Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 4: Tổng hợp kiến thức cốt lõi trong cách xác định sóng

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 4: Tổng hợp kiến thức cốt lõi trong cách xác định sóng

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 4: Tổng hợp kiến thức cốt lõi trong cách xác định sóng

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Ở các phần trước anh em đã nắm được 4 nguyên tắc quan trọng trong lý thuyết sóng Goodman đó là: tiền đề về ma trận 1-2-3, nguyên tắc lan truyền, nguyên tắc giao cắt và nguyên tắc 3-C. Tuy nhiên tất cả chỉ mới là lý thuyết thôi. Tiếp theo chúng ta cần đưa những lý thuyết này áp dụng vào thực tế để xác định được sóng và các thiết lập có thể giao dịch.

Ở phần 4 này mình xin tổng kết lại những kiến thức quan trọng cần nắm ở phần trước và một vài ví dụ thực tế trong việc giao dịch theo GWT nhé.

Tổng hợp kiến thức quan trọng cần nắm về lý thuyết sóng Goodman


Trong lý thuyết sóng Goodman anh em cần nắm được 2 phần quan trọng:
  1. Lý thuyết sóng Good man (GWT) bao gồm: Hệ thống đếm các cú swing (The Goodman Swing Count System – GSCS) và hệ thống đến chu kỳ sóng (The Goodman Cycle Count System – GCCS).
  2. Điều kiện của thị trường (Market Enviroments – ME)
Trong 2 phần quan trọng này thì anh em mới chỉ làm quen được cách thức đếm các cú swing (GSCS) mà thôi. Chúng ta còn 2 phần quan trọng nữa cần phải nắm đó là GCCS và ME. 2 phần này mình sẽ nói tới ở các bài tiếp theo nhé.

Trong phần này chúng ta sẽ tổng hợp lại kiến thức về cách đếm các cú swing và chia sẻ cho các anh em 2 kiểu biểu đồ quan trọng và đáng tin cậy nhất để xác định sóng dựa theo GSCS.

Những kiến thức quan trọng trong GSCS


4 nguyên tắc trong GWT chính là những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc đếm các cú swing. Anh em cần nắm được nguyên tắc thoái lui 50% và những khái niệm quan trọng như FPS, SPS, BP, EP, TP. Những khái niệm này mình đã nói đến ở phần 1. Anh em bấm vào link này để xem lại nhé.

Trong GSCS, chúng ta sẽ bắt đầu với một ma trận 1-2-3. Mọi ma trận đều bao gồm các ma trận nhỏ hơn và bản thân ma trận đó chính là một phần của ma trận lớn hơn.

Như hình bên dưới:

1.png

Nhìn vào nó từ lớn nhất đến nhỏ nhất, ta thấy các ma trận được lồng vào ma trận lớn hơn, và nếu nhìn từ nhỏ đến lớn thì ta thấy các ma trận dường như có tính lan truyền từ nhỏ đến lớn và lớn hơn nữa.

Có 5 điểm cơ bản nhất trong GSCS mà anh em cần nắm đó là:
  • Điểm thoái lui 50% hay Tipping Point (TP)
  • Điểm bắt đầu (The Beginning Point – BP)
  • Điểm kết thúc (The Ending Point - EP)
  • Đo lường các con sóng chính (Primary Swing)
  • Đo lường con sóng thứ cấp (Secondary Swing)
Trong GSCS anh em nên lưu ý nguyên tắc 3-C, đây là một nguyên tắc khá phức tạp. Tuy nhiên trong bài viết trước mình đã tóm gọn kiến thức cốt lõi nhất về nguyên tắc này để anh em nắm. Anh em nào chưa đọc thì xem lại bài viết trước nhé.

Lưu ý rằng, mặc dù nguyên tắc này có sự chính xác đến kinh ngạc, nhưng cũng đừng nên áp dụng chúng máy móc, hay áp dụng khi bạn đã quen thuộc những nguyên tắc khác.

Giao dịch với điểm quay đầu (The Return Point)


Anh em đọc lại bài viết trước để hiểu khái niệm điểm quay đầu nhé. Giao dịch với vùng quay đầu là một trong 3 thiết lập giao dịch quan trọng trong GWT.

Bây giờ chúng ta cùng xem một vài biểu đồ trong giao dịch thực tế để hiểu được các xác định những thiết lập này nhé.

Điểm quay đầu (The Return Point) là một trong những vùng giá tốt để tìm cơ hội giao dịch trong thị trường. Đó là ngưỡng kháng cự hỗ trợ mạnh mẽ để chúng ta tìm kiếm thiết lập giao dịch.

2.jpg

Điểm quay đầu này rất dễ nhận biết. Đó là sự thay đổi của sóng 2 khi ma trận 1-2-3 nhỏ hơn trở thành sóng 1 lan truyền.

Như hình bên dưới, ta thấy con sóng giảm màu đỏ chính là sóng 1 lan truyền của ma trận 1-2-3 ban đầu, và con sóng tăng màu đỏ thứ 2 chính là sóng quay đầu, cuối con sóng đó chúng ta có điểm quay đầu.

3.png

Tương tự như ví dụ bên dưới:

4.png

Thêm một ví dụ nữa để anh em hình dung:

5.png

Điểm quay đầu khi nằm ở trong vùng quay đầu sẽ là thiết lập giao dịch tuyệt với để chúng ta đi theo hướng con sóng tiếp theo. Dựa vào nguyên tắc lan truyền, anh em có thể xác định được hướng đi của con sóng tiếp theo. Dựa vào nguyên tắc giao cắt, anh em có thể xác định được vùng giá vào lệnh phù hợp. Dựa vào nguyên tắc 3-C anh em có thể xác định được mục tiêu tiềm năng mà giá có thể tìm đến.

Hết phần 4

Ở phần tới chúng ta sẽ tìm hiểu về GCCS và ME. Anh em nào hóng thì để lại comment bên dưới nhé.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Đề nghị thúy kiu te đính kèm link các phần trước. Có thể bo nut link fb càng tốt
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên