[Mẹo SMC]: Vì sao trader thường chọn LRLR (Low Resistance Liquidity Run) để giao dịch?

[Mẹo SMC]: Vì sao trader thường chọn LRLR (Low Resistance Liquidity Run) để giao dịch?

[Mẹo SMC]: Vì sao trader thường chọn LRLR (Low Resistance Liquidity Run) để giao dịch?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,432
29,120
HRLR và LRLR là hai khái niệm ít được SMC trader nhắc tới và cũng ít trader sử dụng chúng trong giao dịch. Tuy nhiên nếu như nắm được 2 khái niệm này và biết được cách áp dụng chúng vào trong giao dịch như thế nào thì có thể gia tăn tỷ lệ thắng cho chiến lược lên rất nhiều.

Trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu 2 khái niệm HRLR và LRLR trong SMC nhé. Thực ra thì trước đó cũng có bài viết về 2 khái niệm này rồi, nhưng mình nghĩ là nên nhắc lại, coi như cho anh em nào giao dịch SMC thấm thêm một lần nữa.

Anh em nào muốn đọc lại các mẹo SMC thì có thể tham khảo tại đây.

Cuối tuần này mình sẽ tổng hợp lại các mẹo SMC mới viết trong 2 tháng gần đây để anh em tiện tìm hiểu nhé.

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu 2 khái niệm HRLR và LRLR và sự khác biệt giữa chúng. Trader nên lựa chọn trường hợp nào để giao dịch thì có xác suất thắng cao hơn? mời các bạn đọc nội dung bên dưới nhé.

Khái niệm LRLR (Low Resistance Liquidity Run)


Trước tiên là chúng ta cần tìm hiểu khái niệm HRLR và LRLR là gì và sau đó là một vài ví dụ thực tế về 2 trường hợp này.

LRLR (Low Resistance Liquidity Run) hay còn gọi là những vùng đáy thất bại trong việc phá vỡ đáy trước đó tạo đáy thấp hơn hoặc ngược lại là những đỉnh thất bại trong việc phá vỡ đỉnh trước tạo đỉnh cao hơn.

Các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ về LRLR của cả thị trường tăng giá và giảm giá:

upload_2023-9-20_9-54-46.png


upload_2023-9-20_9-55-2.png

Vậy còn HRLR thì sao?






HRLR (High Resistance Liquidity Run)


HRLR là khi một đỉnh quét vùng đỉnh trước đó hoặc đáy quét đáy trước đó trước khi tiếp tục theo hướng ngược lại cho đến khi gặp phải các vùng giá quan trọng trên khung thời gian lớn.

Các bạn nhìn hình bên dưới là HRLR theo hướng giảm giá:

upload_2023-9-20_9-55-36.png

Và đây là HRLR theo hướng tăng giá:

upload_2023-9-20_9-56-4.png

Vậy LRLR và HRLR nên dùng cái nào để giao dịch và giao dịch như thế nào?

Đối với SMC trader mà nói thì LRLR là trường hợp lý tưởng để tìm điểm vào lệnh và tối ưu hóa lợi nhuận vì chúng là những vùng thanh khoản dễ xác định nhất để nhắm mục tiêu cho chiến lược.

Còn HRLR ít được ưu tiên giao dịch hơn vì nó khó có thể giúp trader đạt tới được mục tiêu lợi nhuận cho chiến lược. Thay vào đó thì trader nên đợi cho giá tiếp cận đến các vùng giá quan trọng trên khung thời gian lớn như FVG, BB, OB hoặc vùng hợp lưu của những khối này sau đó thì có thể tìm tín hiệu giao dịch.

Trader có thể sử dụng LRLR để làm mục tiêu lợi nhuận cho chiến lược giao dịch vì mỗi lần đỉnh hoặc đáy thất bại trong việc tạo đỉnh đáy mới thì chúng đều có thanh khoản nằm bên dưới đáy hoặc phí trên vùng đỉnh.

Vậy cho nên, nếu giao dịch thì nên chọn LRLR thì sẽ có xác suất thắng cao hơn cho chúng ta. Còn đối với HRLR thì tốt hơn nên đợi giá tiếp cận đến vùng giá quan trọng của khung thời gian lớn sau đó tìm tín hiệu giao dịch.

Ví dụ thực tế


Các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ về LRLR:

upload_2023-9-20_9-57-41.png




Đây là một ví dụ về lệnh mua lên với LRLR. Các bạn có thể thấy trước đó thị trường quét thanh khoản ở EQL và sau đó thị trường bật tăng. Chúng ta có thể tìm tín hiệu mua lên và nhắm tới vùng đỉnh của đợt LRLR này, đó chính là vùng thanh khoản tiềm năng mà thị trường có thể tìm tới.

Tương tự các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ về lệnh bán cho LRLR:

upload_2023-9-20_9-58-1.png


Ta thấy trước đó thị trường tăng lên và hình thành cho chúng ta một loạt LRLR.

Sau đó giá quét thanh khoản 2 đỉnh trước đó thì giảm mạnh. Chúng ta có thể tìm tín hiệu canh bán trong điều kiện này và mục tiêu lợi nhuận có thể nhắm đến được là đáy thấp nhất trong các LRLR. Đó là vùng thanh khoản mục tiêu rõ ràng nhất mà thị trường có thể tìm đến.

Và như các bạn thấy thị trường sau đó đã nhanh chóng tìm đến vùng thanh khoản này.

2 khái niệm này không khó, nếu như anh em nào biết cách sử dụng và nhanh chóng nhận biết chúng trên biểu đồ thì có thể gia tăng thêm tỷ lệ thành công cho chiến lược giao dịch hơn rất nhiều.

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 217 Xem / 5 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 263 Xem / 7 Trả lời
  • khiconcon trong Trao Đổi về Broker 142 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 556 Xem / 18 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 132 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên