Chém gió cùng "chây dơ" (3)

Chém gió cùng "chây dơ" (3)

Chém gió cùng "chây dơ" (3)

DeShiChang

Active Member
288
775
upload_2024-2-27_15-46-56.jpeg

Vâng! mọi hậu quả nghiêm trọng đa phần xuất phát từ chữ “ngu” mà ra, hôm nay chuyên mục chém gió cùng chây dơ sẽ bàn về chữ “ngu” trong trading

Thế “ngu là gì? Tui đọc qua rất nhiều khái niệm về chữ “ngu” nhưng giải thích nó cứ lòng vòng, theo ý tui “ngu” là từ chỉ những suy nghĩ, nói năng, hành động do con người thực hiện một cách chủ quan gây hậu quả xấu, hoặc có khả năng xảy ra hậu quả xấu cho chính mình, người khác.

Có rất nhiều từ ngữ nói về chữ ngu, tôi đại khái phân thành 4 nhóm ngu sau:

Nhóm 1: Ngu dốt, ngu xuẩn, ngu dại


Ngu này xuất phát từ không biết, chưa được học, học hiểu chưa tới, hành chưa đủ. Trong trading, từ thằng không biết j về tài chính bị dụ dỗ bởi những thằng cú có gai, hơ - gót nạp vào mà bị mất tiền, đến học bập bẹ được số thứ đem vào market cũng bị mất tiền, thực chiến thời gian vẫn bị mất tiền...Nhưng kg sao, việc mất tiền ở thời gian này là bình thường, nhưng để mất rất nhiều tiền thì bị chửi ngu dốt, ngu xuẩn, ngu dại thì đúng quá còn cãi moẹ j nữa. Trong các nghề nghiệp, lĩnh vực nghệ thuật cần có thời gian học nghề, rèn dũa tay nghề, sáng tạo trong nghề mới kiếm được tiền nhiều từ nghề, với trading cũng không ngoại lệ. Cứ nghĩ mình giỏi, ngoại lệ so với các trader khác, tự tin thái quá bản thân khi chưa được thực chứng bằng kết quả trading thì thật ngông cuồng, kiêu ngạo. Hãy để kết quả chứng minh cho kỹ năng trade của mình chứ không phải tự ngã suy diễn, tự tin thái quá vô căn cứ, nếu mình giỏi thì đã không mất tiền, thậm chí kiếm được tiền, nếu không thì tự nhũ mình vẫn còn rất ngu và im lặng cố gắng bỏ ít tiền mà học tiếp! Ngoài ra, cũng như bao nghề khác, nghề nó cũng kén người, đừng tưởng ai cũng có thể trở thành thợ may, thợ mộc..Trong trading, trader phù hợp và sống được với nghề cũng không nhiều đâu. Nhận thức được điều này để giúp ta bớt ngu mất nhiều tiền.



Nhóm 2. Ngu độn, ngu đần, ngu ngốc


Dạng này ngu do thiểu năng, bộ óc kém phát triển, thần kinh có vấn đề. Vì tui thuộc tốp người đầu óc bình thường nên chưa đủ trình bàn về nhóm 2 này, xin phép lướt qua.

Nhóm 3: Ngu si, ngu mê, ngu muội, ngu ngục


Si, mê, muội: Đều có nghĩa là cố chấp, bảo thủ ôm chặt, mê nghiện cái gì đó, chính vì thế họ làm mọi việc đều dưới lăng kính chủ thể mê muội ấy, tạo tiền đề cho những cái ngu phát sinh. Ví dụ: Yêu nhau trái ấu méo cũng nói tròn.

Trong trading khi trader đeo cặp mắt kính si mê “kiếm tiền nhanh”, “nghiện vào lệnh”, thì mọi hành vi trading đều bắt nguồn từ si mê này mà tác động dẫn đến hậu quả xấu là: nhanh mất tiền, dễ cay cú, dễ cảm xúc, dễ phá bỏ nguyên tắc, quản trị rủi ro, chất lượng lệnh kém….Rất nhiều hậu quả trong nhóm ngu này gây ra, mà toàn là đòn chí mạng.

Cái ngu thứ 2 trong nhóm này là bảo thủ phương pháp, kiến thức, kinh nghiệm của mình là chắc chắn đúng (từng trải) mà không quản trị rủi ro, không cập nhật thêm những kinh nghiệm, kiến thức mới —> Có ngày bị market vã cho sấp mặt để dạy cho chừa cái tội bảo thủ ngu si, sân chơi là của market đâu phải của mày mà chắc chắn đúng, với lại thị trường đâu có chén thánh mà chắc chắn. Trong trading luôn phải bỏ 1 giò để canh chạy còn chết những lúc gặp sự cố bất ngờ ( thiên nga đen hay flashcrash, sự cố kỹ thuật sàn, chiến tranh,.….) chứ ở đó mà chắc chắn cái j trên mớ kiến thức hỗn độn quá khứ.

Cái ngu thứ 3 trong nhóm này là cố chấp phương pháp vào lệnh không hiệu quả nhưng không điều chỉnh hay thay đổi phương pháp, cứ đánh đi đánh lại bảo thủ cách thức cũ nhưng mong kết quả thay đổi.


Nhóm 4: Ngu người


Cái ngu này thường do cảm xúc tiêu cực gây ra, nó xâm chiếm hầu hết tài nguyên não bộ, chiếm quyền kiểm soát thần kinh trung ương và chỉ huy toàn lực phục hồi về trạng thái ban đầu việc đã tạo ra cảm xúc tiêu cực đó. Cái ngu nhóm này thường là hệ quả của nhóm 1, 3 để lại. Trạng thái mà giang hồ hay gọi là ma thua, ma gỡ gạc, quỷ ám cháy, ma phá nav nhập thể, bán mình cho quỷ, ….
Ví dụ dễ hiểu là trường hợp đánh bài thua liên tục, hoặc thua lớn, mặt người ấy đần thối ra, sắc diện u ám bao trùm, khiến họ chỉ làm theo bản năng muốn đánh tiếp gỡ gạc, đầu óc họ mất đi sự sáng suốt lý trí, ai kêu nghỉ cũng kg chịu, dẫn đến nhiều sai lầm càng đánh càng thua.

Trong trading, khi ta gặp guồng chuỗi thua lỗ, đm cứ ta đánh long, market chạy sọt, ta cắt long đu sọt nó lại long mạnh, market vờn ta như mèo vờn chuột, tâm trạng ta lúc đó tức tối, cay cú bao trùm đầu óc làm ta không còn sáng suốt chỉ biết gỡ, gỡ, gỡ và tự nhủ “tao không tin kg win được lệnh nào, chiến! đếch sợ”. Trong cơn ngu người, trader bỏ qua hết các nguyên tắc kỷ luật, quản lý rủi ro, ăn thua với thị trường tới bến hoặc thả rông lệnh bất chấp rủi ro. Sau một cuộc chiến nặng nề, căng thẳng thoả mãn được cơn khát trả thù thị trường, trader lặng lẽ xách dép đến Bãi cháy Hạ Long kiểm điểm những việc đã qua trong sự hối hận tột độ về cái ngu của mình, miệng lẩm bẩm như thằng tâm thần: “moé sao lúc đó mình ngu thế không biết, đm cay!”....

Bản thân tui trong 3 nhóm ngu (1,3,4) đều có đủ, thậm chí nhiều là đằng khác, chắc bởi óc tui nó chậm hơn người ta. Mục tiêu phấn đấu của tôi là hướng tới cái ngu thứ 5 đó là ngu ngơ, một loại ngu thuộc phạm trù không gây hậu quả xấu thường do ngây ngô, giả ngu, giả nai tạo ra. Trong thế giới trading, vẫn có nhiều cao thủ ngu ngơ trà trộn vào các hội nhóm hoặc tham gia các diễn đàn để xem các trader bình loạn về trading tìm niềm vui, đọc những ý tưởng mới hoặc khai mở cho người hữu duyên… Tui mơ được ngu ….n…g….ơ!

"Một người càng giỏi bao nhiêu, sẽ càng có khả năng phạm sai lầm lớn bấy nhiêu bởi anh ta càng muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự sáng suốt của chúng ta đến từ kinh nghiệm, và kinh nghiệm đến từ sự ngu ngốc.

1.png

Message: Vào lệnh xong Market sẽ phản hồi thông điệp về nhận định trước đó của trader.
Interruption: Từ thông điệp Market, ta cần ngưng lại để suy ngẫm về lệnh của mình, nhất là lệnh sai, phải dừng lại kg trade, tìm cho được lỗi trade của mình.
Signposts: Rút ra bài học từ thông điệp, làm biển chỉ đường cho lệnh sau
Tests: Bài kiểm tra của Market khiến ta trải nghiệm, trưởng thành hơn.
Awakenings: Nhận thức những sai sót, thiếu xót trong nhận định của mình.
Keys: Chìa khóa giúp ta vào lệnh đỡ sai hơn lần sau
Explorations: Thử nghiệm, khám phá những vùng giá mình kg dám vào, hoặc gồng lệnh cho tới vùng TP xa nhất….
Statements: Tổng kết báo cáo để đánh giá sự tiến bộ trong trading.



Truyện vui

Screenshot 2024-02-28 at 11.44.23.png


Trong lớp học giáo dục công dân, cô giáo đang giảng bài.

Cô giáo: Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn.
Trò Tèo: Thưa cô! Cô có chắc điều này đúng chứ ?
Cô giáo: Chắc chắn.
Trò Tèo: Cô vừa nói ‘kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn’ mà.
Cô giáo: @#...?!!! (đm! đừng có đùa zí Tèo. Kaka)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,029 Xem / 41 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,856 Xem / 1,108 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 405 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,638 Xem / 112 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên