2022: Năm mây đen phủ kín nền kinh tế thế giới!

2022: Năm mây đen phủ kín nền kinh tế thế giới!

2022: Năm mây đen phủ kín nền kinh tế thế giới!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,568
34,892
Năm 2022 khởi đầu khá yên bình khi thế giới dần thoát khỏi trạng thái “ngủ đông” vì COVID-19. Nhưng sóng gió nhanh chóng ập đến khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra, làm đảo lộn đời sống của người dân. Cùng với đó là hàng loạt bất ổn kéo tới như lạm phát, khủng hoảng năng lượng và giá tài sản tài chính bổ nhào.

Chiến sự Nga - Ukraine


Ngày 24/02, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine và khởi đầu cho xung đột giữa hai quốc gia.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.35.21.png

Xung đột Nga - Ukraine gây ra nhiều tác động xấu cho kinh tế thế giới, đặc biệt là sự gián đoạn nguồn cung năng lượng, thực phẩm và đẩy giá hàng hóa tăng mạnh. Đây cũng là một phần nguyên do thúc đẩy lạm phát tăng mạnh trong năm 2022.

Giá dầu lên 139 USD/thùng


Năm nay, giá dầu thô thế giới liên tục chịu nhiều biến động lớn, từ việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Mỹ và châu Âu áp lệnh trừng phạt lên Moskva đến Trung Quốc phong tỏa và nới lỏng phong tỏa các thành phố lớn trong đại dịch.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.35.30.png
Diễn biến giá dầu Brent - Đvt: USD/thùng

Dầu Brent khởi đầu năm 2022 ở mức 78 USD/thùng. Đến ngày 24/2, khi xung đột quân sự Nga - Ukraine chính thức nổ ra, giá dầu đã tiến sát 100 USD. 2 tuần sau, Brent lên 139 USD/thùng - cao nhất kể từ năm 2008 - do thông tin Mỹ sắp cấm nhập dầu Nga.

Năm đi lệch khỏi mọi tính toán của Fed


Bước sang năm 2022, Chủ tịch Fed Jerome Powell và các thành viên tại Fed liên tục đánh giá thấp lạm phát và cho rằng lạm phát chỉ cao tạm thời. Tuy nhiên, lạm phát đột ngột tăng mạnh vì sự gián đoạn nguồn cung vốn trở nên trầm trọng hơn do cuộc chiến Nga - Ukraine.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.35.39.png

Điều này khiến Fed bị chậm chân trong việc kiểm soát giá cả và sau đó phải vội vã tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập niên. Trong năm 2022, Fed đã thực hiện 7 đợt nâng lãi suất, trong đó có 4 đợt nâng 75 điểm cơ bản và 1 đợt tăng 50 điểm cơ bản.

Trong biểu đồ “dot-plot” mới nhất, phần lớn thành viên Fed dự báo sẽ tăng lãi suất cho tới mức 5.1% trong năm 2023. Sau đó, cơ quan này có thể ngừng nâng lãi suất để đánh giá và quan sát tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế. Theo dự báo, họ sẽ quay đầu giảm lãi suất trong năm 2024.

Không chỉ Fed, NHTW của các quốc gia khác cũng tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát cao.

Lạm phát tăng vọt trên toàn cầu


Ở nhiều quốc gia, lạm phát đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt khỏi mức đỉnh nhiều thập niên. Tuy vậy, con số lạm phát mới đây ở các quốc gia lớn nhất thế giới vẫn khá đáng ngại, với áp lực giá cả vẫn còn cao khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục giữ giá năng lượng và thực phẩm ở mức cao.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.35.58.png
Diễn biến lạm phát ở các nước phát triển

Hiện ở một số quốc gia, áp lực giá cả đã dịu bớt phần nào với giá bán sỉ năng lượng, thực phẩm cũng giảm. Các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư cũng kỳ vọng áp lực lạm phát sẽ ổn định trở lại trong vài năm tới.

Sri Lanka chính thức vỡ nợ


Ngày 18/05/2022, Sri Lanka vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử khi không thể trả lãi 78 triệu USD với các lô trái phiếu đáo hạn năm 2023 và 2028.

Đất nước Sri Lanka đang chìm trong bất ổn chính trị và kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka Nandalal Weerasinghe dự báo lạm phát nước này sẽ lên 40% trong vài tháng tới. Chính phủ mới của Sri Lanka thậm chí muốn bán hãng hàng không quốc gia SriLankan Airlines để giảm lỗ.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.36.07.png

Sự tức giận của công chúng đã bùng lên thành các cuộc biểu tình và buộc Chính phủ vào tháng trước tuyên bố sẽ ngừng thanh toán khoản nợ nước ngoài trị giá 12.6 tỷ USD để bảo toàn tiền mặt cho các mặt hàng thiết yếu.

Sri Lanka đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói cứu trợ. Họ cũng đang đàm phán tái cấu trúc nợ với các chủ nợ. Trước đó, quốc gia này tuyên bố cần 3-4 tỷ USD trong năm nay để thoát khủng hoảng.

Elon Musk mua Twitter


Bắt đầu gom cổ phiếu Twitter từ đầu năm, tỷ phú Elon Musk thể hiện ý định mua lại mạng xã hội này. Tuy nhiên, con đường thâu tóm Twitter của ông Musk không hề bằng phẳng với nhiều lần “quay xe” từ chối thực hiện thương vụ và vướng vào kiện tụng với Twitter. Sau 9 tháng trắc trở, vào cuối tháng 10/2022 tỷ phú Elon Musk chính thức sở hữu mạng xã hội này với giá 44 tỷ USD.

Elon Musk khẳng định, mục tiêu của ông khi mua lại Twitter là đảm bảo môi trường tranh luận lành mạnh, thay vì là nơi thể hiện những quan điểm tiêu cực để gây thù hằn và chia rẽ trong xã hội.

Sau khi nắm quyền lãnh đạo Twitter, ông Elon Musk đã sa thải 50% nhân sự để cắt giảm chi phí, đồng thời nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Twitter đã phải rời đi. Sáng kiến gần đây nhất của Twitter dưới thời ông Musk là Twitter Blue - hình thức trả phí sử dụng mạng xã hội hằng tháng. Những người đăng ký Twitter Blue có nhiều quyền lợi, bao gồm được cấp quyền truy cập sớm vào một số tính năng mới của nền tảng.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.36.19.png

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn nắm quyền điều hành, ông Elon Musk cho biết sẽ rời bỏ vị trí lãnh đạo Twitter khi tìm được người kế nhiệm phù hợp.

"Tôi sẽ từ chức CEO ngay khi tìm thấy ai đủ dại khờ để nhận công việc này. Sau đó, tôi sẽ chỉ điều hành nhóm phần mềm và máy chủ" - ông Musk tweet vào sáng 21/12.

Khủng hoảng tại Credit Suisse


Cách đây vài tháng, Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai tại Thụy Sỹ và cũng là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới - chìm trong khủng hoảng, với bức tranh tài chính ảm đạm và tình hình kinh doanh không mấy khả quan.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.36.29.png

Rắc rối của Credit Suisse đến từ những sai lầm trong quá khứ của ngân hàng này. Đó có thể là sai lầm trong đầu tư dẫn đến thua lỗ nặng cho khách hàng họ quản lý. Đó là những xì căng đan trong quan hệ nội bộ hay các vụ bị phạt nặng do rửa tiền cho nhiều giới, kể cả trùm ma túy.

Tất cả dẫn đến mức lợi nhuận giảm, thị phần giảm, niềm tin của khách hàng giảm và từ đó làm giảm luôn giá cổ phiếu cũng như giá trị thị trường của Credit Suisse. Giá cổ phiếu của Credit Suisse có lúc giảm 55% so với đầu năm.

Hiện Credit Suisse đang ra sức tái cấu trúc. Theo kế hoạch cải tổ vừa công bố hồi cuối tháng 10, Credit Suisse sẽ phân tách mảng ngân hàng đầu tư thành một doanh nghiệp độc lập có tên CS First Boston, đồng thời tạo một đơn vị để rà soát, giảm bớt quy mô của các mảng kinh doanh có hiệu suất thấp và không phải là mảng chiến lược.

Để tài trợ cho kế hoạch tái cấu trúc, Credit Suisse huy động 4 tỷ Franc (4.3 tỷ USD) từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ và chào bán công khai.

Euro ngang giá USD lần đầu tiên sau 20 năm


Trong năm nay, đồng Euro liên tục mất giá so với USD, do cú sốc năng lượng từ xung đột tại Ukraine đẩy châu Âu đến bờ vực khủng hoảng kinh tế.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.36.37.png


Đến giữa tháng 7, lần đầu tiên sau 20 năm, 1 Euro đổi được 1 USD. Giới phân tích khi đó cảnh báo đồng tiền chung châu Âu có thể ghi nhận năm tệ nhất kể từ khi ra mắt.

Euro sau đó tiếp tục yếu đi, xuống mức 1 euro đổi được 0.96 USD vào cuối tháng 9. Dù vậy, đồng tiền này về cuối năm đã bật tăng trở lại, do USD mất giá, khi nhà đầu tư đặt cược Fed giảm tốc độ nâng lãi suất. Hiện mỗi Euro có giá 1.06 USD.

Ông Donald Trump chạy đua tranh chức Tổng thống Mỹ năm 2024


Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử trong năm 2024 vào ngày 15/11, tuyên bố mình là ứng cử viên cho chức Tổng thống Mỹ và thiết lập một ủy ban chiến dịch tranh cử mới.

Ông vẫn quyết định tuyên bố tranh cử dù Đảng Cộng hòa không có kết quả khả quan trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.36.46.png

Tuy nhiên, trong nội bộ Đảng Cộng hòa, ông Trump dường như không còn là ứng cử viên số một của Đảng, mà là Ron DeSantis - Thống đốc bang Florida.

Ông Ron DeSantis được xem là ngôi sao sáng trong bối cảnh các thành viên Đảng Dân chủ đang chiếm ưu thế trong cuộc đua ở Thượng viện và cuộc đua tranh chức Thống đốc. Trong các cuộc khảo sát sớm của YouGov, tỷ lệ ủng hộ ông DeSantis đã vượt ông Donald Trump.

Sóng gió chính trường Anh


Chỉ trong vòng 2 tháng, nước Anh đã thay đổi 3 vị Thủ tướng. Ngày 07/07/2022, ông Boris Johnson tuyên bố từ chức Thủ tướng Anh sau khi vướng quá nhiều bê bối và bị chỉ trích vì mở tiệc giữa lúc nước Anh đang phong tỏa nhằm ngăn COVID-19 hồi năm 2020.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.37.02.png

Chức Thủ tướng sau đó được bà Liz Truss kế nhiệm. Tuy nhiên, các chính sách kinh tế theo chủ nghĩa tự do mà bà theo đuổi gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính, buộc Ngân hàng Trung ương Anh phải can thiệp khẩn cấp và cuối cùng ông Kwarteng bị sa thải.

Dưới quá nhiều áp lực, bà Liz Truss tuyên bố từ chức Thủ tướng vào ngày 20/10/2022, chỉ sau 44 ngày đảm nhiệm chức vụ. Kế vị bà Liz Truss là ông Rishi Sunak. Ông tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng vào ngày 25/10/2022.

Nữ hoàng Anh băng hà


Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà tại lâu đài Balmoral ở Scotland vào ngày 08/09. Bà qua đời ở tuổi 96 sau 70 năm trị vì, là người ngự trị ngai vàng lâu thứ hai trên thế giới. Thái tử Charles, con trai cả của Nữ hoàng, kế vị ngai vàng.

Screen Shot 2022-12-31 at 12.37.10.png

Hàng loạt ông lớn tiền ảo phá sản


Năm 2022 là một năm khốc liệt với lĩnh vực tiền ảo. Bitcoin giảm 65% kể từ đầu năm, trong khi hàng loạt đồng tiền ảo khác cũng rớt thảm. Nhiều ông lớn trong ngành này đã đệ đơn phá sản.

Luna - vốn được đánh giá là đáng tin cậy, có sự hậu thuẫn lớn về tài chính - và stable coin UST của Terra sụp đổ.

Sau đó, vào tháng 7, quỹ đầu tư Arrows Capital (3AC) nộp đơn xin phá sản ở Mỹ. Vài ngày sau, sàn giao dịch tiền số Voyager Digital có động thái tương tự, với các khoản nợ ước tính lên đến 10 tỷ USD từ hơn 100,000 chủ nợ. Cũng trong tháng đó, Celsius Network - hãng cho vay tiền số hàng đầu thế giới - phá sản.

image1.jpeg

Đáng chú ý nhất trong năm nay là sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền ảo FTX. Từng được định giá 32 tỷ USD hồi đầu năm, FTX tháng trước đã nộp đơn xin phá sản. Nhà sáng lập Sam Bankman-Fried bị bắt với cáo buộc lừa đảo tiền của người dùng. Cú sập của FTX còn khiến BlockFi - một trong những hãng cho vay tiền số lớn nhất thế giới - phá sản cuối tháng trước.

Gần đây hơn, một trong những công ty đào Bitcoin niêm yết lớn nhất tại Mỹ - Core Scientific, đã nộp đơn xin phá sản.

Nguồn: Fili
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 288 Xem / 2 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,628 Xem / 1,105 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 382 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 764 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 320 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 628 Xem / 14 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên