Quy luật Nhân Quả trong Trading

Quy luật Nhân Quả trong Trading

Quy luật Nhân Quả trong Trading

captainfx

Editor
Trial mod
2,042
13,224
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/TraderVietFinFin14-1711699966.jpg
Chủ đề liên quan
89089,89090
Chia sẻ của anh Đinh Toàn đăng trong group facebook Anh Em TraderViet Thiện Lành

Nguồn bài viết xem tại đây

=====

[B]Cause and Effect[/B]


Viết tiếp bài trước


Ngày xưa lúc mới tập tọe trade, nhà em cũng thử đủ mọi thứ, và fail rất nhiều thứ, có thứ còn fail rất nhiều lần. Sau này lâu dần em tập trung vào làm mô hình giao dịch thì mới phát hiện ra một thứ có thể giúp anh em làm mô hình tốt hơn, đấy là tư duy cause and effect (hay event - outcome trong khoa học thống kê).

Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo có khái niệm Karma, dịch sang tiếng Hán-Việt là Nghiệp hay Kiếp. Nguyên nghĩa của chữ này có nghĩa là kết quả (của một hành động), ví như quả xoài ngon là kết quả của việc mình chăm bón cây xoài tốt, hay giá vàng chạy điên là do chênh lệch quá lớn giữa bên cung và bên cầu chẳng hạn. Nó chỉ bản chất mối quan hệ nguyên nhân-hệ quả, tức cái gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó. Trong giao dịch, tư duy này giúp anh em xây dựng được các mô hình và có tư duy tổng quát hơn.

Giả sử thế này, anh em lấy một mô hình giá ưa thích, ví dụ Quasimodo đi. Nếu coi mô hình này là một hệ quả thì đứng sau nó có thể sẽ có muôn vàn nguyên nhân, có anh em sẽ lý luận theo tâm lý thị trường, có người sẽ bảo do cung cầu chênh lệch, có cụ sẽ nói do nhà cái thao túng, vân vân và mây mây. Có thể tất cả các cụ đều đúng, nhưng cái mà em dám chắc là không cụ nào có thể có đủ dữ liệu làm bằng chứng cho những lập luận này được. Thay vì đó, nếu anh em cô lập mô hình này, và coi nó là nguyên nhân, thì từ đó mình sẽ có cách đo lường các kết quả của nó.

Như vậy quy trình logic của nó sẽ diễn ra như hình dưới. Tưởng tượng thị trường là một chuỗi dài vô tận các nguyên nhân (cause) và hệ quả (effect), trong đó hệ quả của cái này lại là nguyên nhân của cái khác. Chính vì chuỗi tương quan này khiến việc truy nguyên từ nguyên nhân gốc là rất khó khăn, và nếu anh em lý luận theo hướng này ko sớm thì muộn cũng sẽ rơi vào luẩn quẩn. Do vậy cái anh em cần làm không phải là truy nguyên, mà tìm cách khoanh vùng những sự kiện xảy ra với tần suất cao hơn, và kết quả của các sự kiện đó. Chấm hết. Việc cô lập và khoanh vùng này sẽ giúp anh em không cần quan tâm nguyên nhân tạo ra mô hình này là gì, mà chỉ cần biết mô hình này có khả năng cao tạo ra kết quả nào mà thôi. Cái này trong lý luận triết học khoa học gọi là predictive power - năng lực dự đoán, để phân biệt với descriptive power - năng lực mô tả của một mô hình hay một lý thuyết khoa học. Bằng cách này, anh em có thể hình thành một mô hình tổng quan để tiến hành các nghiên cứu tiếp sau đó.


1711699644292.png




Tiếp tục ví dụ với Quasimodo đi, quy trình cô lập sẽ bao gồm những bước sau

1, Định nghĩa mô hình. Như thế nào sẽ được coi là một mô hình Quasimodo thành công. Nó nằm ở những vùng giá nào, và cần những yếu tố nào để xác nhận.

2, Khi mô hình hoàn thành rồi thì kịch bản nào sẽ xảy ra tiếp theo nó. Trong ví dụ với Quasimodo, bởi mô hình này bản chất là một mô hình đảo chiều, nên ta sẽ có quyền kỳ vọng vào kịch bản hành động giá yếu đi và cuối cùng là chạy ngược lại so với xu hướng lúc ban đầu.

1711699674093.png


Khi cô lập xong anh em có thể tiến hành điều tra sâu hơn, giả sử như Quasi xảy ra xong thì trong 1000 setup vừa qua, giá sẽ đảo chiều ít nhất là bao nhiêu %. Hay giả sử nếu chúng ta vào lệnh ở điểm vai cuối cùng của mô hình giá Quasi, với SL đặt tại đỉnh hoặc đáy cũ, với RR bằng 1 thì ta sẽ có tỷ lệ win là bao nhiêu %. Hoặc giả sử cùng setup như vậy, nếu ta cũng đặt SL tại đỉnh cũ thì RR trung bình sẽ là bao nhiêu. Ý tưởng là, khi đã có một dàn bài như vậy, anh em sẽ dễ đi tìm data để test, và khi đó các bài test mới thực sự giúp anh em trả lời các câu hỏi của mình. Cái chính không phải là chuyện test như thế nào, mà là test cái gì anh em ạ. Không thể trả lời khi chưa biết câu hỏi, đúng ko anh em.

Cái này mới chỉ là chuyện của Quasimodo, nhưng quả thật tư duy này có thể đem áp dụng cho đủ mọi loại mô hình khác nữa. Trò này đám tài chính định lượng sẽ chơi rất nhiều, với đủ mọi loại đồ chơi và chiêu thức khác nhau, nhưng tựu chung lại nó xuất phát từ cùng một tư duy này ra cả.

Mấy câu xằng bậy, đầu tuần hầu anh em chém chơi
1f37b.png
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Nếu ứng dụng thuyết Nhân quả của Phật giáo thì phải có thêm chữ duyên. Nhân - duyên - quả. Nếu có nhân mà không có đủ duyên thì quả kg thành, như gieo hạt giống mà không đủ duyên: đất, nước, không khí, ánh sáng...thì kg bao giờ có cây có quả. Nhân của vấn đề này là quả của vấn đề kia, quả vấn đề kia là nhân vấn đề nọ, cho nên nhà Phật có câu gọi là trùng trùng duyên khởi, nhân quả chằng chịt, và việc đi tìm nguồn gốc vạn vật vũ trụ là điều không thể. Ví dụ đơn giản như tìm nguồn gốc loài người, nếu có một chủ thể đầu tiên tạo ra con người thì đặt câu hỏi ai tạo ra cái chủ thể đầu tiên đó? Nếu có thì nó không phải là gốc đầu tiên, nếu không thì tự nhiên từ không sanh ra có là vô lý. Cho nên nhà Phật gọi là vô thủy vô sanh. Ví dụ hạt mưa do đâu sanh ra, nó là do duyên tụ hợp của mây không khí, độ ẩm.....đủ duyên nó hiện thành hạt mưa, bản chất hạt mưa khi nắng nó ẩn trong không khí đám mây, và hiện ra khi đủ duyên, và lại ẩn đi sau khi trời mưa xuống thành dòng nước, nó không sinh không diệt chỉ là đủ duyên thì hiện, hết duyên thì ẩn thông qua trạng chuyển chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác! Người giác ngộ kiến tánh là người chứng thực bản tâm vô sanh này!

Bài viết rất giống với lý này của nhà Phật, khi mô hình hội tụ đủ duyên (cung cầu, tin tức, phe thắng thế đánh theo mô hình...) thì mô hình sẽ hiện ra, còn nếu duyên chưa đủ thì nó vẫn ẩn. Trader là người tìm mô hình có duyên xác suất hiện ra cao! Thanks Bác @captainfx !
 
Nếu ứng dụng thuyết Nhân quả của Phật giáo thì phải có thêm chữ duyên. Nhân - duyên - quả. Nếu có nhân mà không có đủ duyên thì quả kg thành, như gieo hạt giống mà không đủ duyên: đất, nước, không khí, ánh sáng...thì kg bao giờ có cây có quả. Nhân của vấn đề này là quả của vấn đề kia, quả vấn đề kia là nhân vấn đề nọ, cho nên nhà Phật có câu gọi là trùng trùng duyên khởi, nhân quả chằng chịt, và việc đi tìm nguồn gốc vạn vật vũ trụ là điều không thể. Ví dụ đơn giản như tìm nguồn gốc loài người, nếu có một chủ thể đầu tiên tạo ra con người thì đặt câu hỏi ai tạo ra cái chủ thể đầu tiên đó? Nếu có thì nó không phải là gốc đầu tiên, nếu không thì tự nhiên từ không sanh ra có là vô lý. Cho nên nhà Phật gọi là vô thủy vô sanh. Ví dụ hạt mưa do đâu sanh ra, nó là do duyên tụ hợp của mây không khí, độ ẩm.....đủ duyên nó hiện thành hạt mưa, bản chất hạt mưa khi nắng nó ẩn trong không khí đám mây, và hiện ra khi đủ duyên, và lại ẩn đi sau khi trời mưa xuống thành dòng nước, nó không sinh không diệt chỉ là đủ duyên thì hiện, hết duyên thì ẩn thông qua trạng chuyển chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác! Người giác ngộ kiến tánh là người chứng thực bản tâm vô sanh này!

Bài viết rất giống với lý này của nhà Phật, khi mô hình hội tụ đủ duyên (cung cầu, tin tức, phe thắng thế đánh theo mô hình...) thì mô hình sẽ hiện ra, còn nếu duyên chưa đủ thì nó vẫn ẩn. Trader là người tìm mô hình có duyên xác suất hiện ra cao! Thanks Bác @captainfx !
Chưa có series chém gió mới à cụ?
 
Các bác vẫn hay có kiểu biến điều đơn giản hiển nhiên thành ný nuận phức tạp nhỉ :)
 
Các bác vẫn hay có kiểu biến điều đơn giản hiển nhiên thành ný nuận phức tạp nhỉ :)
 
Các bác vẫn hay có kiểu biến điều đơn giản hiển nhiên thành ný nuận phức tạp nhỉ :)
nếu cuộc sống mà đơn giản quá thì đôi khi thành ra đơn điệu, phải tô vẽ tí cho nó phong phú sắc màu, kaka. Chứ đơn giản kiểu Bác thì diễn đàn lấy gì có bài viết cho Bác đọc hoài!
 
nếu cuộc sống mà đơn giản quá thì đôi khi thành ra đơn điệu, phải tô vẽ tí cho nó phong phú sắc màu, kaka. Chứ đơn giản kiểu Bác thì diễn đàn lấy gì có bài viết cho Bác đọc hoài!
E cũng chém tí cho vui, chứ ai đọc bài cũng gật theo bác hết thì chán bác nhỉ.
Nhân bài này, E nhớ ngày xưa có bác gì viết bài vẽ vời Ichimoku lên thành đạo nọ đạo kia, viết văn kiểu kiếm hiệp huyền bí ấy... Đọc cũng cuốn hút.
 
E cũng chém tí cho vui, chứ ai đọc bài cũng gật theo bác hết thì chán bác nhỉ.
Nhân bài này, E nhớ ngày xưa có bác gì viết bài vẽ vời Ichimoku lên thành đạo nọ đạo kia, viết văn kiểu kiếm hiệp huyền bí ấy... Đọc cũng cuốn hút.
hihi, thế nó mới phong phú đa dạng, chúc Bác cuối tuần zui zẻ nha!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên