Sự thật chuyện cô giáo Việt kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ đầu tư tài chính ủy thác

Sự thật chuyện cô giáo Việt kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ đầu tư tài chính ủy thác

Sự thật chuyện cô giáo Việt kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ đầu tư tài chính ủy thác

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,547
34,867
Báo Lao Động nhận được phản ánh từ bạn đọc về việc có đối tượng cắt ghép, chỉnh sửa thông tin, đính kèm logo của báo đăng tải trên mạng xã hội Facebook với mục đích dụ dỗ, lừa đảo giáo viên đầu tư theo hình thức ủy thác.

5.jpeg
Bài viết đăng trên Báo Lao Động điện tử ngày 26.9.2022.

Ngang nhiên cắt ghép, chỉnh sửa thông tin


Cụ thể, ngày 26.9.2022, Báo Lao Động đăng tải bài viết với tựa đề “Lương giáo viên thấp, sao có người kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng?”. Bài báo phản ánh thực trạng mức lương của giáo viên và nguồn thu khác nhau của mỗi nhà giáo.

Theo đó, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 04/2019/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước. Qua đó, có thể thấy, mức lương của giáo viên trong 5 năm đầu công tác chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng (đã trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế). Đó cũng là lí do khiến một số giáo viên bỏ nghề.

Ngược lại, cũng có giáo viên có thu nhập lên đến cả trăm triệu đồng một tháng. Họ tiết lộ lí do nguồn thu khủng này đến từ việc dạy thêm. Tại các thành phố lớn, đặc biệt là khu vực nội thành, giá tiền mỗi buổi học thêm dao động từ 50.000 - 300.000 đồng/buổi tùy thuộc vào số lượng học sinh cũng như danh tiếng của thầy cô.

Lợi dụng thông tin từ bài báo này, chiều ngày 22.5.2023, một đối tượng có nick Facebook là Văn Ngọc Tú đã ghép hình ảnh một nữ giáo viên mặc áo dài màu vàng vào bài báo trên. Đáng nói, tựa đề vẫn không đổi nhưng đoạn chapeau - phần diễn giải tiêu đề đã bị “biến tấu” thành một nội dung hoàn toàn khác.

Cụ thể, bài báo giả mạo Báo Lao Động chỉnh sửa sapo có nội dung: “Theo bật mí của cô Tú, nhiều giáo viên có thu nhập từ 50 triệu đến 300 triệu đồng mỗi tháng nhờ đầu tư ủy thác”.

Tinh vi hơn, dưới đoạn sapo đối tượng còn diễn giải thêm, việc này với mục đích mong muốn phụ nữ ngày nay có thể độc lập, tự chủ về kinh tế…

6.jpeg
Đối tượng cắt ghép, chỉnh sửa thông tin, lấy hình ảnh logo của Báo Lao Động nhằm lừa đảo giáo viên. Ảnh: Bạn đọc cung cấp



Sau khi chụp màn hình bài báo giả mạo, đối tượng có nick Facebook Văn Ngọc Tú chia sẻ kèm các thông tin tiền đổ vào tài khoản từ 100.000 đồng - 500.000 đồng. “Bản thân mình là một giáo viên, chia sẻ từ cá nhân của mình mỗi ngày chỉ 15 phút giờ ra chơi để ủy thác với một chiếc điện thoại và tài khoản banking đã có thể thu tiền về hàng tháng lên tới 9 con số. Điều bất ngờ hơn là mình cũng chỉ xuất phát điểm ban đầu là con số rất nhỏ chưa tới 500.000 đồng. Ai quan tâm có thể nhắn tin cho Tú hướng dẫn tận tình nhé” - đối tượng này viết.

Theo ghi nhận, ngoài bài viết trên, đối tượng Văn Ngọc Tú còn đăng kèm hình ảnh “cô giáo Tú” với nhiều khoảnh khắc đi chơi với đồng nghiệp, gia đình, bạn bè nhằm tăng thêm độ tin cậy. Không chỉ vậy, đối tượng này cũng đăng tải những hình ảnh chia sẻ đã có 675 người rút tiền thành công từ hình thức đầu tư này.

Sáng 23.5, khi phóng viên tìm cách liên hệ để phản hồi về việc đối tượng giả mạo, cắt ghép hình ảnh thông tin trên Báo Lao Động, đối tượng lập tức khóa Facebook.



Dùng mạng xã hội cần tỉnh táo


Dưới góc độ pháp lí, luật sư Nguyễn Đoàn - Hệ thống Luật sư X (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) nhận định việc tự ý lấy hình ảnh nhân vật trên các trang báo chính thống rồi cắt ghép, photoshop sửa đổi bài thành một hướng khác hoàn toàn và không có thật là hành vi vi phạm pháp luật.

“Tùy theo tính chất mức độ, hậu quả có thể bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội quy định tại Điểm a, Điểm đ, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3.2.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng” - luật sư Nguyễn Đoàn cho hay.

Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”, với khung hình phạt cao nhất là đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù đến 7 năm theo Điều 288 Bộ luật Hình sự hoặc “Tội vu khống” quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 có thể bị phạt đến 7 năm tù.

Luật sư Nguyễn Đoàn khuyến cáo, trước hết người đọc cần có một tâm thế đúng khi tiếp nhận các thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội. Kiểm chứng các thông tin, nguồn phát thông tin đặc biệt là các thông tin thiếu căn cứ, cơ sở hoặc đến từ các nguồn không chính thống và đề cao cảnh giác đối với các thông tin này. Ngoài ra, người đọc cần báo cáo cơ quan có thẩm quyền, đơn vị quản lí cung cấp dịch vụ các trang mạng xã hội khi phát hiện các thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật để ngăn chặn, xử lí kịp thời.

Nguồn: Báo lao động
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 839 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,165 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 317 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,917 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,464 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên