Khoá lợi nhuận với Trailing Stoploss - Đây là 7 phương pháp được chứng minh đem lại hiệu quả tốt nhất!

Khoá lợi nhuận với Trailing Stoploss - Đây là 7 phương pháp được chứng minh đem lại hiệu quả tốt nhất!

Khoá lợi nhuận với Trailing Stoploss - Đây là 7 phương pháp được chứng minh đem lại hiệu quả tốt nhất!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,348
32,538
Xin chào cả nhà!

Hôm nay chúng ta sẽ cùng lắng nghe chia sẻ của tác giả Hugh Kimura trên trang web tradingheroes.com về những phương pháp trailing stoploss giúp bạn tối đa hoá lợi nhuận nhé!

***​

Trader thường sử dụng lệnh trailing stoploss để tận dụng các xu hướng và tối đa hoá lợi nhuận trên mỗi giao dịch của họ.

Trên thực tế, không ai biết chính xác khi nào thì một xu hướng sẽ kết thúc.

Do đó, nếu bạn cài take profit (chốt lời), bạn sẽ bở lỡ rất nhiều lợi nhuận nếu giá tiếp tục di chuyển theo hướng bạn mong đợi.

Một lệnh trailing stoploss sẽ cho phép bạn hoà nhịp với thị trường và cưỡi trên những con sóng lớn.

Trước khi tôi đi vào các phương pháp thực tế, trước tiên chúng ta hãy xem xét những ưu và nhược điểm của việc sử dụng lệnh trailing stoploss nhé!

Ưu điểm của việc sử dụng lệnh trailing stoploss


Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng lệnh trailing stoploss là nó mang lại cho bạn một cách có hệ thống để bạn có thể để lợi nhuận tiếp tục chạy.

Điều này có một lợi ích về tâm lý rất lớn.

Nếu bạn không có kế hoạch, bạn có thể có xu hướng hoài nghi bản thân và cảm thấy như mình đã bỏ lỡ lợi nhuận.

Hay nói cách khác, bạn sẽ mắc chứng FOMO (nỗi sợ bỏ lỡ).

Nhưng khi bạn có một kế hoạch đã được thử nghiệm, bạn biết điều gì sẽ xảy ra.

Vậy, mặc dù một giao dịch không diễn ra đúng như bạn mong muốn, nhưng bạn biết rằng sau nhiều giao dịch, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn so với việc không sử dụng trailing stoploss.

Nhược điểm của việc sử dụng lệnh trailing stoploss


Sử dụng lệnh trailing stoploss không đảm bảo rằng bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Vì vậy, bạn sẽ phải kiểm tra lệnh trailing stoploss với điểm entry (vào lệnh) của mình, để xem liệu nó có phù hợp hay không.

Một nhược điểm tiềm ẩn với trailing stoploss đó là bạn sẽ từ bỏ một số lợi nhuận vì bạn sẽ thoát lệnh khi giá thoái lui. Điều này có thể khó khăn đối với một số trader nếu xét ở mức độ tâm lý.

Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có ngại từ bỏ một số lợi nhuận ngắn hạn để đổi lấy khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ những động thái lớn hay không?

Một nhược điểm khác là bạn có thể thấy rằng mình thậm chí còn hoà vốn nhiều hơn.

Sẽ có sự đánh đổi giữa việc thu được nhiều lợi nhuận hơn và có tỷ lệ thắng cao hơn.

Nếu bạn là kiểu người thích có tỷ lệ thắng cao, thì trailing stoploss có thể không dành cho bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tối đa hoá lợi nhuận tổng thể của mình và bạn không ngại tỷ lệ thắng thấp hơn, thì bạn hoàn toàn nên xem xét việc sử dụng trailing stoploss.

Bây giờ, bạn đã biết những ưu và nhược điểm của việc sử dụng trailing stoploss, vậy thì hãy cùng tìm hiểu các phương pháp đã được chứng minh mà bạn có thể sử dụng với trailing stoploss nhé!


1. Giá đóng cửa bên ngoài một đường trung bình động


Một trong những cách dễ dàng nhất để sử dụng trailing stoploss là khi giá đóng cửa phía bên kia của đường trung bình động.

Không khó để chúng ta phát hiện ra một lần giá đóng cửa vượt ra bên ngoài đường trung bình động.

Ví dụ: Giả sử bạn đã Short tại mũi tên trên biểu đồ này.

7-Phuong-phap-trailing-stoploss-TraderViet1.png

Bạn có thể đã bị cám dỗ thoát lệnh ở lần giảm đầu tiên hoặc ở thần thoái lui đầu tiên.

Nhưng bằng cách sử dụng đường trung bình động để trailing stoploss, bạn sẽ có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn khi đợi giá đóng cửa bên trên đường trung bình động, như minh hoạ ở trên.

Rõ ràng, có khá nhiều loại đường trung bình động khác nhau và nhiều thiết lập khác nhau. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, thì bạn có thể kiểm tra 3 thiết lập dưới đây và xem chúng có hiệu quả với bạn hay không:
  • Đường EMA chu kỳ 20
  • Đường EMA chu kỳ 50
  • Đường EMA chu kỳ 100
Hãy backtest các thiết lập đường trung bình động khác nhau và xem thiết lập nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Sau đó, đừng ngại kiểm tra thiết lập của riêng bạn, dựa trên những quan sát của bạn nhé!

2. Trailing stoploss theo bội số rủi ro


Một phương pháp trailing stoploss khác ít được nhắc đến, nhưng có thể rất hiệu quả, đó là trailing stoploss theo bội số rủi ro.

Khái niệm này rất đơn giản, bạn sẽ trailing stoploss mỗi khi giá đạt đến bội số điểm dừng lỗ của bạn.

Ví dụ: Giả sử bạn đặt dừng lỗ 100 pips khi vào lệnh, thì đây là bội số rủi ro, còn được gọi là bội số R. Trong trường hợp này, 1R là 100 pips. Vì vậy, khi giá đạt 100 pips lợi nhuận, bạn có thể trailing stoploss đến điểm hoà vốn. Từ đó, nếu giá đạt 200 pips lợi nhuận (2R), bạn có thể trailing stoploss tới 100 pips lợi nhuận (1R).

7-Phuong-phap-trailing-stoploss-TraderViet2.jpeg

Bạn có thể thử nghiệm các bội số rủi ro khác nhau khi trailing stoploss của mình. Bạn có thể trailing stoploss đến mức hoà vốn khi giá chạm mức 2R... hoặc bạn có thể trailing stoploss đến mốc 1R khi giá chạm 3R.



3. Giao cắt đường trung bình động


7-Phuong-phap-trailing-stoploss-TraderViet3.png

Khi các đường trung bình động giao nhau, đó có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy một xu hướng sắp kết thúc.

Một chiến lược giao cắt đường trung bình động phổ biến là Giao cắt Vàng/ Tử thần (Golden/Death Cross).

Phần hấp dẫn nhất ở phương pháp trailing stoploss này đó là nó rất chính xác. Ngay khi bạn thấy một cây nến đóng cửa tại giao cắt đường trung bình động, bạn sẽ thoát lệnh.

4. Hỗ trợ và kháng cự


Hỗ trợkháng cự có thể là những cách tuyệt vời để bạn trailing stoploss.

Các ngưỡng này có tính đến sự biến động hiện tại của thị trường và thường dễ phát hiện.

Đây là một ví dụ về cách trailing stoploss trong một xu hướng giảm của cặp EURUSD.

7-Phuong-phap-trailing-stoploss-TraderViet4.png

Nhược điểm duy nhất khi sử dụng phương pháp này là việc vẽ hỗ trợ - kháng cự có thể mang tính chủ quan.

Bạn phải kiên nhẫn và để các ngưỡng hỗ trợ - kháng cự hình thành, nếu không, bạn có thể dời stoploss quá sớm và bị "stop-out" trong nháy mắt.

Để ngăn chặn điều này, hãy tìm một động thái mạnh mẽ di chuyển ra khỏi một ngưỡng hỗ trợ - kháng cự trước khi dời stoploss của bạn.

5. Parabolic SAR (PSAR)


Nếu bạn thích sử dụng indicator hơn, thì PSAR là một cách dễ dàng để bạn trailing stoploss.

Chỉ báo này cung cấp các ngưỡng rõ ràng để đặt stoploss lên mỗi cây nến.

Trong biểu đồ bên dưới, các dấu chấm PSAR là các mức mà bạn có thể đặt lệnh trailing stoploss.

Trader thường sẽ trailing stoploss bằng 2 hoặc 3 ngưỡng trước đó, để họ có thể tận dụng đi theo xu hướng.

7-Phuong-phap-trailing-stoploss-TraderViet5.png

Tuy nhiên, PSAR có thể không nắm bắt được xu hướng dài hạn vì nó có xu hướng nhạy cảm hơn một chút so với các phương pháp trailing stoploss khác.

Để khắc phục nhược điểm này, bạn có thể sử dụng chỉ báo này trên khung thời gian cao hơn.

Ví dụ: Bạn có thể giao dịch trên biểu đồ khung H4, nhưng bạn có thể sử dụng PSAR trên biểu đồ khung D1 để trailing stoploss.

6. Thoát lệnh sau 3 nến


Phương pháp này sẽ trailing lệnh stoploss của bạn khá sát sao, vì vậy, nó rất phù hợp với các thị trường có xu hướng xuất hiện cú breakout (phá vỡ) mạnh, nhưng giá sẽ nhanh chóng hồi về.

Đây là cách hoạt động của nó...

Khi giao dịch của bạn có lợi nhuận, hãy trailing stoploss theo cách sau:
  • Đối với vị thế Short: Lệnh dừng lỗ của bạn phải cao hơn đỉnh của cây nến thứ 3 lùi về trước.
  • Đối với vị thế Long: Lệnh dừng lỗ của bạn phải thấp hơn đáy của cây nến thứ 3 lùi về trước.
Hãy dời stoploss mỗi khi một cây nến mới được hình thành.

Như bạn có thể thấy, lệnh dừng lỗ của bạn di chuyển theo giá, điều này cho phép bạn tận dụng được các cây nến lớn.

Nhưng ngay sau khi giá bắt đầu củng cố hoặc thoái lui, bạn sẽ bị "stop-out" và bạn sẽ đút lợi nhuận vào túi của mình.

Đây là một ví dụ về một vị thế Short.

7-Phuong-phap-trailing-stoploss-TraderViet6.png

Lệnh Sell này có lợi nhuận, vì vậy đã đến lúc để trailing stoploss.

Ở cây nến hiện tại, bạn đếm ngược 3 cây nến. Sau đó, đặt stoploss phía trên cây nến thứ 3. Khi mỗi cây nến đóng cửa, cây nến thứ 3 cũng di chuyển về phía trước và bạn sẽ dời stoploss theo đó.

Dễ mà, phải không?!

7. Phần trăm giá thoái lui


Phương pháp cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ với bạn là thoát lệnh sau khi giá đã thoái lui theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức đỉnh hoặc đáy của động thái.

Phương pháp này hơi khác so với các phương pháp ở trên, ở chỗ bạn đang sử dụng mức đỉnh/ đáy của động thái gần nhất.

Vậy, giả sử bạn xác định rằng, khi giá thoái lui 12%, đó là thời điểm tốt để thoát lệnh.

Đây là ví dụ của một lệnh Buy, trong đó giá đã giảm 13% so với mức đỉnh của động thái là 86,38.

Nếu bạn sử dụng trailing stoploss theo phần trăm giá thoái lui, bạn sẽ thoát lệnh ngay trước khi giá giảm xuống mốc 70.

7-Phuong-phap-trailing-stoploss-TraderViet7.png

Để biết đâu là mức thoái lui tốt nhất, hãy đảm bảo bạn đã backtest trên thị trường mà bạn đang giao dịch.

Phương pháp này thường được áp dụng trên thị trường chứng khoán, nhưng hãy thử nghiệm nó trên thị trường mà bạn giao dịch.

Hãy nhớ rằng, mỗi thị trường đều có "cá tính" riêng, giống như con người chúng ta. Vì vậy, mỗi thị trường riêng lẻ, và thậm chí mỗi cặp tiền hoặc cổ phiếu, có thể cần áp dụng một mức thoái lui khác nhau.


Những cách trailing stoploss bạn KHÔNG nên sử dụng


Có 2 phương pháp trailing stoploss phổ biến mà bạn nên tránh.

Trailing stoploss theo giá trị cố định


Phương pháp đầu tiên là phương pháp trailing stoploss theo một giá trị cố định, được dạy rất phổ biến trên mạng.

Giả sử, bạn thiết lập trailing stoploss theo giá trị là 25 pips.

Mỗi khi giá di chuyển 25 pips, bạn sẽ dời dừng lỗ 25 pips để khoá lợi nhuận của mình.

Điều này nghe có vẻ khá tuyệt về mặt lý thuyết và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, nó không tính đến sự biến động trên thị trường mà bạn đang giao dịch.

Nếu bạn giao dịch một cặp tiền có độ biến động thấp như EURGBP, thì trailing stoploss 25 pips có thể hữu hiệu.

Nhưng nếu bạn giao dịch một cặp tiền dễ biến động hơn, như GBPJPY, thì trailing stoploss 25 pips có thể sẽ quá nhỏ và bạn sẽ bị "stop-out" rất thường xuyên.

Điểm mấu chốt là tránh sử dụng trailing stoploss theo một giá trị cố định.

Trailing stoploss tích hợp trên các nền tảng giao dịch


Một số nền tảng giao dịch, đặc biệt là nền tảng Forex, có tính năng trailing stoploss được tích hợp sẵn và một số trader mới có thể muốn sử dụng tính năng này.

Đây thực sự là một trong những cách TỒI TỆ NHẤT để trailing stoploss. Lý do là...

Tính năng trailing stoploss trên các nền tảng giao dịch thường trailing stoploss theo giá trị cố định và trailing theo mỗi tick giá.

Và như tôi đã trình bày ở trên, việc trailing stoploss theo một giá trị cố định không hữu ích vì nó không tính đến sự biến động hiện tại của thị trường. Nhưng trailing stoploss theo từng tick giá thậm chí còn tệ hơn.

Khi bạn sử dụng kiểu trailing stoploss này, lệnh dừng lỗ sẽ bắt đầu di chuyển ngay sau khi giao dịch di chuyển theo hướng tích cực, kể cả khi giao dịch chưa có lợi nhuận.

Một lần nữa, điều đó nghe có vẻ tuyệt nếu xét về mặt lý thuyết, nhưng thực tế là kiểu trailing stoploss này sẽ "bóp nghẹt" giao dịch quá nhanh và bạn sẽ thường xuyên thấy mình bị "stop-out" với một khoản lỗ nhỏ, hoặc chỉ có một khoản lợi nhuận nhỏ và bỏ lỡ một động thái lớn.

Vì vậy, hãy tránh kiểu trailing stoploss này và thử nghiệm 7 phương pháp ở trên.

Đâu là chiến lược trailing stoploss tốt nhất?


Trên thực tế, chẳng có chiến lược trailing stoploss nào là tốt nhất cho tất cả mọi người.

Phương pháp trailing stoploss của bạn phải phù hợp với điểm entry và tính cách giao dịch của bạn.

Do đó, cách tốt nhất để bắt đầu triển khai trailing stoploss là lấy dữ liệu về chiến lược giao dịch hiện tại của bạn mà chưa có trailing stoploss.

Việc biết các số liệu thống kê này sẽ cung cấp cho bạn cơ sở để so sánh với chiến lược khi có sử dụng trailing stoploss.

Giả sử thử nghiệm của bạn cho thấy kết quả có lợi nhuận, vậy thì hãy thử nghiệm các phương pháp trailing stoploss khác nhau với điểm entry của bạn. Dữ liệu này sẽ cho bạn biết sử dụng phương pháp trailing stoploss nào là tốt nhất.

Lời kết


Tóm lại, có 7 phương pháp trailing stoploss có thể tăng lợi nhuận trung bình trên mỗi giao dịch của bạn, bằng cách cho phép trade thắng tiếp tục chạy.

Đôi khi, lợi nhuận sẽ được cải thiện rất đáng kể nếu bạn bổ sung thêm phương pháp trailing stoploss vào quy trình thoát lệnh.

Nhưng giống như tất cả các yếu tố khác trong trading, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng phương pháp trailing stoploss của bạn trước khi mạo hiểm bằng tiền thật nhé!


Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 5 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 279 Xem / 7 Trả lời
  • khiconcon trong Trao Đổi về Broker 146 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 568 Xem / 18 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 134 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên