Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 16): 2 phương pháp chính giúp trader loại trừ xu hướng trong phân tích chu kỳ

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 16): 2 phương pháp chính giúp trader loại trừ xu hướng trong phân tích chu kỳ

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 16): 2 phương pháp chính giúp trader loại trừ xu hướng trong phân tích chu kỳ

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,885
84,553
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Phương pháp tính toán tỷ lệ phần trăm thay đổi


Hình 16.5 liệt kê giá trung bình hàng tháng của thị trường cotton giao ngay từ năm 2006 đến năm 2017 (để tính giá trung bình hàng tháng thì lấy giá đóng cửa của các ngày trong tháng cộng lại, chia cho số ngày giao dịch trong tháng đó).

Hình 16.6 tính toán phần trăm thay đổi trong giá trị trung bình hàng tháng so với tháng trước. Tỷ lệ phần trăm thay đổi trung bình hàng tháng được hiển thị ở hàng 16. Tỷ lệ phần trăm tháng có lợi nhuận dương được liệt kê ở hàng 17 để giúp hiểu được tính nhất quán của lợi nhuận. Hàng 20 là nơi biến các giá trị thành con số thống kê chu kỳ (mình không rõ công thức ở đây là gì, và nó không được nêu lên trong giáo trình này).
Screen Shot 2023-07-06 at 13.36.56.png


Hình 16.7 cho thấy kết quả của phương pháp loại trừ xu hướng theo phương pháp tính toán tỷ lệ phần trăm thay đổi. Biểu đồ bên trái biểu thị tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng tháng trong khi biểu đồ bên phải hiển thị mô hình chu kỳ dưới dạng chỉ số hoặc đường cong vốn chủ sở hữu.

Screen Shot 2023-07-06 at 13.37.04.png


Như anh em có thể quan sát, lợi nhuận âm thường đến từ tháng 04-11, và vượt trội vào tháng 12-3. Vì thế, chúng ta có thể đưa ra những chiến lược giao dịch mua vào tháng 12-3 và bán từ tháng 04-11.



Phương pháp sử dụng đường trung bình động


Tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu cách sử dụng đường trung bình động để loại bỏ xu hướng của cùng một dữ liệu đối với thị trường bông giao ngay. Trong hình 16.8, Cột F là giá trị trung bình của cột C (mức cao của tháng) và cột D (mức thấp của tháng). Chúng ta sẽ tạo 1 đường trung bình động 12 tháng của điểm dữ liệu đó. Lưu ý rằng mũi tên tại G325 hiển thị đường trung bình động hiện tại, sử dụng dữ liệu của 12 tháng trước đó tính từ cột F. Chúng ta lấy giá trị từ cột G và hồi quy giá trị đó ngược thời gian để tạo ra đường trung bình động trung tâm (CMA). Vì có số điểm dữ liệu là chẵn, trong trường hợp này là 12, nên về mặt kỹ thuật, chúng ta không thể “căn giữa” đường tạo đường trung bình động trung tâm. Theo đề xuất của Kaufman, chúng ta sẽ lấy 2 điểm dữ liệu trung tâm là ngày 12/1/2006 và 1/1/2007 để hồi quy về. Cột I hiển thị "giá trị trung bình CMA" được đặt trong khoảng thời gian của điểm dữ liệu thứ 6 (ngày 6/1/2016). Chính từ giá trị này, chúng ta có thể loại trừ xu hướng bằng cách trừ đi cột F, từ đó ra được "hệ số điều chỉnh theo chu kỳ” trong cột J. “Chỉ số theo chu kỳ” trong cột K được tính bằng cách lấy cột F chia cho cột I.

Screen Shot 2023-07-06 at 13.37.12.png


Đầu ra từ cột K của Hình 16.8 được sắp xếp trong Hình 16.9. Giá trị trung bình và trung vị của mỗi cột được tính ở hàng 16 và 18.

Screen Shot 2023-07-06 at 13.37.18.png


Hình 16.10 là đầu ra của phương pháp loại trừ xu hướng sử dụng đường trung bình động. Phép tính trung bình ở bên trái hiển thị ít chi tiết hơn phép tính trung vị ở bên phải.

Screen Shot 2023-07-06 at 13.37.35.png


* Lưu ý: Để hiểu phần này thì anh em cần tìm hiểu về đường trung bình trung tâm (CMA)



So sánh các phương pháp loại trừ xu hướng


Hình 16.11 chứa kết quả của hai phương pháp, tính toán tỷ lệ phần trăm thay đổi và sử dụng đường trung bình động để loại trừ xu hướng. Như mọi người có thể thấy, mặc dù có chênh lệch chút ít nhưng kết quả khá tương đồng và rõ ràng. Thị trường Bông thường hình thành mức đỉnh vào khoảng tháng 3 và giảm xuống mức đáy vào khoảng tháng 10.

Screen Shot 2023-07-06 at 13.37.46.png


* Phần này chủ yếu giới thiệu phương pháp mà không giới thiệu phương thức tính cụ thể. Anh em hãy chấp nhận nó giống như học toán cao cấp thôi nhé. Anh em nào muốn tìm hiểu sâu về cách tính và phương pháp thì có thể tìm đọc cuốn “New trading systems and methods” của Kaufman

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 6,259 Xem / 3 Trả lời
  • 85quanghoa trong Sách Trading - Tài liệu Trading 31,669 Xem / 46 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 578 Xem / 21 Trả lời
  • Andre trong Hệ thống giao dịch - Trading system 1,055 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 784 Xem / 20 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,494 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 476 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên