đặc biệt nên tôi cũng chẳng làm gì nhiều.

Chỉ cần cho tôi một cái máy tính và chart là đủ. Tôi sẽ ngay lập tức quan sát xem thị trường có đang thiếu tính thanh khoản không, tôi chỉ việc vào lệnh, tôi không cần nghiên cứu hay chuẩn bị gì cả, nhưng tất nhiên tốt hơn là bạn nên chuẩn bị.

Vì thế, bình thường thì tôi sẽ có một chart và một list các tin tức ở ngay bên cạnh. Ngày xưa, những điều này rất quan trọng đối với tôi vì tôi cần biết khi nào các tin tức quan trọng sẽ đến, tin đồn nào đang có mặt trên thị trường. Tôi thường trade một mình hơn là lắng nghe các trader khác, tôi muốn mình tập trung hơn.



Anh nghĩ điều gì khác biệt giữa một trader thành công ở mức độ trung bình và trader cực kỳ thành công?

Tôi nghĩ mọi người thường nói đến kỷ luật và quản lý vốn, thứ thực sự khá khó nhằn. Nhiều năm trước đây khi tôi ở Daiwa (Frankfurt), khi bạn giao dịch bạn sẽ có một người thường xuyên quan sát tài khoản của bạn, nếu bạn trade lỗ ở một mức độ nào đó bạn sẽ buộc phải giảm khối lượng giao dịch và nếu bạn vẫn tiếp tục giao dịch lỗ thì tốt nhất là nên tắt máy đi đâu đó.

Kể từ lúc tôi tự trade, tôi không còn ai để nhắc nhở mình nữa. Nếu bạn có người hỗ trợ bên cạnh điều đó sẽ rất tuyệt. Thỉnh thoảng sẽ có những ngày trade thua lỗ, nhưng cũng sẽ có những ngày mọi thứ quay trở lại với bạn.

Tôi còn nhớ khi tôi ở Daiwa và khi tôi có một ngày giao dịch tệ hại. Anh trưởng phòng giao dịch bảo với tôi: "em đang có một cái đầu đầy máu, tốt nhất thì nên đi đâu đó hóng mát chút đi".

Tôi đã từng rất giận dữ với bản thân khi tôi mắc phải sai lầm. Thỉnh thoảng tôi trade vào những lúc không nên trade ví dụ đó không phải là thị trường mà tôi quen thuộc, tất nhiên tôi thường mất tiền ngay sau đó.

Vì vậy, trong tình huống này, bạn sẽ cần quản lý vốn cho thật chặt chẽ, giảm khối lượng giao dịch hoặc dừng trading một thời gian.

Và nói về những trader cực kỳ thành công, họ thường là những người có cái đầu cực kỳ linh hoạt. Ví dụ, chart của bạn bảo bạn là giá sẽ đi lên, bạn vào lệnh mua nhưng giá không nhúc nhích mấy, những trader này ngay lập tức sẽ hành động ngược lại với bạn, họ hành động một cách phi logic (logic là đi lên) bởi họ nghĩ giá sẽ quay đầu nếu nó không đi được theo xu hướng cũ được nữa.

Thế nên để trở thành trader cực kỳ thành công, bạn phải có cái đầu linh hoạt.

Anh nghĩ sự khác nhau về mặt tâm lý giữa scalper và trader dài hạn là gì?

Tôi nghĩ là một trader dài hạn sẽ căng thẳng nhiều hơn vì bạn sẽ phải nắm giữ khối lượng giao dịch lớn. Lệnh có thể giữ qua đêm, nó có thể bị ảnh hưởng bởi tin tức bất thường và bạn rất có khả năng sai. Bạn sẽ phải có thần kinh tốt hơn người bình thường.

Thật thú vị, hầu hết mọi người đều cho rằng scalping căng thẳng nhiều hơn vì số lượng giao dịch lớn trong một ngày.

Bạn phải thực sự thích scalping thì mới theo phong cách giao dịch này. Nó không ảnh hưởng mấy tới tình trạng nhịp tim của tôi, nhưng nó lại gây ra vấn đề về đường tiêu hoá của tôi trong một thời gian dài. Để có thể scalping tốt, bạn phải là người ra quyết định nhanh.



Việc chuyển đổi từ giao dịch ngắn hạn sang giao dịch dài hạn tác động thế nào đến tỉ suất lời lỗ của anh?

Đó là một câu hỏi khó trả lời. Khi tôi bắt đầu trade, tôi có kể với bạn là tôi chưa từng có tháng nào lỗ... mọi chuyện thay đổi kể từ khi tôi bắt đầu nâng dần khối lượng giao dịch. Hiện nay, tôi thường trade khối lượng nhỏ trong nhiều thị trường khác nhau, vì thế tỉ suất lời lỗ sẽ không nhiều như ngày xưa

Thế nghĩa là anh đang theo đuổi chiến lược đa dạng hoá?

Đúng rồi, điều này sẽ ngăn cản tỉ suất lời lỗ quá lớn. Với khối lượng giao dịch lớn, tôi khó có thể thoát lệnh hơn.

Ngày tệ nhất mà tôi giao dịch là vào năm 2008 khi Socgen (ngân hàng Pháp) bị phá sản do trader của họ - Jerome Kerviel. Jerome đã vào lệnh bán trên chỉ số DAX và một vài cổ phiếu khác thuộc khối EU khiến thị trường giảm điểm mạnh trong suốt 2 ngày.

Sau đó, tôi đã mua vào và dính lỗ rất nặng.

Có vẻ đã mất thời gian khá lâu để anh có thể hồi phục từ thời điểm đó?

Vâng, tôi đã mất rất nhiều tiền trong 2 ngày đó. Tôi đã phạm phải sai lầm, tôi đã không quản lý vốn chặt chẽ. Đáng ra tôi nên dừng lại nhưng thay vào đó tôi đã mua thêm khiến tình hình ngày càng trầm trọng.

Cuốn sách trading nào hay nhất mà anh từng đọc?

Chắc chắn là cuốn The Market Wizards (những phù thuỷ của thị trường tài chính) và một số cuốn khác cũng được viết bởi Jack Schwager. Tôi cũng thích cuốn phân tích kỹ thuật thị trường tài chính của John J. Murphy. Tôi chưa từng đọc bất kì cuốn sách trading nào thời điểm gần đây, nhưng cách đây 10-15 năm tôi đọc rất nhiều sách trading.

Tôi cũng đọc cuốn sách của George Soros, cuốn The Alchemy of Finance - giả kim thuật tài chính. Đó là một cuốn sách rất tuyệt.

Anh có lời khuyên nào cho những người đang bắt đầu trade hôm nay không?

Điều này phụ thuộc vào việc họ muốn gì. Scalper thường là người bình thường, họ không nhất thiết phải là người cực kỳ thông minh, được giáo dục tại các trường đại học. Với một anh chàng thông minh có ý tưởng hay về thị trường thì tôi khuyên không nên scalp. 20 năm trước đây thì có lẽ là điều tuyệt vời khi chưa xuất hiện giao dịch thuật toán.

Tôi nghĩ scalping khá là khó cho những người mới bắt đầu. Tôi khuyến nghị họ nên trade dài hạn hơn.

Nhưng nếu muốn scalping, tôi nghĩ trader nên tham gia thị trường chứng khoán châu Á nơi mà các giao dịch thuật toán chưa can thiệp quá nhiều. Thị trường forex cũng là một lựa chọn không tồi.

Anh có suy nghĩ thêm điều gì về trading nữa không?

Vâng, tôi muốn nói rằng trading có lẽ không phù hợp với mọi người. Khi có lợi nhuận họ bắt đầu cảm thấy đa nghi, khi mất tiền họ lại chấp nhận mức rủi ro cao hơn, đây không phải là dấu hiệu tốt trong trading.

Vì vậy, một người cần phải quyết định anh ta là người có khả năng chấp nhận rủi ro hay là người ra quyết định cực nhanh để xác định phương pháp giao dịch phù hợp.

Xin chân thành cảm ơn lời chia sẻ quý báu của anh, chúc anh nhiều sức khoẻ.

Theo Mahifx.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Kinh dị thật ! . Phải cố gắng nhiều hơn nữa mới được .
 
Mình chỉ lưu ý đến vấn đề này :
"Anh có được người nào chỉ dạy trong thời gian làm việc tại Daiwa (Frankfurt) không?

Có chứ, mặc dù người đó không hẳn là người thầy của tôi. Tôi chủ yếu tự mình học tất cả mọi việc từ những thứ cơ bản về phân tích kỹ thuật. Thực ra, người chỉ dạy cho tôi là trưởng bộ phận giao dịch và anh ấy kiếm lợi nhuận gần như tất cả mọi ngày. Anh ấy không sử dụng bất kì indicator nào, chỉ đơn giản vào lệnh theo cảm tính thôi.

Anh ấy thường chỉ cho tôi vùng giá mà mọi người thường mua và vùng mà họ sẽ "thoát ra. Vì vậy, thoạt nhìn nó trông giống như việc quan sát tâm lý của thị trường và học cách hiểu nó. Anh ấy không trade nhiều."

Cá nhân mình ko rõ tác giả cố tình giấu nghề hay thực sự ko hiểu vấn đề này .
Kiếm lợi nhuận trong tất cả mọi ngày , lại theo cảm tính ...đúng là lố bịch mà...
Phải chăng người trưởng bộ phận này đã sử dụng 1 công cụ tính toán khác biệt , ko hề phổ thông trên thì trường tài chính :D
Mình từng được dạy 1 câu thế này "Ko có tính quy luật thì ko có khả năng tiên tri "
Hay Albert Einstein đã từng nói :"chúa không chơi trò xúc xắc"

Hay mình được nghe 1 câu hỏi :"ngoài những phương pháp phổ thông ra , còn bao nhiêu cách có thể tạo nên lợi nhuận..."
V à đây là quá trình làm việc của tác giả :

"Tôi đoán là anh thường sẽ đến văn phòng, đọc tất cả các tin tức, xem dữ liệu vừa mới công bố... sau đó sẽ lập kế hoạch để giao dịch trong ngày?

Không, tôi không bao giờ chuẩn bị kế hoạch nào. Tất nhiên là tôi sẽ quan sát chart và nếu tôi thấy một mức giá quan trọng ngay thời điểm mở cửa tôi sẽ có kế hoạch trade thời điểm đó.

Nhưng thường thì không có gì đặc biệt nên tôi cũng chẳng làm gì nhiều.

Chỉ cần cho tôi một cái máy tính và chart là đủ. Tôi sẽ ngay lập tức quan sát xem thị trường có đang thiếu tính thanh khoản không, tôi chỉ việc vào lệnh, tôi không cần nghiên cứu hay chuẩn bị gì cả, nhưng tất nhiên tốt hơn là bạn nên chuẩn bị.

Vì thế, bình thường thì tôi sẽ có một chart và một list các tin tức ở ngay bên cạnh. Ngày xưa, những điều này rất quan trọng đối với tôi vì tôi cần biết khi nào các tin tức quan trọng sẽ đến, tin đồn nào đang có mặt trên thị trường. Tôi thường trade một mình hơn là lắng nghe các trader khác, tôi muốn mình tập trung hơn."

Nói chung đọc qua bài viết . mình ko đánh giá cao trình độ của tác giả
Cấp độ tầm trung còn dc , lên cao thêm chút nữa thì chưa đủ sức
Các bạn đọc kĩ 1 chút sẽ hiểu tác giả có ưu khuyết điểm gì , và thuộc dòng trade nào :oops:

Kết : Mình đang rảnh rỗi lúc nông nhàn , chỉ viết chém gió thế thôi , đừng coi là thật :D:D:D
 
Mình chỉ lưu ý đến vấn đề này :
"Anh có được người nào chỉ dạy trong thời gian làm việc tại Daiwa (Frankfurt) không?

Có chứ, mặc dù người đó không hẳn là người thầy của tôi. Tôi chủ yếu tự mình học tất cả mọi việc từ những thứ cơ bản về phân tích kỹ thuật. Thực ra, người chỉ dạy cho tôi là trưởng bộ phận giao dịch và anh ấy kiếm lợi nhuận gần như tất cả mọi ngày. Anh ấy không sử dụng bất kì indicator nào, chỉ đơn giản vào lệnh theo cảm tính thôi.

Anh ấy thường chỉ cho tôi vùng giá mà mọi người thường mua và vùng mà họ sẽ "thoát ra. Vì vậy, thoạt nhìn nó trông giống như việc quan sát tâm lý của thị trường và học cách hiểu nó. Anh ấy không trade nhiều."

Cá nhân mình ko rõ tác giả cố tình giấu nghề hay thực sự ko hiểu vấn đề này .
Kiếm lợi nhuận trong tất cả mọi ngày , lại theo cảm tính ...đúng là lố bịch mà...
Phải chăng người trưởng bộ phận này đã sử dụng 1 công cụ tính toán khác biệt , ko hề phổ thông trên thì trường tài chính :D
Mình từng được dạy 1 câu thế này "Ko có tính quy luật thì ko có khả năng tiên tri "
Hay Albert Einstein đã từng nói :"chúa không chơi trò xúc xắc"

Hay mình được nghe 1 câu hỏi :"ngoài những phương pháp phổ thông ra , còn bao nhiêu cách có thể tạo nên lợi nhuận..."
V à đây là quá trình làm việc của tác giả :

"Tôi đoán là anh thường sẽ đến văn phòng, đọc tất cả các tin tức, xem dữ liệu vừa mới công bố... sau đó sẽ lập kế hoạch để giao dịch trong ngày?

Không, tôi không bao giờ chuẩn bị kế hoạch nào. Tất nhiên là tôi sẽ quan sát chart và nếu tôi thấy một mức giá quan trọng ngay thời điểm mở cửa tôi sẽ có kế hoạch trade thời điểm đó.

Nhưng thường thì không có gì đặc biệt nên tôi cũng chẳng làm gì nhiều.

Chỉ cần cho tôi một cái máy tính và chart là đủ. Tôi sẽ ngay lập tức quan sát xem thị trường có đang thiếu tính thanh khoản không, tôi chỉ việc vào lệnh, tôi không cần nghiên cứu hay chuẩn bị gì cả, nhưng tất nhiên tốt hơn là bạn nên chuẩn bị.

Vì thế, bình thường thì tôi sẽ có một chart và một list các tin tức ở ngay bên cạnh. Ngày xưa, những điều này rất quan trọng đối với tôi vì tôi cần biết khi nào các tin tức quan trọng sẽ đến, tin đồn nào đang có mặt trên thị trường. Tôi thường trade một mình hơn là lắng nghe các trader khác, tôi muốn mình tập trung hơn."

Nói chung đọc qua bài viết . mình ko đánh giá cao trình độ của tác giả
Cấp độ tầm trung còn dc , lên cao thêm chút nữa thì chưa đủ sức
Các bạn đọc kĩ 1 chút sẽ hiểu tác giả có ưu khuyết điểm gì , và thuộc dòng trade nào :oops:

Kết : Mình đang rảnh rỗi lúc nông nhàn , chỉ viết chém gió thế thôi , đừng coi là thật :D:D:D
Bạn Tuấn Dương này thích bới móc nhỉ, mình thấy bài này rất hay. Tớ phải bỏ 4 tiếng để nghiên cứu từng từ trong bài viết này, cho dù nó ảo tưởng nhưng đó là cách họ đang làm, và họ đã thành công. Còn anh em mình thì sao? Có kiếm được tiền hay ko mà lại nói là lố bịch? Chúng ta nên mở lòng để nhận tri thức của nhân loại, ko ai nói hết bí mật cho mình, hãy tập trung và keywords mà họ đã chia sẻ. Happy trading!!!
 
Mình chỉ lưu ý đến vấn đề này :
"Anh có được người nào chỉ dạy trong thời gian làm việc tại Daiwa (Frankfurt) không?

Có chứ, mặc dù người đó không hẳn là người thầy của tôi. Tôi chủ yếu tự mình học tất cả mọi việc từ những thứ cơ bản về phân tích kỹ thuật. Thực ra, người chỉ dạy cho tôi là trưởng bộ phận giao dịch và anh ấy kiếm lợi nhuận gần như tất cả mọi ngày. Anh ấy không sử dụng bất kì indicator nào, chỉ đơn giản vào lệnh theo cảm tính thôi.

Anh ấy thường chỉ cho tôi vùng giá mà mọi người thường mua và vùng mà họ sẽ "thoát ra. Vì vậy, thoạt nhìn nó trông giống như việc quan sát tâm lý của thị trường và học cách hiểu nó. Anh ấy không trade nhiều."

Cá nhân mình ko rõ tác giả cố tình giấu nghề hay thực sự ko hiểu vấn đề này .
Kiếm lợi nhuận trong tất cả mọi ngày , lại theo cảm tính ...đúng là lố bịch mà...
Phải chăng người trưởng bộ phận này đã sử dụng 1 công cụ tính toán khác biệt , ko hề phổ thông trên thì trường tài chính :D
Mình từng được dạy 1 câu thế này "Ko có tính quy luật thì ko có khả năng tiên tri "
Hay Albert Einstein đã từng nói :"chúa không chơi trò xúc xắc"

Hay mình được nghe 1 câu hỏi :"ngoài những phương pháp phổ thông ra , còn bao nhiêu cách có thể tạo nên lợi nhuận..."
V à đây là quá trình làm việc của tác giả :

"Tôi đoán là anh thường sẽ đến văn phòng, đọc tất cả các tin tức, xem dữ liệu vừa mới công bố... sau đó sẽ lập kế hoạch để giao dịch trong ngày?

Không, tôi không bao giờ chuẩn bị kế hoạch nào. Tất nhiên là tôi sẽ quan sát chart và nếu tôi thấy một mức giá quan trọng ngay thời điểm mở cửa tôi sẽ có kế hoạch trade thời điểm đó.

Nhưng thường thì không có gì đặc biệt nên tôi cũng chẳng làm gì nhiều.

Chỉ cần cho tôi một cái máy tính và chart là đủ. Tôi sẽ ngay lập tức quan sát xem thị trường có đang thiếu tính thanh khoản không, tôi chỉ việc vào lệnh, tôi không cần nghiên cứu hay chuẩn bị gì cả, nhưng tất nhiên tốt hơn là bạn nên chuẩn bị.

Vì thế, bình thường thì tôi sẽ có một chart và một list các tin tức ở ngay bên cạnh. Ngày xưa, những điều này rất quan trọng đối với tôi vì tôi cần biết khi nào các tin tức quan trọng sẽ đến, tin đồn nào đang có mặt trên thị trường. Tôi thường trade một mình hơn là lắng nghe các trader khác, tôi muốn mình tập trung hơn."

Nói chung đọc qua bài viết . mình ko đánh giá cao trình độ của tác giả
Cấp độ tầm trung còn dc , lên cao thêm chút nữa thì chưa đủ sức
Các bạn đọc kĩ 1 chút sẽ hiểu tác giả có ưu khuyết điểm gì , và thuộc dòng trade nào :oops:

Kết : Mình đang rảnh rỗi lúc nông nhàn , chỉ viết chém gió thế thôi , đừng coi là thật :D:D:D
 
đề nghị bác @Khánh Trình làm 1 bài hướng dẫn phân tích tâm lý thị trường qua chart như ông scap trong bài này cho ae học hỏi với.

Uhm, có thời gian mình sẽ viết. Nếu thích món này bạn qua topic của anh futurestrader1884 hoặc các bài của bạn BIBO, Hà Trí Quyền... để tham khảo thêm.
 
Mình chỉ lưu ý đến vấn đề này :
"Anh có được người nào chỉ dạy trong thời gian làm việc tại Daiwa (Frankfurt) không?

Có chứ, mặc dù người đó không hẳn là người thầy của tôi. Tôi chủ yếu tự mình học tất cả mọi việc từ những thứ cơ bản về phân tích kỹ thuật. Thực ra, người chỉ dạy cho tôi là trưởng bộ phận giao dịch và anh ấy kiếm lợi nhuận gần như tất cả mọi ngày. Anh ấy không sử dụng bất kì indicator nào, chỉ đơn giản vào lệnh theo cảm tính thôi.

Anh ấy thường chỉ cho tôi vùng giá mà mọi người thường mua và vùng mà họ sẽ "thoát ra. Vì vậy, thoạt nhìn nó trông giống như việc quan sát tâm lý của thị trường và học cách hiểu nó. Anh ấy không trade nhiều."

Cá nhân mình ko rõ tác giả cố tình giấu nghề hay thực sự ko hiểu vấn đề này .
Kiếm lợi nhuận trong tất cả mọi ngày , lại theo cảm tính ...đúng là lố bịch mà...
Phải chăng người trưởng bộ phận này đã sử dụng 1 công cụ tính toán khác biệt , ko hề phổ thông trên thì trường tài chính :D
Mình từng được dạy 1 câu thế này "Ko có tính quy luật thì ko có khả năng tiên tri "
Hay Albert Einstein đã từng nói :"chúa không chơi trò xúc xắc"

Hay mình được nghe 1 câu hỏi :"ngoài những phương pháp phổ thông ra , còn bao nhiêu cách có thể tạo nên lợi nhuận..."
V à đây là quá trình làm việc của tác giả :

"Tôi đoán là anh thường sẽ đến văn phòng, đọc tất cả các tin tức, xem dữ liệu vừa mới công bố... sau đó sẽ lập kế hoạch để giao dịch trong ngày?

Không, tôi không bao giờ chuẩn bị kế hoạch nào. Tất nhiên là tôi sẽ quan sát chart và nếu tôi thấy một mức giá quan trọng ngay thời điểm mở cửa tôi sẽ có kế hoạch trade thời điểm đó.

Nhưng thường thì không có gì đặc biệt nên tôi cũng chẳng làm gì nhiều.

Chỉ cần cho tôi một cái máy tính và chart là đủ. Tôi sẽ ngay lập tức quan sát xem thị trường có đang thiếu tính thanh khoản không, tôi chỉ việc vào lệnh, tôi không cần nghiên cứu hay chuẩn bị gì cả, nhưng tất nhiên tốt hơn là bạn nên chuẩn bị.

Vì thế, bình thường thì tôi sẽ có một chart và một list các tin tức ở ngay bên cạnh. Ngày xưa, những điều này rất quan trọng đối với tôi vì tôi cần biết khi nào các tin tức quan trọng sẽ đến, tin đồn nào đang có mặt trên thị trường. Tôi thường trade một mình hơn là lắng nghe các trader khác, tôi muốn mình tập trung hơn."

Nói chung đọc qua bài viết . mình ko đánh giá cao trình độ của tác giả
Cấp độ tầm trung còn dc , lên cao thêm chút nữa thì chưa đủ sức
Các bạn đọc kĩ 1 chút sẽ hiểu tác giả có ưu khuyết điểm gì , và thuộc dòng trade nào :oops:

Kết : Mình đang rảnh rỗi lúc nông nhàn , chỉ viết chém gió thế thôi , đừng coi là thật :D:D:D

Bác đọc rất kĩ tuy nhiên còn một số điểm bác không để ý. Paul Rotter nói ổng scalp thành công vào thời điểm trước khi algos, HFT xuất hiện còn bây giờ ổng buộc phải chuyển sang trade dài hạn để tránh độ nhiễu ở khung thời gian thấp. Nghĩa là phương pháp và cách trade của Paul đã từng rất thành công và kiếm được nhiều tiền.

Cũng vì thế, bài viết này mình chú trọng vào những quan điểm của Paul về trading ngày nay hơn. Phương pháp có thể đúng hoặc sai tuỳ thời điểm thị trường nhưng cách trader chuyên nghiệp nghĩ về thị trường sẽ ít có sự thay đổi hơn.
 
Bạn Tuấn Dương này thích bới móc nhỉ, mình thấy bài này rất hay. Tớ phải bỏ 4 tiếng để nghiên cứu từng từ trong bài viết này, cho dù nó ảo tưởng nhưng đó là cách họ đang làm, và họ đã thành công.

Bác nên đọc bài tiếng anh cho chắc nhé (link để ở cuối bài viết), chứ đừng chú trọng quá vào bài viết của mình. Mình dịch cho thoáng ý theo cách mình hiểu nên sẽ có sự chủ quan lớn.

Còn anh em mình thì sao? Có kiếm được tiền hay ko mà lại nói là lố bịch? Chúng ta nên mở lòng để nhận tri thức của nhân loại, ko ai nói hết bí mật cho mình, hãy tập trung và keywords mà họ đã chia sẻ. Happy trading!!!

Mình nghĩ có tinh thần phản biện là rất tốt, không hẳn cứ phải thành công thì anh em mới có tiếng nói. Nếu vậy thì chúng ta chẳng lập cái diễn đàn này để làm gì cả.
 
Theo mình nghĩ chiến lược của từng người phụ thuộc theo cãm nhận riêng, cứ miển có lợi nhuận ổn định thì đều đúng. Ai đúng đều đáng cho ta học hỏi.
Như ông này được trưỡng nhóm hướng dẩn cãm nhận thị trường tại các ngưỡng và ông này cãm nhận được nó.
 
Khi phỏng vấn Họ sẽ chọn những câu trả lời khách quan và dễ nghe nhất, còn PPGD của họ thì không muốn chia sẻ, vì sẽ có hai hướng là đúng hay không đúng tức là kiểu gì cũng bị phán xét, hợp thì khen mà không hợp thì bị chỉ trích. Như vậy cũng khổ cho họ lắm
 
Mình chỉ lưu ý đến vấn đề này :
"Anh có được người nào chỉ dạy trong thời gian làm việc tại Daiwa (Frankfurt) không?

Có chứ, mặc dù người đó không hẳn là người thầy của tôi. Tôi chủ yếu tự mình học tất cả mọi việc từ những thứ cơ bản về phân tích kỹ thuật. Thực ra, người chỉ dạy cho tôi là trưởng bộ phận giao dịch và anh ấy kiếm lợi nhuận gần như tất cả mọi ngày. Anh ấy không sử dụng bất kì indicator nào, chỉ đơn giản vào lệnh theo cảm tính thôi.

Anh ấy thường chỉ cho tôi vùng giá mà mọi người thường mua và vùng mà họ sẽ "thoát ra. Vì vậy, thoạt nhìn nó trông giống như việc quan sát tâm lý của thị trường và học cách hiểu nó. Anh ấy không trade nhiều."

Cá nhân mình ko rõ tác giả cố tình giấu nghề hay thực sự ko hiểu vấn đề này .
Kiếm lợi nhuận trong tất cả mọi ngày , lại theo cảm tính ...đúng là lố bịch mà...
Phải chăng người trưởng bộ phận này đã sử dụng 1 công cụ tính toán khác biệt , ko hề phổ thông trên thì trường tài chính :D
Mình từng được dạy 1 câu thế này "Ko có tính quy luật thì ko có khả năng tiên tri "
Hay Albert Einstein đã từng nói :"chúa không chơi trò xúc xắc"

Hay mình được nghe 1 câu hỏi :"ngoài những phương pháp phổ thông ra , còn bao nhiêu cách có thể tạo nên lợi nhuận..."
V à đây là quá trình làm việc của tác giả :

"Tôi đoán là anh thường sẽ đến văn phòng, đọc tất cả các tin tức, xem dữ liệu vừa mới công bố... sau đó sẽ lập kế hoạch để giao dịch trong ngày?

Không, tôi không bao giờ chuẩn bị kế hoạch nào. Tất nhiên là tôi sẽ quan sát chart và nếu tôi thấy một mức giá quan trọng ngay thời điểm mở cửa tôi sẽ có kế hoạch trade thời điểm đó.

Nhưng thường thì không có gì đặc biệt nên tôi cũng chẳng làm gì nhiều.

Chỉ cần cho tôi một cái máy tính và chart là đủ. Tôi sẽ ngay lập tức quan sát xem thị trường có đang thiếu tính thanh khoản không, tôi chỉ việc vào lệnh, tôi không cần nghiên cứu hay chuẩn bị gì cả, nhưng tất nhiên tốt hơn là bạn nên chuẩn bị.

Vì thế, bình thường thì tôi sẽ có một chart và một list các tin tức ở ngay bên cạnh. Ngày xưa, những điều này rất quan trọng đối với tôi vì tôi cần biết khi nào các tin tức quan trọng sẽ đến, tin đồn nào đang có mặt trên thị trường. Tôi thường trade một mình hơn là lắng nghe các trader khác, tôi muốn mình tập trung hơn."

Nói chung đọc qua bài viết . mình ko đánh giá cao trình độ của tác giả
Cấp độ tầm trung còn dc , lên cao thêm chút nữa thì chưa đủ sức
Các bạn đọc kĩ 1 chút sẽ hiểu tác giả có ưu khuyết điểm gì , và thuộc dòng trade nào :oops:

Kết : Mình đang rảnh rỗi lúc nông nhàn , chỉ viết chém gió thế thôi , đừng coi là thật :D:D:D
 
Bài hay, bác Tuấn dương chém lại cũng hay mà, ae đọc càng có thêm cái nhìn đa chiều. Mình nghĩ ổng giấu nghề cũng là việc bình thường thui, hi hi....
 
Bác ấy nói trưởng nhóm trade theo cảm tính thì là dấu nghề thôi! Có thể trưởng nhóm đã có kinh nghiệm, sự cảm nhận cực tốt, linh hoạt như tác giả nói và đặc biệt là đơn giản nhất mọi thứ có thể ( không dùng indi nào)! Hấp thụ được cái này thì có thể thành công. Thank bác ad nhé!
 
Tất cả phương pháp giao dịch thành công đều mang màu sắc cảm tính và đầy mê tính, ko có cách nào để hoàn toàn thắng, chỉ có cách làm sao để hạn chế thua lỗ trong mỗi lần vào lệnh sai thôi. Tức ai quản lý rủi ro tốt thì người đó có thể hưởng lợi từ thị trường, còn ko thì chết sạch, thị trường tài chính là sòng bài lớn nhất thế giới, ai ảo tưởng làm giàu nơi đây đều chịu chung số phận "đỏ máu"
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên