Tại sao các Ngân hàng Trung ương phương Tây lại thất bại trong việc dự báo lạm phát đến mức uy tín sụt giảm?

Tại sao các Ngân hàng Trung ương phương Tây lại thất bại trong việc dự báo lạm phát đến mức uy tín sụt giảm?

Tại sao các Ngân hàng Trung ương phương Tây lại thất bại trong việc dự báo lạm phát đến mức uy tín sụt giảm?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,522
34,839
Việc không lường trước được mức độ nghiêm trọng của lạm phát đã khiến nhiều Ngân hàng Trung ương hứng chịu chỉ trích.

Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tổ chức cái gọi là “Lễ hội của những sai lầm” trong tuần này. Đây là sự kiện được tổ chức để rút ra những bài học từ các thảm họa tài chính trong quá khứ. Tuy nhiên, một số người lập luận rằng các nhà lãnh đạo BoE nên tập trung vào những sai lầm gần đây hơn là trong quá khứ, FT đưa tin.

Các nền kinh tế toàn cầu đang phải đương đầu với một đợt lạm phát kéo dài và gay gắt “chưa từng có” trong một thế hệ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đều không phát hiện ra nguy cơ giá cả tăng vọt trong bối cảnh những gói kích thích tài chính và tiền tệ kỷ lục được tung ra nhằm hạn chế tác động của đại dịch Covid-19.

Hầu hết các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã không lường trước lạm phát sẽ tăng cao. Sau đó, họ lại kỳ vọng quá lớn vào tốc độ hạ nhiệt của lạm phát. Các nhà kinh tế tại BoE và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thì đánh giá thấp quy mô và sự dai dẳng của lạm phát. Trên quy mô toàn cầu, những dự báo thiếu chính xác đã khiến nhiều ngân hàng trung ương không thực hiện được vai trò chủ yếu của mình: Duy trì sự ổn định giá cả.

Việc không nhận diện được lạm phát không chỉ khiến các ngân hàng trung ương gặp rủi ro từ bất ổn tài chính khi phải tăng lãi suất nhanh hơn bình thường mà còn đe dọa trực tiếp tới uy tín của các tổ chức, vốn dựa vào niềm tin để lèo lái nền kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững.

Screen Shot 2023-05-20 at 12.45.32.png



Stephen King, cố vấn kinh tế cấp cao của HSBC, cho rằng sự thất bại tập thể này bắt nguồn từ sự “tự tin” của các nhà hoạch định chính sách, những người tin rằng họ có thể kiểm soát kỳ vọng củ công chúng về những gì xảy ra với giá cả trong tương lai.

Thông thường, quyết định của các doanh nghiệp về giá cả cũng như nhu cầu tăng lương của người lao động có thể bị ảnh hưởng bởi mục tiêu lạm phát 2% mà các ngân hàng trung ương đặt ra. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi tình hình ổn định. Khi áp lực tăng giá xuất hiện, mọi người sẵn sàng tin rằng các Ngân hàng Trung ương đang “nói những thứ xa rời với thực tế”. Lạm phát càng tăng, sự hoài nghi càng lớn và nỗ lực “dập tắt đà tăng giá” của các ngân hàng trung ương sẽ khó chồng khó.

Và hậu quả đã xảy ra. Sự sụt giảm uy tín trong khả năng kiểm soát lạm phát đã khiến các Ngân hàng Trung ương phải tăng lãi suất với tốc độ rất mạnh nhằm thuyết phục các nhà đầu tư và công chúng về cam kết giảm lạm phát của họ.

Thực tế, có những ngân hàng trung ương không chỉ “sửa sai” mà còn sẵn sàng “nhận sai”. ECB đã nhận lỗi vì đánh giá thấp lạm phát và hứa trong tương lai sẽ tập trung nhiều hơn vào lạm phát cơ bản so với các mô hình dự báo. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cũng đã nói chuyện cởi mở về “những đánh giá sai lầm”của mình trong việc dự báo lạm phát dù điều này không xuất hiện trong các văn bản chính thức.

Trong khi đó, BoE tỏ ra hiếu chiến hơn, lập luận rằng những sai lầm của họ "rất nhỏ". Họ đổ lỗi cho bất ổn địa chính trị ở Ukraina, điều được mô tả là không thể dự đoán. Tuy nhiên, lập luận này đã gặp phải những phản bác.

Richard Hughes, người đứng đầu cơ quan giám sát tài chính độc lập của Vương quốc Anh, cho biết việc không nhận ra áp lực tăng giá cùng với việc đánh giá thấp sự suy giảm tăng trưởng là 2 vấn đề lớn.

inflation.jpeg



Ông Mohamed El-Erian, chủ tịch của Queens 'College, Cambridge, đồng thời là cố vấn của Allianz, nói rằng việc tuyên bố lạm phát chỉ là tạm thời của Cục dự trữ Liên bang Mỹ được xem là “một trong những dự đoán tồi tệ nhất nhiều thập kỷ”. Ông này cho rằng nếu FED kiểm tra chặt chẽ hơn số liệu từ các doanh nghiệp và tác động từ các động thái của mình, họ sẽ sớm phát hiện ra rủi ro từ lạm phát.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng các ngân hàng trung ương phải đối mặt với nhiều quyết định khó khăn. Họ không chỉ phải đưa ra dự báo về lạm phát mà còn phải quyết định những chính sách có thể tác động tới giá cả trong 2 năm tiếp theo. Trong khi đó, những gì đang xảy ra ở Ukraine khiến mọi thứ khó đoán hơn rất nhiều.

Nguồn: Cafef
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,842 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 840 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,677 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 333 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,492 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên