[Mẹo SMC]: Tại sao mô hình mua/bán MMXM trong SMC lại có xác suất thắng CỰC CAO?

[Mẹo SMC]: Tại sao mô hình mua/bán MMXM trong SMC lại có xác suất thắng CỰC CAO?

[Mẹo SMC]: Tại sao mô hình mua/bán MMXM trong SMC lại có xác suất thắng CỰC CAO?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,414
29,078
Đối với SMC trader, khi đã xác định đúng cấu trúc và vùng giá giao dịch rồi, thì việc còn lại của họ chính là tìm tín hiệu xác nhận và mô hình để giao dịch. Một trong những mô hình được nhiều SMC sử dụng nhất chính là mô hình MMXM. Đây là mô hình có xác suất thắng rất cao.

Phần này chúng ta nói về mô hình giao dịch MMXM này vá áp dụng chúng vào trong việc giao dịch như thế nào nhé.

Mô hình MMXM


Các bạn nhìn hình bên dưới là mô hình MMXM cho tín hiệu bán:

upload_2023-8-7_11-33-31.png


Và ngược lại hình bên dưới là mô hình MMXM cho tín hiệu mua lên:

upload_2023-8-7_11-34-59.png


Thực tế thì mô hình này mình cũng có nói khá nhiều về cách xác định mỗi giai đoạn ở trong những phần trước rồi. Anh em nào muốn đọc lại thì có thể tham khảo bài viết bên dưới nhé:



Mô hình MMXM là mô hình được hình thành trong các đợt thoái lui trên khung thời gian thấp nằm trong dòng tiền thị trường đi theo khung thời gian lớn. Điều đó có nghĩa rằng là chúng ta sẽ luôn đi theo xu hướng của khung thời gian lớn hoặc đi theo dòng tiền của thị trường là chủ đạo.

Hình bên dưới là một vài ví dụ về mô hình MMXM. Các bạn nhìn biểu đồ khung ngày của cặp AUDUSD:

upload_2023-8-7_11-38-1.png


Điểm này đánh dấu cấu trúc của cặp tiền nỳ trên khung ngày chuyển hướng tăng giá, nên dòng tiền thị trường lớn hiện tại theo hướng tăng nên chiến lược giao dịch của chúng ta cũng sẽ đi theo hướng này.

Tại thời điểm này chúng ta thấy thị trường hình thành cú hồi.

Chúng ta chuyển qua biểu đồ H1 để theo dõi kỹ hơn biến động giá của thị trường.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là khung H1:

upload_2023-8-7_11-38-18.png




Anh em có thể thấy được mô hình mua lên (Market Maker Buy Model-MMBM) được hình thành.

Ví dụ tiếp theo là cặp EURJPY khung D1:

upload_2023-8-7_11-38-38.png


Các bạn nhìn dòng tiền của khung D1, ta có thể thấy thị trường đang đi theo hướng tăng giá và hiện tại thì giá nằm trong cú hồi.

Bây giờ chúng ta kiểm tra biểu đồ của khung thấp hơn H4. Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:

upload_2023-8-7_11-38-52.png


Ta có thể thấy rằng mô hình mua lên (Market Maker Buy Model-MMBM) được hình thành trên cú hồi trong cấu trúc tăng giá của khung D1 được hình thành.



Low Resistance Liquidity Run - LRLR


Một khái niệm khác mà mình muốn chia sẻ cho anh em trader, đó chính là LRLR (Low Resistance Liquidity Run).

Thị trường sẽ tạo vùng thanh khoản kiểu này rất nhiều và nó nằm dưới dạng những vùng kháng cự yếu mà thị trường có thể sẽ tấn công sau đó. Điều đó có nghĩa là sẽ có rất nhiều thanh khoản trong mô hình MMXM mà thị trường sẽ hướng tới để lấy hết.

Các bạn nhìn hình bên dưới, chính là kiểu thanh khoản LRLR:

upload_2023-8-7_11-39-34.png


upload_2023-8-7_11-39-48.png


Ở biểu đồ thực tế bạn sẽ thấy nó ở dạng như thế này:

upload_2023-8-7_11-40-3.png


Tức là thị trường hình thành nhiều đỉnh nhỏ trong xu hướng giảm hoặc nhiều đáy nhỏ cao hơn trong xu hướng tăng.

Như vậy chúng ta cần nắm thêm một khái niệm nữa, đó chính là vùng tích lũy ban đầu (Orginal Consolidation).



Orginal Consolidation


Vùng tích lũy ban đầu trong mô hình MMXM có rất nhiều thanh khoản được tạo, vì vùng tích lũy thường nhằm để hình thành thanh khoản ở cả 2 phái của thị trường.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới chính là vùng tích lũy ban đầu của mô hình MMXM:

upload_2023-8-7_11-40-27.png


Nói tóm lại


Vì sao mô hình MMXM tỏng SMC lại có xác suất thắng cao đó là vì những yếu tố sau:
  1. Mô hình này thường xuất hiện trong cú hồi trên khung thấp của cấu trúc khung thời gian lớn.
  2. Trong quá trình di chuyển, mô hình này thường hình thành thanh khoản dạng LRLR, nên nó có rất nhiều vùng thanh khoản để hướng đến.
  3. Vùng tích lũy ban đầu của mô hình này là vùng có nhiều thanh khoán.
Nên có thể nói tất cả những thành phần này trong mô hình như là sự kết hợp với nhau để biến mô hình này trở thành một mô hình có xác suất thắng cao nếu như nó có thể xảy ra.

Nếu như mô hình này xuất hiện với đầy đủ điều kiện trên thì xác suất thành công rất cao, ít có khả năng mô hình này sẽ thất bại. Đó cũng là lý do vì sao rất nhiều SMC trader thích sử dụng mô hình này, mặc dù đôi khi không phải lúc nào mô hình này xũng xuất hiện trên biểu đồ.

Hy vọng bài viết hữu ích với anh em nhé.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • 85quanghoa trong Sách Trading - Tài liệu Trading 31,621 Xem / 46 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 546 Xem / 21 Trả lời
  • Andre trong Hệ thống giao dịch - Trading system 1,034 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 750 Xem / 20 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,486 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 431 Xem / 1 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 2,276 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên