Góc nhìn Liên thị trường 22/02 - Tâm điểm thị trường chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC

Góc nhìn Liên thị trường 22/02 - Tâm điểm thị trường chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC

Góc nhìn Liên thị trường 22/02 - Tâm điểm thị trường chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Tâm lý thị trường đang tương đối thận trọng trước biên bản cuộc họp của FOMC rạng sáng ngày mai. Đồng USD có thể sẽ vẫn đi ngang và điều chỉnh giảm trước thông tin này

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 21/2 đồng loạt lao dốc khi lợi suất trái phiếu Kho bạc lên cao ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư. Kết quả kinh doanh mới được các doanh nghiệp bán lẻ công bố cũng làm dấy lên lo ngại về năng lực tài chính của người tiêu dùng.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 697 điểm, tương đương 2,06%, và đóng cửa ở gần 33.130 điểm. Đây là phiên lao dốc mạnh nhất của chỉ số gồm 30 cổ phiếu blue chip này kể từ ngày 15/12 khi tỷ lệ giảm là 2,3%.

Chỉ số S&P 500 sụt 2% và đóng cửa ở 3.997 điểm, đánh dấu phiên giảm sâu nhất kể từ mức giảm 2,5% của ngày 15/12. Biểu đồ bên dưới cho thấy tất cả 11 nhóm cổ phiếu thành phần đều đóng cửa trong sắc đỏ.

Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm leo lên mức 3,9%, kỳ hạn 2 năm cũng tăng lên 4,7%. Cả hai loại lợi suất này hiện đều ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, sau khi các nhà đầu tư đón nhận số liệu lạm phát tháng 1 cao hơn dự báo.

Thị trường chứng khoán lo ngại lạm phát cao dai dẳng sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải nâng lãi suất lên cao hơn và giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn, qua đó đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã chấm dứt hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ và tuyên bố ông đã đưa thêm hệ thống đầu đạn hạt nhân mặt đất vào trạng thái chiến đấu hồi tuần trước.

Tổng thống Nga còn cảnh báo Mỹ đang thổi bùng cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, đồng thời ông tuyên bố dừng tham gia Hiệp ước New START về kiểm soát vũ khí hạt nhân. Đây là thỏa thuận kiểm soát vũ khí lớn cuối cùng còn sót lại giữa Washington và Moscow.

Tài liệu được công bố trên tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/2 cho biết Hội đồng châu Âu đã thông qua việc gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine đến ngày 24/2/2024.

>> > Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/76177/

GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán phiên hôm qua đồng loạt giảm mạnh trước biên bản cuộc họp FOMC và với tâm lý lo ngại FED sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp tháng 3 tới thì đây có thể là động thái cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang phản ứng trước tin tức với xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang một kênh khác an toàn hơn.

upload_2023-2-22_8-57-53.png


Kỳ vọng FED tăng 50 điểm cơ bản đã tăng trở lại báo hiệu cho khả năng có thể FED sẽ thay đổi quan điểm và tăng mạnh tay hơn trong lần này trước các tin đồn FED sẽ chỉ tăng 2 lần nữa trong năm nay cho 25 điểm cơ bản mỗi lần.

Hiện tại tâm lý thận trọng hơn đang trở lại trước khi biên bản được công bố rạng sáng ngày mai.

upload_2023-2-22_9-2-13.png


Đồ thị chỉ số SPX đã giảm phá vỡ mốc 4000 điểm và đang hướng về lại vùng 3900 điểm trong khi đó lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng cao. Dấu hiệu lợi suất trái phiếu tăng mạnh đang báo hiệu cho thấy lạm phát vẫn là tâm điểm của các mối lo hiện tại dẫn đến việc phải tiếp tục duy trì chính sách lãi suất cao.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm đang phản ảnh tương đối rõ diễn biến tâm lý thị trường hiện tại và kỳ vọng lãi suất thực tế. Đây là chỉ báo rõ nét nhất để chúng ta có thể đánh giá được diễn biến lãi suất thực tế và thông qua đó chúng ta có thể dự báo được tâm lý thị trường.

Trong bối cảnh này lợi suất trái phiếu càng tăng cao càng cho thấy được lãi suất thực tế sẽ còn tiếp tục cao hơn, lãi suất cao kéo dài là mối lo cho nền kinh tế. Dẫn đến các lo ngại suy thoái kinh tế.

Lợi suất trái phiếu duy trì đà tăng có thể báo hiệu cho thấy xu hướng tăng phục hồi của đồng USD với các kỳ vọng lãi suất tăng cao sẽ kéo theo đó là những kỳ vọng về sự dịch chuyển dòng tiền sang nắm giữ đồng USD.

upload_2023-2-22_9-10-49.png


Phân tích dưới góc nhìn Liên thị trường hiện tại lợi suất trái phiếu đang đóng vai trò như một công cụ chỉ báo dẫn hướng cho sự phục hồi tăng của đồng USD.

Trên đồ thị USD đã phá vỡ trendline của xu hướng giảm để có thể xác nhận đà tăng đang được hình thành và có thể sau biên bản FOMC tối nay thì USD sẽ đảo chiều tăng trở lại.

Phân tích kỹ thuật cho thấy USD đã xác nhận tín hiệu phá vỡ trendline nhưng có thể động lực tăng sẽ cần thêm tin tức hỗ trợ, nhiều khả năng sẽ tăng trở lại ngay trong hôm nay nhưng cũng có thể sẽ còn một nhịp điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ 103.3-103.6 trước khi thật sự đảo chiều xu hướng tăng lên ngưỡng 105.5-106.0.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG


Thị trường cũng tập trung vào số liệu Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm (23/2) và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, dự kiến được công bố vào thứ Sáu (24/2).

Giá vàng thế giới rạng sang hôm nay giảm nhẹ với giá vàng giao ngay giảm 6,5 USD xuống còn 1.834,5 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.842,5 USD/ ounce, giảm 7,7 USD so với rạng sáng ngày trước đó.

Kim loại quý giảm do chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD. Rạng sáng hôm nay, chỉ số USD Index ( DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng vượt mốc 104 điểm đã lấy đi sức hấp dẫn của vàng đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Theo một chiến lược gia thị trường, bây giờ là lúc để các nhà đầu tư xem xét việc xây dựng một vị thế chiến lược trên thị trường vàng, vì giá dự kiến sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới do lợi suất trái phiếu tăng trong thời gian ngắn.

Lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng đã đẩy đường cong lợi suất đảo ngược lên mức rộng nhất trong 40 năm. Stöferle nói rằng xu hướng thị trường này chỉ ra rằng việc Mỹ rơi vào suy thoái chỉ còn là vấn đề thời gian và Fed buộc phải nới lỏng chính sách thắt chặt mạnh mẽ của mình. Ông nói thêm rằng ngay khi tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng lên, Fed sẽ nhanh chóng nới lỏng lãi suất.

upload_2023-2-22_9-17-50.png


Dưới góc nhìn Liên thị trường sự tương quan giữa USD, lợi suất trái phiếu so với Vàng đang thuận theo lý thuyết kinh tế vĩ mô.

USD có dấu hiệu phục hồi tăng như đã đánh giá phía trên trong khi đó đà tăng của lợi suất trái phiếu đã rõ ràng báo hiệu xu hướng tăng lãi suất vẫn tiếp diễn.

Đánh giá dưới độ phân tích kỹ thuật giá Vàng đã đảo chiều giảm phá vỡ trendline trên hình để xác nhận khả năng giảm về dưới 1800.

Hiện giá đang được hỗ trợ ở vùng tương đối nhạy cảm 1825, nhiều khả năng sẽ phá vỡ mức này để giảm tiếp về các mức thấp hơn nữa trong thời gian trước khi cuộc họp FED diễn ra.

Dự báo hôm nay giá Vàng vẫn đang chịu áp lực bán, có thể sẽ giảm tiếp về mốc 1820.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/75561/

NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU


Giá dầu Brent giảm hơn 1% trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 21-2 do những lo ngại dai dẳng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu vượt quá khả năng hạn chế nguồn cung và các nhà đầu tư chốt lãi từ mức tăng của phiên giao dịch trước.

Cụ thể, giá dầu Brent giao tháng 4 giảm 1,02 USD, tương đương 1,2%, xuống mức 83,05 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 3, hết hạn ngày 21-2, giảm nhẹ 18 cent, tương đương 0,2%, xuống mức 76,16 USD/thùng.

Đầu phiên, giá dầu đã tiếp đà tăng của phiên giao dịch trước. Giá dầu Brent chuyển biến tích cực trong thời gian ngắn sau khi các cuộc khảo sát hoạt động kinh doanh tốt hơn mong đợi ở châu Âu và Anh cho thấy triển vọng kinh tế châu Âu ít ảm đạm hơn so với lo ngại trước đây.

Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu tăng hơn 1% do lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc mà các nhà phân tích kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm nay sau khi các hạn chế về dịch Covid-19 được dỡ bỏ.

Ngày 20-2, Mỹ nghỉ lễ Ngày Tổng thống vì vậy báo cáo tồn kho dầu hằng tuần của cả ngành và chính thức của Mỹ bị trì hoãn một ngày. Theo đó, hôm nay sẽ có báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API) và mai là báo cáo của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA).

Hai tháng qua, dự trữ dầu thô của Mỹ liên tục tăng. Theo một cuộc thăm dò của Reuters, dự trữ dầu trong tuần trước của Mỹ tăng 1,2 triệu thùng.

Các dấu hiệu nguồn cung thắt chặt hơn đã hỗ trợ giá dầu tăng.

Reuters cho biết, Nga có kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng, vào tháng 3 sau khi phương Tây áp đặt giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga.

upload_2023-2-22_9-21-42.png


Phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy giá Dầu đã xác nhận xu hướng giảm về lại mốc 80$/thùng.

Nhiều khả năng trong hôm nay giá sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm khi tin tức hỗ trợ đang không nhiều.

Nguy cơ suy thoái kinh tế đang khiến nhu cầu dầu giảm xuống. Do vậy nhiều khả năng giá Dầu sẽ chịu áp lực bán trong thời gian này và sẽ còn duy trì mức giá dưới 86$/thùng trong nhiều tuần

Dự báo hôm nay giá sẽ có thể giảm về vùng 81-80$/thùng.

Good luck!

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Sẵn sàng để làm điều đó? "Cơ quan phát ngôn" của Cục Dự trữ Liên bang nhả gió: hoặc nâng mục tiêu lạm phát lên 2,8%!
"Nếu Fed không nâng mục tiêu lạm phát từ 2%, sẽ có không dưới 10,8 triệu công nhân thất nghiệp ở Hoa Kỳ vào năm 2024, tăng 80% so với mức 6 triệu hiện tại. Đây sẽ là hành động tự sát chính trị đối với bất kỳ chính quyền nào.”

Suy đoán rằng Fed sẽ buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu lạm phát đã xuất hiện trong một thời gian vào năm ngoái. Bây giờ suy đoán đó đã xuất hiện một lần nữa. Nick Timiraos, "diễn giả" của Fed trên tờ "Wall Street Journal", đã đưa ra tin tức mới nhất vào thứ Hai, cho thấy Fed có thể ủng hộ việc nâng mục tiêu lạm phát lên 2,8% .

Timiraos đã đăng lại một báo cáo của các nhà nghiên cứu Randal Verbrugge và Saeed Zaman của Fed tại Cleveland, mô hình của họ về cơ bản nhắc lại các tính toán của Jason Furman từ tháng 9 năm ngoái rằng các dự báo kinh tế của Fed là sai, hoặc là lạm phát quá cao, hoặc là tỷ lệ thất nghiệp quá cao. Cụ thể, Fed kỳ vọng lộ trình tỷ lệ thất nghiệp của FOMC sẽ đưa lạm phát PCE lõi lên 2,75% vào năm 2025. Nếu Fed tập trung hơn vào việc đẩy lạm phát xuống mục tiêu 2% hiện tại, thì nó "sẽ phải trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng", gây khó khăn cho việc bầu lại Biden hoặc trao quyền kiểm soát Thượng viện cho Đảng Dân chủ.

Timiraos kết luận rằng các nhà nghiên cứu của Fed tại Cleveland đã kết luận rằng nếu lạm phát 2,8% không khiến kỳ vọng lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát, thì dự báo của FOMC tháng 12 rằng lạm phát sẽ cao hơn một chút so với mục tiêu 2% trong một thời gian dài sẽ ổn định hơn. là chính sách tốt nhất .
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,790 Xem / 90 Trả lời
  • captainfx trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 17,002 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 549 Xem / 2 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,807 Xem / 5 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên