Bàn về Phân Tích Kỹ Thuật

Bàn về Phân Tích Kỹ Thuật

Bàn về Phân Tích Kỹ Thuật

thuyanh

Active Member
94
469
Bàn về phân tích kỹ thuật (PTKT)

  • Phân tích kỹ thuật thật sự không thịnh hành đối với những người mới tham gia thị trường, và dễ gây hiểu lầm bởi tên gọi của nó. Bài viết này sẽ trình bày về quan điểm cá nhân, nếu có gì trái ý của bạn thì bỏ quá cho. Nhưng tất nhiên, mình vẫn hy vọng trong cả bài viết dưới đây sẽ có ý nào đó khiến bạn cảm thấy mới mẻ và đồng tình.
1. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ?

"Phân tích kỹ thuật là một kỹ thuật giao dịch được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch bằng cách phân tích các xu hướng thống kê thu thập được từ hoạt động giao dịch, chẳng hạn như chuyển động giá và khối lượng." - Investopia.​
  • Theo mình thì PTKT phải bắt đầu từ việc hiểu về thị trường. Trong đó thị trường là nơi mà Cung-Cầu gặp nhau. Và giá cả là tín hiệu của thị trường. Giá tăng cho thấy Cung giảm tương đối so với Cầu và ngược lại.
  • Nếu như phân tích cơ bản là tìm kiếm các yếu tố tác động đến Cung-Cầu để dự báo giá trong tương lai thì PTKT lại ngược lại. PTKT sử dụng giá cả và thời gian để dự báo giá cả trong tương lai từ đó giải thích các phản ứng mà Cung-Cầu tạo ra.
  • Điều đầu tiên phải ghi nhớ trong PTKT đó là các phản ứng trong quá khứ sẽ lặp lại trong tương lai mặc kệ đó là ngẫu nhiên hay có sắp đặt. Nó giống như việc giá Máy bay cao hơn giá gạo (thứ tạo nên giá trị sử dụng cao hơn) sẽ tiếp tục cao hơn giá Gạo trong tương lai vậy. Hoặc giả như cuộc khủng hoảng Củ hoa Tuy Lip sẽ lặp lại trên một sản phẩm khác vậy. Nói tóm lại là trong điều kiện thích hợp, Cung-Cầu sẽ phản ứng tương đối giống nhau. Vì thế, các phương pháp giao dịch theo PTKT được đưa ra để cố định những điều kiện này.
2. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN CÁI NÀO HƠN?

  • Bản thân mình thì hầu như bỏ qua PTCB (có thể do trình độ về phân tích cơ bản của mình khá kém, mà phân tích kiểu pha ke thì chắc tự đào hố chôn tiền thôi *Cười*). Nhưng rõ ràng, nhiều nhà PTCB rất thành công, và thường thì vốn của họ rất lớn.
  • Mình có xem một vài video của Anton Kreil - cố vấn đầu tư của Goldman Sachs thì ổng chia sẻ rằng PTKT chỉ chiếm 30% trong các phân tích của họ. Nhưng khi đọc qua cuốn Phù thủy chứng khoán của Jack D. Schwager thì mình nhận ra rằng: Giao dịch là một lĩnh vực đặc biệt. Phương pháp của bạn là của bạn, không có đúng hay sai và chẳng ai copy được đâu. Miễn là nó giúp bạn kiếm được tiền thường xuyên thì có dùng PTCB, PTKT, phân tích tin tức, hay sử dụng tin nội bộ... cũng Ok hết!
  • Nếu bạn muốn thành công theo trường phái nào đó mà xác định bản thân không phải là thiên tài thì nên đi học bài bản. Chỉ cần cái cơ bản thôi, cái mà ai cũng biết ấy, rồi thì phát triển lên. Nhưng tất nhiên là hãy học một cách có lộ trình bởi một thầy giáo uy tín và có một lịch sử rõ ràng, kiểm chứng được sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn ít nhất là vài năm đấy.
  • Cho dù bạn không kiếm được tiền thì cũng được bài học bổ ích. Giống như kiểu tại sao các quỹ lớn tuyển trader có bằng cấp ấy. Vì đơn giản là khi phạm phải một sai lầm nghiêm trọng gây tổn thất lớn thì trader có băng cấp ra đi, nhưng người tuyển dụng/quản lý của anh ta sẽ ở lại. Còn nếu tuyển một người không có bằng cấp, khi có sự cố sảy ra thì quản lý của anh ta cũng phải rời ghế! Nó có nghĩa là một ông "thầy bà" có thể sẽ cho bạn ít bài học hơn rất nhiều cái giá tiền mà bạn chi ra.
3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

  • Hãy đọc lại phía trên. Đừng quan tâm quá nhiều đến đúng hay sai. Công cụ phân tích của bạn có gì thì hãy dùng nó. Hãy nhìn ảnh minh họa. Bạn không nhất thiết phải vẽ các công cụ ra khi nó đã nằm trong đầu của bạn và bạn hiểu ý nghĩa của nó.
  • Một ví dụ điển hình cho điều này chính là huyền thoại Jesse Livermore (người mình cuồng *Cười lớn*) còn chẳng thèm vẽ cái đường giá nào cả. Thứ ông nhìn chỉ là những con số về giá cả được viết lên bảng mỗi ngày. Ichimoku là gì? Sóng Elliott là gì? MA là gì?...ông còn không biết. Vậy mà đó vẫn là một tượng đài trong đầu tư chứng khoán. (Về cơ bản thì ông thành công từ vai trò từ trader, tạo lập, quản lý cho đến lùa gà...và viết sách nữa).
  • Một ví dụ khác là John Bollinger (vẫn sống) - người sáng tạo ra chỉ báo Bollinger Bands và kiếm lợi nhuận từ nó và Bill M. Williams - người đưa ra bộ chỉ báo cá sấu mà nhìn vào thì hoa hết cả mắt ấy. Thứ PTKT của họ nó chẳng có teọ nào giống nhau hay đúng với bạn cả đúng không?
  • Lan man vậy, chứ theo mình. Học PTKT phải bao gồm ít nhất 3 nội dung (ai thêm được gì thì bổ sung nhé):
1 là nền tảng-tức là PTKT là gì, nó có những lưu ý gì và để làm gì. Cái này tùy vào "ngộ tính" và mức độ nghiên cứu của từng người nên mình không thể cụ thể hóa nó. Ví dụ với mình thì lưu ý lớn nhất của PTKT là tính cảm nhận thị trường. Tức là nếu bạn không thể hiểu về phương pháp của mình đủ sâu để cảm nhận những rủi ro bất thường, sự cố chấp trong SL và TP của bạn sẽ khiến bạn có những khoản thua lỗ không đáng có. Tiếp đó là sự dứt khoát. Bởi nhiều khi nhà phân tích sẽ không dứt khoát cắt lỗ và chốt lời như kế hoạch đề ra đâu. Đó là lý do tại sao nhiều người khoe PTKT của họ, nhưng lịch sử của họ thì chẳng đâu vào đâu.

2 là lịch sử và ý nghĩa của các công cụ. Ví dụ như lý thuyết DOW ra đời bởi Charles H. Dow (CHĐ *Cười*) - Một trong hai người đồng sáng lập ra chỉ số Dow-Jones. Lý thuyết của ông áp dụng cho chứng khoán ở thời đại cách đây rất lâu rồi, nên khi áp dụng lý thuyết này sang các thị trường khác như Forex, Coin ắt sẽ có những lưu ý và bạn cần phải "test" để biết.

3 là các công cụ phân tích chủ yếu là dùng để mô tả thị trường, còn sử dụng mô tả đó như thế nào là ở bạn. Đừng để bị trói buộc bởi ai. Như đã nói ở trên, bạn không thể sao chép kinh nghiệm của người khác về phương pháp giao dịch nào đó. Hãy coi các chỉ báo, công cụ hoặc tất cả giống như những gợi ý. Gợi ý không có nghĩa là thị trường sẽ chuyển động cố định theo nó. Ví dụ nếu như thị trường có cố định các vùng hỗ trợ/kháng cự thì chúng sẽ tạo thành các mảng Sideway liên tục và trông khá ngộ nghĩnh đấy!​
  • Từ 3 yếu tố trên, bạn sẽ phải chọn lựa và xây dựng một công thức của riêng mình. Đừng đi tắt. Kinh nghiệm của mình là đi tắt thì toang đấy! Mình đi tắt rồi, và cũng chỉ dẫn bạn bè/người thân đi tắt rồi. Mình thì "toang", còn bạn bè mình thì chả hiểu cái mô tê gì và rồi không coi trọng những thứ đó, chỉ xong thì lại quay ra dẫm lại cái vết xe đổ mà mình từng ngã, chỉ là chưa chỉ cho họ cái vết đấy nó ngã đau như thế nào mà thôi.
4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT THÌ MẤT BAO LÂU?

  • Theo mình thì nó sẽ như thế này: Thời gian học từ lúc bắt đầu cho đến khi đạt kết quả nó phụ thuộc vào bản thân bạn. Phụ thuộc vào sự nghiêm túc và đam mê của bạn.
  • Mình biết rất nhiều người có kinh nghiệm thua lỗ trên thị trường 5 năm nhưng chưa từng thành công. Họ thích chia sẻ về phương pháp của mình, những thời điểm thành công mà họ đã đạt được, những kinh nghiệm thất bại họ từng trải qua...nhưng một lịch sử giao dịch ổn định thì không có, hoặc là vẽ ra!
  • Nhưng người đạt thành tích tốt nhất mà mình biết là một bạn sinh năm 1999, giao dịch demo 6 tháng và khi gặp mình đã tạo ra lợi nhuận liên tục (10-20%) trong 9 tháng (tài khoản thực) và chỉ sử dụng hệ thống indicator động lượng mà cậu ta xây dựng với thị trường Forex. Từ thời điểm đó đến giờ cũng hơn 1 năm rồi, và mình chưa gặp lại bạn đó để kiểm tra thêm. Nhưng thời gian trao đổi với bạn ấy, mình tin là bạn ấy sẽ ngày càng thành công với những nghiên cứu độc lập cá nhân.
5. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GIAO DỊCH ĐẦU CƠ NGẮN HẠN

  • Theo mình nó là tùy thị trường. Ví dụ như thị trường Forex, phần lớn thời gian các ngân hàng trung ương giữ ổn định tỉ giá nên lợi nhuận tạo ra từ giao dịch ngắn hạn (phân tích tốt) sẽ cao hơn trong dài hạn.
  • Nhưng với thị trường chứng khoán chẳng hạn, điểm mua tích cực có thể cho bạn nắm giữ vị thế đến khi thị trường thoái trào hoàn toàn. Tức là ví dụ như mua FPT từ năm 2012 đến khi doanh nghiệp khủng hoảng (chưa sảy ra) chẳng hạn. *Lưu ý đây là ví dụ chứ không phải phân tích FPT nghiêm túc rồi trình bày*.
  • Và tất nhiên, tùy vào phương pháp giao dịch của bạn mà kết quả sẽ là nắm giữ ngắn hạn, dài hạn hay là đạt Target mà thôi. Nhưng mình hay trêu đứa em rằng: Ai rồi cùng đi về nền giá phẳng mà thôi! *Blink*
6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC

  • Mình từng viết cả trăm con Robot và tiêu tốn khoảng 10.000$ cho chúng bằng các phương pháp giao dịch khác nhau trên thị trường Forex. Bạn biết điều gì không? Tất cả đều thất bại từ Robot tự viết cho đến đi mua. Phần thì vì mình nghĩ rằng phương pháp đó hiệu quả, phần thì vì dữ liệu lịch sử tải từ Stickdata cũng không thật sự chính xác, khi thì vấn đề ở khung giờ thanh khoản yếu... Nói chung là thất bại vì không thể tránh khỏi yếu tố con người.
  • Tâm lý giao dịch, Kế hoạch giao dịch, Quản trị vốn...chỉ được làm tốt khi bạn có một phương pháp giao dịch tốt và bạn đủ hiểu biết cũng như vững tin vào nó. Vấn đề còn lại là kinh nghiệm của bạn.
  • Nên đọc sách của những người thật sự kiếm được tiền từ thị trường. Họ viết sách nhiều lắm. Nhưng ví dụ như quyển sách "Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett" thì lại không được Warren Buffett viết ra nhé. Thị trường có nhiều thứ thương mại lắm. Đám đông thích những thứ họ cho là đúng, nổi tiếng và nghe có vẻ hay. Nhưng thật sự thì họ sẽ chỉ học được kinh nghiệm. Rất nhiều kinh nghiệm thất bại đấy! Bạn không muốn mình nằm trong đám đông chư? Thống kê của Hiệp hội chứng khoán Bắc Mỹ năm 2009 thì 70% nhà đầu tư thất bại (mất tiền) và chỉ có 11,5% kiếm được tiền ổn định.
  • Cuối cùng, hãy thường xuyên xem lại lịch sử giao dịch hay chí ít những mà cổ phiếu bạn đã tham gia nhé. Sai lầm hay thành quả được ghi nhớ mới trở thành kinh nghiệm. Lời khuyên này là của Mark Minervini nhé chứ mình không tự nghĩ ra đâu.
CẢM ƠN BẠN ĐÃ KIÊN NHẪN ĐỌC HẾT HƠN 2130 CHỮ PHÍA TRÊN VÀ CHÚC CÁC BẠN MỘT TUẦN MỚI ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG MỤC TIÊU ĐỀ RA!
------
Bài em sưu tầm
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 180 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 431 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên