Hướng dẫn đầy đủ kế hoạch giao dịch của một ICT trader chuyên nghiệp - Phần 3+4: Thiết lập và thời điểm vào lệnh

Hướng dẫn đầy đủ kế hoạch giao dịch của một ICT trader chuyên nghiệp - Phần 3+4: Thiết lập và thời điểm vào lệnh

Hướng dẫn đầy đủ kế hoạch giao dịch của một ICT trader chuyên nghiệp - Phần 3+4: Thiết lập và thời điểm vào lệnh

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,398
29,053
Phần này chúng ta sẽ nói về thiết lập giao dịch chính được sử dụng trong chiến lược này và như đã nói từ trước thì thiết lập giao dịch có nhiều, không nhất thiết anh em phải sử dụng thiết lập này, mà có thể sử dụng thiết lập giao dịch nào mà bản thân cảm thấy quen thuộc cũng như thông thạo nhất là được.

Điều quan trọng trong việc lập kế hoạch là bạn phải hiểu rõ được thiết lập giao dịch của bản thân đồng thời nắm rõ nguyên tắc của nó.

Bây giờ chúng ta cùng xem thiết lập giao dịch này là gì nhé.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới:



Thiết lập giao dịch


Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-29_18-59-8.png


Có thể thấy được thiết lập này là thiết lập cực kỳ quen thuộc, với anh em nào đang giao dịch SMC thì vốn không quá lạ lẫm gì với thiết lập này.

Như đã nói trước đó thì khối lệnh mà chúng ta sử dụng chủ yếu trong thiết lập này chính là IFVG. Các bạn nhìn hình trên, khối FVG giảm giá mà chúng ta sử dụng là được coi như là POI của khung lớn. Vậy thì thiết lập này cụ thể gồm những yếu tố quan trọng sau:
  1. Thị trường tạo BOS giảm giá
  2. Trong quá trình tạo BOS giảm giá, nó sẽ hình thành được cho chúng ta khối FVG giảm giá
  3. Tạo được vùng thanh khoản rõ ràng
  4. Hình thành được vùng dẫn dụ (IDM)
  5. Trong quá trình giá tăng và đi vào khối FVG giảm giá trước đó thì thị trường sẽ hình thành được khối FVG tăng giá
  6. Cuối cùng, một nến giảm mạnh đóng cửa bên dưới khối FVG tăng giá mới được hình thành và khối FVG tăng giá này trở thành khối IFVG. Đó cũng chính là khối lệnh mà chúng ta tập trung canh bán.
Điều kiện quan trọng nhất đã nói ở phần trước đó là yếu cầu phải có được tín hiệu phá vỡ cấu trúc một cách rõ ràng cùng với hình thành được vùng dẫn dụ, vùng này được coi như là thanh khoản được đặt ngay bên trên (đối với lệnh mua) hoặc ngay bên dưới (đối với lệnh bán) hoặc cũng có thể nằm bên trong khối FVG trên khung lớn. Như hình trên thì ta thấy vùng dẫn dụ nằm ngay bên dưới khối FVG giảm giá được hình thành bởi cú BOS.

Thiết lập giao dịch này nâng cao xác suất của FVG hơn.

Sau khi xác định đầy đủ được những yếu tố trên thì bạn có thể bắt đầu về khung thấp hơn tìm tín hiệu vào lệnh bán với khối IFVG.

Đây là nguyên tắc cho lệnh bán, còn lệnh mua cũng có nguyên tắc tương tự và ngược lại thôi nhé.






Phần 4: Thời điểm giao dịch


Phần tiếp theo đó chính là xác định thời điểm giao dịch. Các bạn hãy lưu ý rằng trong giao dịch SMC, không chỉ có các vùng giá mới có thể xác định được chất lượng của thiết lập mà thời điểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Nói chung là cả giá và thời gian là những yếu tố không thể thiếu được trong một hệ thống SMC.

Vậy thì trong thiết lập này cũng như vậy. Sau khi xác định được cơ bản chiến lược giao dịch rồi, thì còn phải xác định được thời điểm tham gia thị trường. Tham gia đúng thời điểm sẽ giúp cho xác suất thắng của chiến lược cao hơn rất nhiều.

Thời điểm tham gia giao dịch

Trong SMC thì thời điểm chính mà chúng ta tham gia giao dịch đó là trong các vùng hủy diệt (Kill Zones). Anh em nào biết về SMC thì có lẽ không xa lạ với vùng hủy diệt nữa. Còn nếu anh em nào muốn đọc lại kiến thức này thì có thể tham khảo bài viết bên dưới, đây là file tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan đến SMC:



Các bạn nhìn hình bên dưới là vùng hủy diệt phiên Á, Âu, Mỹ mà chúng ta sẽ tập trung giao dịch:

upload_2024-1-29_19-0-54.png



Lưu ý là tất cả những thời gian trên được tính toán theo giờ New York.

Ngoài ra còn có một thời điểm khác mà các SMC cũng phải chú ý, vì đó là thời điểm mà thị trường thường xảy ra tín hiệu quét thanh khoản cũng như là hình thành được cho chúng ta những tín hiệu giao dịch chất lượng. Và trong SMC thì ta thường gọi đó là thời điểm “Macros”, đó là những thời điểm sau:

upload_2024-1-29_19-1-13.png


Trong đó các bạn có thể để ý, giai đoạn tích lũy là giai đoạn hình thành thanh khoản, giai đoạn thao túng là giai đoạn quét thanh khoản và giai đoạn phân phối được coi như là giai đoạn mở rộng.

Và thời điểm Macros thường là thời điểm thao túng giá, đó cũng chính là thời điểm giao dịch chính của chúng ta.

Mặc dù thiết lập giao dịch SMC của các trader có thể khác nhau nhưng thời điểm này thì phần lớn là như nhau nên các bạn nên tập trung vào những thời điểm này mà giao dịch nhé.

Mời anh em tham khảo nhé!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 770 Xem / 39 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 343 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,488 Xem / 112 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 544 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,893 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,342 Xem / 279 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 217 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 133 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên