Đoạn kết của mối quan hệ Mỹ-Trung gần nửa thế kỷ đang đến?

Đoạn kết của mối quan hệ Mỹ-Trung gần nửa thế kỷ đang đến?

Đoạn kết của mối quan hệ Mỹ-Trung gần nửa thế kỷ đang đến?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,156
29,858
Bài viết này được đăng tải trên trang Project Syndicate của tác giả Stephen S. Roach, một giảng viên tại Đại học Yale và cựu Chủ tịch của Morgan Stanley Châu Á. Những thông tin trong bài mang tính vĩ mô, cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu về mối quan hệ ngày càng tệ giữa hai cường quốc kinh tế, và nếu nó đổ vỡ, hệ lụy sẽ lan tràn khắp các lĩnh vực…
-----

Cái chết cho mối quan hệ Mỹ-Trung giờ đã được dự báo. Sau 48 năm tiến bộ vượt bậc, một mối quan hệ lớn hai nước đang bị thử thách. Nếu nó thật sự đổ vỡ, đó sẽ là một kết cục bi thảm cho cả hai bên - và cho thế giới. Từ một cuộc chiến thương mại không cần thiết đến một cuộc chiến coronavirus ngày càng tuyệt vọng, hai quốc gia đang tức giận và bị mắc kẹt trong một trò chơi đổ lỗi không có lối thoát.

Công chúng Mỹ đã chán ngấy với Trung Quốc. Theo một cuộc thăm dò mới của Trung tâm nghiên cứu Pew, 66% công dân Mỹ hiện không ưa thích Trung Quốc, tệ hơn 6 điểm so với mùa hè năm ngoái và là mức tiêu cực cao nhất kể từ khi Pew đưa ra câu hỏi này khoảng 15 năm trước.

Trong khi đó, công chúng Trung Quốc cũng giận giữ nước Mỹ không kém. Đó không chỉ vì Tổng thống Trump đang gọi virus corona là virus Trung Quốc mà còn bởi những lời phàn nàn về sự liên quan của Covid-19 đến các hoạt động đáng ngờ tại phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia Vũ Hán của Trung Quốc.

5.jpg

Các chuyên gia tại phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia Vũ Hán của Trung Quốc.​

Hiện tại là lúc chúng ta phải suy ngẫm về hậu quả khắc nghiệt nếu mối quan hệ này đổ vỡ. Cả hai nền kinh tế đang phụ thuộc nhau sâu sắc và rất dễ tổn thương.

Với Trung Quốc, họ sẽ mất nguồn cầu nước ngoài lớn nhất vào thời điểm mà xuất khẩu vẫn chiếm 20% GDP. Họ cũng sẽ mất quyền truy cập vào các thành phần công nghệ cần thiết của Mỹ để thúc đẩy đổi mới bản địa. Và việc mất một đồng tiền neo vào đồng đô la Mỹ có thể dẫn đến sự bất ổn tài chính lớn hơn.

Với Mỹ, họ sẽ mất một nguồn hàng hóa giá rẻ cho những người có thu nhập hạn chế. Mỹ cũng sẽ mất đi nguồn cầu chính bên ngoài - vì Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và tăng trưởng nhanh thứ ba của Mỹ - qua đó tác động đến tăng trưởng. Ngoài ra, Mỹ sẽ mất nguồn cầu nước ngoài lớn nhất đối với chứng khoán Kho bạc trong bối cảnh mà thâm hụt ngân sách đang ở mức lớn nhất trong lịch sử.

Sự đổ vỡ này không xuất hiện như một bất ngờ lớn. Trung Quốc sau thập kỷ tái cân bằng - chuyển từ xuất khẩu và đầu tư sang tăng trưởng do người tiêu dùng, từ sản xuất sang dịch vụ, từ tiết kiệm thặng dư sang tiết kiệm hấp thụ, và từ nhập khẩu sự đổi mới sang đổi mới tại bản địa – những điều này đã đưa Trung Quốc vào một con đường rất khác.

Điều này làm gia tăng sự khó chịu của Mỹ với Trung Quốc. Bị bỏ lại phía sau, nước Mỹ cảm thấy khinh bỉ, và điều đó trước tiên dẫn đến sự đổ lỗi, và bây giờ là mở ra xung đột.

Hậu quả của việc đổ vỡ quan hệ 2 nước là vượt xa về mặt kinh tế. Một sự thay đổi quyết định trong cán cân sức mạnh toàn cầu, thậm chí là mở ra một cuộc chiến tranh lạnh mới. Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đã “hướng nội” hơn trước, dè bỉu các đồng minh trung thành một thời của mình, rút bớt hỗ trợ cho các tổ chức đa phương quan trọng (bao gồm cả WTO, WHO), và nắm lấy chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Trong khi đó, Trung Quốc lại đang lấp đầy ‘khoảng trống’ có thể kể đến như Sáng kiến Vành đai và Con đường, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và mới nhất là “ngoại giao khẩu trang” trong đại dịch.

Những thay đổi này sẽ ngày càng khiến Mỹ mất vị thế. Nhiều người Mỹ tức giận vì các thỏa thuận không công bằng, phẫn nộ về việc tài trợ không tương xứng của Mỹ cho các tổ chức như quốc tế như IMF, và World Bank, và nghi ngờ rằng sự bảo hộ an ninh của Mỹ tại Châu Âu, Châu Á đã khuyến khích các nước khác không muốn trả phần của họ.

Nghịch lý thay, bước ngoặt này lại đến chính xác vào thời điểm nước Mỹ đang phải chịu áp lực rất lớn từ sự bùng nổ thâm hụt ngân sách liên quan đến đại dịch. Điều đó không chỉ ngụ ý làm thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt thương mại (kẻ thù của chương trình nghị sự đầu tiên của Mỹ) mà còn đặt ra thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn.

6.jpg

Nợ công Mỹ đã vượt mức 20 nghìn tỷ USD​

Tỷ lệ nợ công trên GDP của Mỹ đạt 79% vào năm 2019, giờ đây gần như chắc chắn sẽ vượt xa mức kỷ lục 106% đạt được vào cuối Thế chiến II. Và dường như không ai quan tâm đến việc lãi suất đang được neo quanh mức 0. Với lãi suất được neo quanh mức 0, dường như không ai quan tâm đến việc thâm hụt này. Nhưng vấn đề là lãi suất sẽ không ở mức thấp này mãi, khi nó tăng lên, những tăng trưởng kinh tế sẽ sớm khô héo vì nước Mỹ mắc nợ quá nhiều.

Mối quan hệ Mỹ-Trung tan vỡ có thể được cứu vãn? Trớ trêu thay, COVID-19 đang là vật cản đường. Cả hai nước cần phải chấm dứt trò chơi đổ lỗi và bắt đầu khôi phục niềm tin. Liệu có thực sự quá muộn để ông Trump và ông Tập nắm lấy cơ hội?

Nguồn: ProjectSyndicate
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 465 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 344 Xem / 19 Trả lời
  • Lê Phạm Hoàn trong Hội Trader giao dịch Quỹ 240 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 162,615 Xem / 416 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 296,733 Xem / 1,401 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 134 Xem / 1 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 39 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên