Chiến tranh thương mại: Không thể là Trung, phải là Mỹ!

Chiến tranh thương mại: Không thể là Trung, phải là Mỹ!

Chiến tranh thương mại: Không thể là Trung, phải là Mỹ!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,614
34,949
Theo cách nhìn lịch sử-vĩ mô, Mỹ và Trung Quốc rõ ràng không phải là "đối thủ" cân sức trong cuộc chiến thương mại lần này...

Trong lá thư gửi tới các cổ đông của tỷ phú Warren Buffett đầu năm 2016 có đoạn: "Trong 240 năm qua, đánh cược vào sự thất bại của Mỹ luôn là một sai lầm lớn, và giờ càng không phải là lúc làm vậy". Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hiện nay, đây có thể xem như một lời khuyên đáng quan tâm cho Trung Quốc nói riêng, và cả thế giới nói chung.

Vị thế của hai quốc gia


Là một quốc gia tự cường, trong suốt chiều dài lịch sử, Mỹ từ một thuộc địa sơ khai đã vươn lên vị trí "siêu cường" với chưa tới 5% dân số thế giới. Đã có nhiều lúc người đương thời lo sợ cho sự tồn vong của nước Mỹ, như trong thời Nội chiến (1861-85) hay Đại Suy thoái (1929-39), nhưng nước Mỹ vẫn đã luôn vượt lên trên chính mình để duy trì một nền dân chủ lành mạnh, liên tục đổi mới, sáng tạo và thu hoạch những quả "trứng vàng" kinh tế.

Trung Quốc - ở một góc độ khác - đang tiến lên rất nhanh. Với 40 năm tăng trưởng liên tục, tốc độ trung bình giai đoạn đạt 9,6%/năm so với 2,7%/năm của Mỹ, Trung Quốc là một nền kinh tế đồ sộ. Nếu như năm 1978 - khởi đầu của thời kỳ cải cách mở cửa, quy mô GDP chỉ khoảng 2,4 tỷ USD - tương đương khoảng 1,8% GDP toàn cầu thì đến hết năm 2017, GDP nước này đã tăng lên 12,2 tỷ USD, tức khoảng 15% GDP toàn cầu, và đang dần bắt kịp GDP của Mỹ.

Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế của Mỹ có sức bền và xuất phát từ khả năng đổi mới sáng tạo không ngừng, kinh tế Trung Quốc còn thiếu yếu tố bền vững và đang vấp phải nhiều thách thức nghiêm trọng, bao gồm tăng trưởng dựa quá nhiều vào vay nợ, môi trường bị hủy hoại, già hóa dân số, và liên tiếp các làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc. Năm 2017, GDP bình quân đầu người của Mỹ xếp thứ 7 thế giới trong khi vị trí của Trung Quốc là thứ 71; năng suất lao động của Trung Quốc cũng chỉ bằng chưa đến 25% của Mỹ; thứ bậc trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Mỹ và Trung Quốc lần lượt là 1 và 27, năng lực đổi mới sáng tạo lần lượt là 6 và 17.

13.png

Theo cách nhìn lịch sử-vĩ mô trên, Mỹ và Trung Quốc rõ ràng không phải là "đối thủ" cân sức trong cuộc chiến thương mại lần này.

Trung Quốc liệu có lùi bước?


Trước khi cuộc chiến nổ ra, Trung Quốc gần chưa bao giờ có những động thái kinh tế đối đầu trực tiếp với Mỹ. Tuy nhiên trong cuộc chiến này, Trung Quốc đã sẵn sàng trả đũa liên tiếp và không nhượng bộ. Những động thái đó có thể được lý giải phần nào khi nhìn vào văn hoá "giữ thể diện" của người Trung Quốc.

Khác với cái gọi là lòng tự tôn, nhân phẩm hay uy tín, văn hóa "giữ thể diện" của Trung Quốc không chỉ hướng đến thể diện cá nhân, thay vào đó, nó còn đặt nặng thể diện của tập thể, gia đình, dòng tộc và quốc gia. Trong cuộc chiến này, chủ tịch Tập Cận Bình phải đồng thời giữ thể diện cho cá nhân ông - để khẳng định quyền lực tối cao, giữ thể diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc - để duy trì vị thế lãnh đạo và giữ thể diện cho quốc gia - để thế giới thấy Trung Quốc không hề dễ bị bắt nạt.

Trong lịch sử, văn hóa "giữ thể diện" đã nhiều lần góp phần chi phối hành động của người Trung Quốc, đặc biệt là trong khía cạnh ngoại giao. Việc phát động chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 với tuyên bố nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình "phải dạy cho Việt Nam bài học;" động thái "xem nhẹ" cuộc viếng thăm Mỹ của Hồ Cẩm Đào năm 2006 vì phía Mỹ một mực đối đãi ông này theo nghi thức của một chuyến thăm chính thức (official visit) thay vì chuyến thăm cấp nhà nước (state visit); hay làn sóng tẩy chay thương hiệu D&G vì sử dụng hình ảnh người mẫu Trung Quốc dùng đũa ăn các món ăn Italia gần đây tại quốc gia này là những minh chứng tiêu biểu.

Với văn hoá đặc thù này, Trung Quốc tuy không muốn và đã không khơi mào cuộc chiến thương mại, nhưng chắc chắn sẽ không chủ động khoan nhượng và đình chiến.

14.png

Kịch bản nào cho tương lai?


Sau cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 vừa qua tại Mỹ, Đảng Cộng hoà của Tổng thống Trump đã để mất Hạ viện vào tay Đảng Dân chủ. Mặc dù các chính sách tiếp theo của chính quyền Trump có thể sẽ gặp nhiều cản trở, quan điểm cụ thể về chiến tranh thương mại từ phía Đảng Dân chủ hiện nay còn chưa thực sự rõ ràng. Một mặt, Đảng Dân chủ vốn có truyền thống phản đối tự do thương mại, chủ yếu chịu ảnh hưởng từ phía các tổ chức công đoàn, hướng đến bảo vệ quyền lợi và công việc cho người lao động trong nước. Mặt khác, truyền thống đó đang có xu hướng đảo ngược những năm gần đây, đặc biệt dưới phong thái lãnh đạo cởi mở và hoà nhập thời Obama. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành đầu năm nay, có khoảng 67% cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ cho rằng tự do thương mại là một điều tốt---con số này là 42% năm 2006 và 53% năm 2009. Việc Đảng đối lập bắt đầu nắm quyền kiểm soát Hạ viện từ tháng 01/2019, chính vì vậy, có thể dẫn đến một số kịch bản khác nhau cho cuộc chiến này.

Kịch bản thứ nhất, Đảng Dân chủ khẳng định quan điểm ủng hộ tự do thương mại và phản đối mọi chính sách của Trump. Các chính sách mới, như đánh thuế lên 500 tỷ USD hàng hoá hoặc đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn, có thể sẽ gặp phải sự can thiệp từ phía Quốc hội.

Thay vào đó, nhiều khả năng Trump sẽ tiếp tục cuộc chiến bằng cách tăng cường thực thi các chính sách hiện thời, như nâng mức thuế suất từ 10% lên 25% đối với 250 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc đang bị đánh thuế, hoặc gây sức ép lên phía Trung Quốc bằng cách trừng phạt các công ty và công dân của nước này, dẫn đến các vụ việc tương tự như vụ bắt và buộc tội Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei. Phía Mỹ cũng có thể đưa ra thêm nhiều rào cản kỹ thuật, ví dụ như gây sức ép lên quan hệ giao thương giữa Trung Quốc với các đối tác khác. Với kịch bản này, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nhiều khả năng sẽ kéo dài ít nhất là 2 năm cho đến hết nhiệm kỳ tổng thống này và khả năng là cả nhiệm kỳ tổng thống sau. Đây là kịch bản dễ xảy ra hơn cả.

Kịch bản thứ hai, Quốc hội Mỹ có sự đồng thuận trong đối sách với Trung Quốc trước các nguy cơ từ quốc gia này, thống nhất việc tiếp tục sử dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn trong đối đầu với Trung Quốc. Trong trường hợp này, chính quyền Tổng thống Trump hoàn toàn có thể tiếp tục ban hành chính sách thuế mới đối với 500 tỷ USD hàng hoá của Trung Quốc, đồng thời đưa ra nhiều chính sách trừng phạt mạnh hơn với phạm vi rộng hơn. Với kịch bản thứ hai, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ leo thang nhanh chóng, có thể biến thành một cuộc chiến tiền tệ hoặc hơn thế, và sẽ chỉ kết thúc khi một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra ở Mỹ hoặc Trung Quốc, với một trong hai bên---hoặc cả hai bên---có những thay đổi cơ bản trong cơ cấu lãnh đạo hiện thời.

Kịch bản cuối cùng, nước Mỹ thành công trong việc "thuần hóa" Tổng thống Trump và biến ông thành một người lãnh đạo "ôn hoà và dễ chịu" hơn, kéo theo việc thu hồi những chính sách hiếu chiến. Tuy quan điểm của Trump về Trung Quốc vẫn sẽ không thay đổi trong kịch bản này, những biện pháp được lựa chọn sẽ mềm mỏng và dài hạn hơn, hạ nhiệt cuộc chiến thương mại trên mọi mặt và nền kinh tế Mỹ-Trung, cũng như trên toàn thế giới, có thêm thời gian để hồi phục và thích nghi. Đây là kịch bản có phần "viển vông," nhưng đáng mong chờ.

Dù với kịch bản nào, cả hai bên, và cả các nền kinh tế liên quan, đều sẽ chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến này. Trung Quốc, dẫu sẽ là nước chịu tổn thất nặng nề nhất, sẽ khó chủ động đình chiến hay giảng hoà. Thế giới chỉ có thể trông chờ vào những động thái chính sách tiếp theo của chính quyền Mỹ. Mong rằng, như một câu nói mà nhiều người cho rằng của Winston Churchill, "Ta luôn có thể tin tưởng rằng người Mỹ sẽ làm điều đúng đắn, sau khi họ đã thử mọi thứ khác."
-----

Bài viết do nhóm tác giả gồm: Vũ Thị Hằng, Nguyễn Xuân Hải, Đào Thị Thu Thủy thuộc Nhóm Chính sách Kinh tế (EPG – AVSE Global) thực hiện.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Nghiêng về kịch bản 2 hơn.Cuộc chiến sẽ được đẩy lên cao trào cho đến khi có kẻ bại trận.Giống như mọi cuộc thi và tranh đấu,nếu anh không tiến lên phía trước được thì anh sẽ phải hạ được kẻ phía sau.Bởi đơn giản,trên đời làm gì có chuyện: Tôi và anh cùng hợp sức và chia đôi phần thưởng.Vàng sẽ còn được quan tâm trong nhiều năm nữa,ít nhất đến hết nhiệm kì tt Trump.
 
Với 3 kịch bản như này thì theo quan điểm cá nhân sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc trading của các anh em?
Mong @TraderViet News cho thêm ý kiến!!!
 
kịch bản: Mỹ - Trung kình nhau, Châu Âu tan rã. Đồng tiền chung Euro là khg thê. Ngay cả khi thế giới khg rung lắc thì liên minh EU đã tồn tại nhiều vấn đề để tồn tại, phát triển. Khi thế giới rung lắc, chủ nghĩa dân tuý đang là xu hướng, cuộc tháo chạy khỏi EU kiểu "thân ai nấy lo" bắt đầu. Một thân một mình thì "cắn răng chiu đựng" hay "thắt lưng buộc bụng", còn đứng trong tổ chức sẽ "bị" các gói cứu trợ. Cứu trợ là để giết, kiểu như cty được bơm tiền đầu tư cho mập là chuẩn bị đem đi bán. Từ ngữ trong tài chính rất ảo.
 
ec chỉ là kịch bản thôi nha bác ! bác có biết nền kinh tế nó sao mà nó nhượng bộ là thụt lùi !
Vậy bác xem lại lí do bắt đầu cuộc chiến và mục đích là gì?Nếu không đạt mục đích thì liệu bên khởi đầu có dừng lại hay không?
Bởi kịch bản bác đưa ra tỉ lệ xảy ra thấp hơn nên người ta chỉ đua những kịch bản top.Mình cũng đoán thôi:)
 
Vậy bác xem lại lí do bắt đầu cuộc chiến và mục đích là gì?Nếu không đạt mục đích thì liệu bên khởi đầu có dừng lại hay không?
Bởi kịch bản bác đưa ra tỉ lệ xảy ra thấp hơn nên người ta chỉ đua những kịch bản top.Mình cũng đoán thôi:)
Mình thì nghĩ TQ nhượng bộ là không thấp đâu nó cứng rắn vậy thôi chứ ko dại gì đấu đá với Mỹ đến cùng ! nói chung cũng chém vậy thôi chứ mong Mỹ nó dành chút lợi thế nhưng đừng đấu đá đến cùng là được TQ nó tổn thất thì VN mình cũng sml
 
Mình thì nghĩ TQ nhượng bộ là không thấp đâu nó cứng rắn vậy thôi chứ ko dại gì đấu đá với Mỹ đến cùng ! nói chung cũng chém vậy thôi chứ mong Mỹ nó dành chút lợi thế nhưng đừng đấu đá đến cùng là được TQ nó tổn thất thì VN mình cũng sml
Nhìn thoáng qua có thể thấy kịch bản TQ nhượng bộ là có thể xãy ra nhưng xét kỹ sẽ thấy Trump chon timing hay đến mức nào.Thị trường stock đại lục đang trong chu kỳ con gấu,và nhượng bộ đồng nghĩa với việc kiêu gọi: "Lạy anh hãy bán khống tài sản của tôi đi!".
Một nước cờ mà tiến cũng chết mà lui cũng chết.Quá cao tay cho Trump.
 
Thôi nhé!Mình không bàn chiến tranh thương mại nữa.Mình tập trung vào cuộc chiến của chính mình đây.
https://traderviet.org/threads/cuoc...kiem-trader-xuat-sac.21695/page-6#post-225115
Mới thoáng một đêm mà có đến 2 kẻ nào đó đả tăng trưởng thần tốc và vượt qua mặt mình để vươn lên vị trí dẩn đầu cuộc chơi.Mình làm sao có thể chấp nhận làm kẻ thứ 2 được chứ,huống hồ gì lại là kẻ thứ 3.......Mình không cam tâm!Mình phải chiến đấu đến khô máu để giành lại vị thế của mình.
Là bạn,là mình,là Mỹ hay là TQ....liệu bạn có chấp nhận nhượng bộ và an phận làm kẻ thất bại hay không?Mình thì không rồi nhé!:cool:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
sao không nghĩ kịch bản TQ nhượng bộ Mỹ !
Chú Tập đang âm thầm gặp bác Trump xin lỗi rồi kìa, TQ lúc nào chẳng miệng hùm gan sứa. Nhìn lại lịch sử xem có nước nào bị nhiều ngoại quốc đấm đá bầm dập như TQ không? Pháp cũng đánh, Anh ngứa mắt cũng đánh, liên quân 8 nước cùng đánh. Chú Nhật hung hăng thì đánh đến mấy lần, lần gần đây nhất là vụ Nam Kinh dã man kia.
Tóm lại TQ lúc nào cũng ăn đòn chỉ vì cái miệng bô bô xưng ông xưng bố, sau đó người ta tương vào mồm cho thì quỳ xuống xưng con, lịch sử rồi sẽ lặp lại thôi. :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 504 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 19 Trả lời
  • Lê Phạm Hoàn trong Hội Trader giao dịch Quỹ 247 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 162,647 Xem / 416 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 296,748 Xem / 1,401 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 1 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 44 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên