4 Khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống SMC của ICT

4 Khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống SMC của ICT

4 Khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống SMC của ICT

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,398
29,053
Trong SMC có rất nhiều khái niệm quan trọng mà bạn cần nắm được, những khái niệm đó giúp cho bạn có thể nắm được cách thức phân tích thị trường dễ dàng hơn. Có thể những anh em mới tiếp cận hệ thống này sẽ bị ngộp bởi có quá nhiều thứ cần phải biết nếu như muốn giao dịch theo hệ thống này.

Vậy thì đừng ép bản thân phải nắm hết tất cả những khái niệm đó trong một lúc, bạn hãy bắt đầu từ những khái niệm cơ bản và cốt lõi nhất trong hệ thống này là được.

Trong các khái niệm cơ bản trong hệ thống SMC thì có 4 khái niệm quan trọng mà bạn cần phải nắm được mà trong bài viết này chúng ta sẽ một lần nữa nhắc lại chúng nhé.

4 khái niệm cơ bản đó bao gồm:
  • Thanh khoản (Liquidity)
  • Sự di chuyển mạnh (Displacement)
  • Sự thay đổi cấu trúc (Market Structure Shift – MSS)
  • Vùng dẫn dụ (Inducement)

Thanh khoản (Liquidity)


Thực ra có khá nhiều loại thanh khoản trên biểu đồ nhưng thực chất thì chúng chỉ thuộc một trong hai loại bên dưới đây:
  • Thanh khoản bên mua (Buy Side Liquidity – BSL): đó là nơi những người bán khống sẽ đặt dừng lỗ của họ tại đó
  • Thanh khoản bên bán (Sell Side Liquidity – SSL): đó là nơi những người mua sẽ đặt dừng lỗ của họ tại đó
Và những vùng thanh khoản này thường được phân loại thành đỉnh và đáy trên biểu đồ. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thể xác định được thanh khoản bên mua và bên bán thông qua các đỉnh đáy được hình thành trước đó.

Các bạn nhìn hình bên dưới, đây chính là thanh khoản bên mua và bên bán mà mình đang muốn nói tới:

upload_2024-1-4_16-0-2.png


Tương tự như biểu đồ này:

upload_2024-1-4_16-0-14.png




Tại sao thanh khoản lại quan trọng?

Bởi vì thanh khoản là yếu tố chính để thị trường di chuyển, các tổ chức lớn thường tập trung vào những vùng thanh khoản trên thị trường để tích lũy vị thế của mình và đó cũng là mục tiêu mà giá có thể sẽ hướng tới.

Cho nên đối với các trader nhỏ lẻ như chúng ta thì đó là những vùng giá tiềm năng để tìm tín hiệu giao dịch cũng như là điểm thoát lệnh cho chiến lược hiệu quả.

Sự di chuyển mạnh (Displacement)


Sự dịch chuyển mạnh của giá về một hướng thường xuất hiện dưới dạng một hoặc một nhóm nến được định vị theo một xu hướng nhất định.

Những nến này thường có thân nến lớn và đuôi nến rất nhỏ, thậm chí là không có đuôi nến. Tín hiệu này gợi ý cho chúng ta xu hướng rõ ràng đang nghiêng về một phía là người mua hoặc người bán.

Nói chung là tín hiệu di chuyển mạnh này được hình thành bởi áp lực mua hoặc bán mạnh mà hình thành, như hình bên dưới:

upload_2024-1-4_16-0-39.png


Ở hình trên bạn có thể thấy áp lực bán mạnh được hình thành bởi một cụm nến giảm có thân nến lớn và đuôi nến nhỏ:

Tương tự ở hình này cũng vậy:

upload_2024-1-4_16-0-54.png


Những đợt giá di chuyển mạnh như thế thường sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch. Đó cũng là tín hiệu cho thấy sự có mặt của những tổ chức lớn, cho thấy thị trường đang muốn đẩy giá đi theo xu hướng tăng hoặc giảm.

Từ đó chúng ta có thể nương theo hướng đi đó để xây dựng chiến lược giao dịch.






Sự thay đổi cấu trúc (Market Structure Shift – MSS)


Đây là khái niệm thứ ba, là khái niệm quan trọng trong hệ thống SMC. Khi một xu hướng bị phá vỡ, thì đó là tín hiệu cho thấy thị trường có thể đảo chiều mạnh mẽ. Đây cũng là tín hiệu quan trọng trong việc xác định cấu trúc thị trường hiện tại.

Nếu như bạn thấy thị trường đang nằm trong xu hướng tăng thì thời điểm thị trường phá vỡ và thay đổi cấu trúc là khi giá phá vỡ đáy trước trong cấu trúc tăng giá để hình thành đáy thấp hơn, hay còn gọi là Lower Low (LL).

Tương tự ngược lại trong cấu trúc giảm giá, nếu như giá phá vỡ đỉnh trước trong cấu trúc giảm thì đó là thời điểm cấu trúc thay đổi qua tăng giá và hình thành đỉnh cao hơn hay còn gọi là Higher High (HH).

Và lưu ý rằng là tín hiệu thay đổi cấu trúc này thường xảy ra sau một đợt di chuyển mạnh (Displacement).

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-4_16-1-25.png


Ta thấy thị trường trước đó nằm trong cấu trúc tăng giá với đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước.

Sau khi tìm được đến vùng thanh khoản, quét được thanh khoản bên mua thì giá quay đầu giảm phá vỡ đáy trước đó trong cấu trúc tăng để hình thành đáy thấp hơn. Đây chính là tín hiệu cho thấy cấu trúc có sự thay đổi từ tăng qua giảm.

Sau đó thì bạn thấy thị trường chuyển qua xu hướng giảm.

Sự thay đổi cấu trúc trong thị trường thực tế:

upload_2024-1-4_16-1-46.png




Vùng dẫn dụ (Inducement)


Khái niệm cuối cùng đó là vùng dẫn dụ. Đây là vùng thể hiện hành vi thao túng giá của những tổ chức lớn khiến các nhà giao dịch nhỏ lẻ nhảy vào thị trường quá sớm.

Khi vùng dẫn dụ xuất hiện trên biểu đồ thì lệnh dừng lỗ của các nhà gao dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các vùng dẫn dụ thường di chuyển ngược với xu hướng ban đầu, nó thường là kết quả của những đợt quét thanh khoản trong những khung thời gian thấp hơn.

Các bạn nhìn hình bên dưới là mô tả vùng dẫn dụ trong thị trường giảm giá và thị trường tăng giá:

upload_2024-1-4_16-2-12.png


Các bạn nhìn biểu đồ thực tế bên dưới:

upload_2024-1-4_16-2-24.png


Các vùng đỉnh nhỏ được đánh dấu trên biểu đồ thường chính là những vùng dẫn dụ, chúng ta tuyệt đối không nên tìm những tín hiệu giao dịch ở những vùng đó. Vì chúng thực chất chính là mục tiêu quét thanh khoản của những tổ chức lớn.



Ví dụ khi kết hợp tất cả những khái niệm này


Các bạn nhìn biẻu đồ bên dưới:

upload_2024-1-4_16-2-47.png

  • Đầu tiên các bạn thấy giá hình thành mô hình hai đáy và tạo bẫy giá bẫy những nhà giao dịch thông qua vùng dẫn dụ
  • Sau đó giá phá vỡ đỉnh của ngày trước đó, quét thanh khoản của những lệnh dừng lỗ của người bán phía trên đỉnh đó
  • Sau đó thì giá quay đầu giảm mạnh và phá vỡ cấu trúc chuyển qua cấu trúc giảm
  • Lúc này chúng ta có thể xác định được thị trường đã quét xong thanh khoản bên mua và có sự chuyển đổi cấu trúc từ tăng qua giảm với tín hiệu di chuyển mạnh nên chúng ta có thể chờ giá hồi về vùng giá quan trọng rồi canh bán được theo cấu trúc mới.
Đây chính là 4 khái niệm quan trọng trong hệ thống SMC mà các bạn cần phải nắm.

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,746 Xem / 1,106 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 832 Xem / 39 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 355 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,525 Xem / 112 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 575 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,903 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,360 Xem / 279 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên