Đừng làm phức tạp việc trading, nó chỉ gồm các quy luật này thôi

Đừng làm phức tạp việc trading, nó chỉ gồm các quy luật này thôi

Đừng làm phức tạp việc trading, nó chỉ gồm các quy luật này thôi

captainfx

Editor
Trial mod
2,046
13,227
Chia sẻ của anh @Quíc Óp đăng trên group facebook Anh Em TraderViet Thiện Lành

Nguồn bài viết xem tại đây

***​

Mới đầu tuần thôi mà topic thả thính đầy diễn đàn.

Mà kể ra cũng lạ, hồi xửa xưa thì người ta bảo nhau phải chơi Naked chart - Naked forex - nghĩa là chỉ có thanh giá (bar chart) hoặc nến nhật (candle chart), không cần chơi indicator các loại, rồi ngta tung nhau học Price action.

Được một thời gian, có vẻ Price action cũng không ăn thua, người ta rủ nhau trộn thêm volume vô phân tích, thế là cả làng rủ nhau VSA/VPA.

Thế rồi có vẻ như VSA/VPA cũng không đủ đô, phân tích giá và volume thôi chưa đủ, phải phân tích nó trong bối cảnh thị trường (Market Context), thế là chúng ta có Smart Money Concept ( SMC).

Dạo gần đây, người ta lại bắt đầu rộ lên: Price action, VPA/VSA, market context SMC cũng không ăn thua, phải học thuyết đấu giá (auction theory), phải đọc được những gì ẨN phía sau giá :confused:. Thế là cả làng lại bắt đầu truyền tay nhau các loại bookmap, heat map, Depth of Market (DOM), và truyền tai nhau rằng phải bỏ tiền ra mua DATA xịn thì mới trade được. Hình như tradingview nó bắt đầu bán gói Ultimate giá 500$/tháng đã bao gồm DATA xịn rồi đấy các ông nhé, muốn mua hàng thì mời vô nạp mạng cho tradingview :D


Cụ Wyckoff từ 1929 đã đưa ra 3 quy luật:

1. Quy luật cung cầu (Sau này các ông chế lại thành Thuyết đấu giá - Auction theory): được diễn giải rất đơn giản, cầu nhiều hơn cung thì giá tăng, cung nhiều hơn cầu thì giá giảm. Cũng giống như cả đống người vào BID, BID banh hết 1 đống limit ASK order thì giá nó tăng ào ào lên. Còn nếu 1 đống ASK vô ASK banh hết 1 đống limit BID order thì giá nó giảm ào ào xuống. Market order mới là thứ làm giá thay đổi, Limit order là 1 đám lệnh thụ động, éo có market order thì 2 phe nhìn nhau chả làm được qq gì v.v...

2. Quy luật nguyên nhân và hệ quả (Cause and effect): Sau này được các ông chế thành Market Context. Nhưng cụ Wyckoff diễn giải cũng đơn giản: Muốn tăng hay giảm đều phải có tích lũy, tích lũy càng lâu thì nhịp tăng giảm càng bền. Giờ youtube có người chế thành 4 giai đoạn: Range ( sideway - đi ngang tích lũy thanh khoản), Initiate (phát động - phá vỡ cấu trúc sideway), Pullback (Retest - kiểm định lại thanh khoản vùng Range), Continue (Tiếp diễn xu hướng).

3. Quy luật nỗ lực và kết quả (Effort and Result): Giờ các ông chế thành VPA/VSA.

Nói tóm lại, khái niệm cơ bản thì chỉ có 1. Các sếp chế cháo thêm thắt vài thứ râu ria vào rồi đặt tên mới, đem nguyên bộ quy luật của cụ Wyckoff ra xào chẻ thành 1 nồi phương pháp mới, nghe tên rất kêu. Mà thực ra thì cụ Wyckoff cũng là thêm mắm thêm muối vô cái lý thuyết của cụ Dow chứ cũng chả có qq gì xa lạ :p


Nhưng suy cho cùng, tất cả các thể loại công cụ từ nến nhật, bar chart, indiana john ... à nhầm, indicator, book map, heat map, world map v.v... chỉ là các biện pháp minh họa (Visualize) lại các diễn biến và chuyển động của sự thay đổi giá. Để rồi từ đó tìm ra các "Mẫu hình" (Pattern) đặc trưng và lợi dụng tính lặp lại của các mẫu hình này để bắt bài ma kẹt.

Mà cứ cái đà thay đổi từ có hình minh họa (indicator) chuyển về nhìn Depth of Market như hiện tại thì khéo cỡ vài năm nữa là người ta quay lại với Dải băng giá luôn. Anh em muốn tìm hiểu dải băng giá thì mua cuốn "Trade about to happen" có bán trên finfin nhé :confused:

Còn không thì Renko chart - đồ thị chỉ quan tâm đến thay đổi giá, không sử dụng trục thời gian. Hoặc Point and Figure cũng có tác dụng tương tự, nhưng Renko tôi thấy được cả cấu trúc của thị trường còn P&F thì nhìn hơi tù.

Túm lại, dùng gì thì dùng, các ông chế gì thì chế, không cách nào các ông thoát được cái bóng của cụ Dow với cụ Wyckoff đâu. Nên các ông quay trở lại với bản chất đi, đi lòng vòng tốn tiền kết quả cũng như cũ thôi à o_O

*Note: sáng lão admin bảo tôi 1 câu mà tôi ngẫm thấy cũng đúng: "Mình còn chả biết mấy thứ mình biết nó có đúng không nữa".

Cái câu cửa miệng của tôi dạo trước "We don't know what we don't know"

Rồi cái nào đúng cái nào sai đây? Ai chứng minh không? Ai phản biện không?​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Sống đơn giản cho đời nó "thanh thản" xong rồi "thanh khoản" luôn.
Vốn dĩ chả biết mình chả biết rằng cái gì mình biết là "đúng hay sai". Chỉ biết rằng "thị trường đánh thì ta đỡ", đỡ không lại thì chạy. Miễn là tồn tại và "ăn nằm" với thị trường hết năm này qua năm khác là được.
Chứ thật ra giờ mình "chả biết méo gì" :) chỉ có MA mà dò :)
 
Cứ phải trải nghiệm mới biết chỗ nông chỗ sâu. Cuộc sống mà cứ bằng phẳng thì ai muốn đi làm. Nói chung là công thức thành công không ở đâu xa. Nó nằm ngay trong con người mỗi chúng ta, chỉ là ko biết để chìa khoá ở đâu.
 
Có cầu mới sinh cung, ngta thích lý thuyết mới thì các thầy sẽ nghĩ ra nhiều cái mới để chiều lòng thượng đế...
Bản thân mình ko nghĩ rằng sau khi tìm hiểu hàng loạt các mỹ nhân thông minh, xinh đẹp, giỏi giang thì cuối cùng quay về cưới em Minh Anh (MA - Moving Average). Sống chung với người đơn giản lại cảm thấy phù hợp hơn...
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,007 Xem / 41 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,848 Xem / 1,108 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 401 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,609 Xem / 112 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên