Mô hình vào lệnh Kỳ Lân - Thiết lập giao dịch cực kỳ mạnh mẽ trong hệ thống SMC

Mô hình vào lệnh Kỳ Lân - Thiết lập giao dịch cực kỳ mạnh mẽ trong hệ thống SMC

Mô hình vào lệnh Kỳ Lân - Thiết lập giao dịch cực kỳ mạnh mẽ trong hệ thống SMC

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,403
29,060
Trong SMC có rất nhiều mô hình vào lệnh khác nhau, mỗi một mô hình sẽ có những tín hiệu xác nhận khác nhau ở những thời điểm khác nhau nhưng phần lớn thì các nguyên tắc cốt lõi của hệ thống đều được tuân thủ.

Bài viết này mình xin chia sẻ cho anh em trader giao dịch theo trường phái SMC một thiết lập giao dịch rất hiệu quả với điểm vào lệnh được xác nhận bởi những nguyên tắc ngắn gọn và rất dễ áp dụng.

Mô hình này được gọi là mô hình vào lệnh kỳ lân (Unicorn), với vùng giao dịch chính của mô hình này là ở FVG.

Bây giờ chúng ta đi tìm hiểu chi tiết xem nguyên tắc của mô hình này như thế nào nhé.

Mô hình vào lệnh “kỳ lân”


Mô hình kỳ lân giảm giá

Các bạn nhìn hình bên dưới là mô hình vào lệnh giảm giá:

upload_2023-10-24_11-6-29.png


Theo đó nguyên tắc chính của mô hình này cực kỳ đơn giản như sau:
  • Điều kiện đầu tiên đó là giá phải quét thanh khoản của bên mua (BSL) hoặc tiếp cận với vùng PD trên khung thời gian lớn.
  • Sau đó là tín hiệu tạo cấu trúc giảm giá ở khung thời gian thấp hơn. Lúc này chúng ta sẽ xác định vùng giá giao dịch ở khung thời gian thấp.
  • Vùng giá mà chúng ta tập trung trong thiết lập này chính là FVG hợp lưu với khối Breaker Block.
  • Khi giá hồi về khối này thì chúng ta sẽ tìm cơ hội bán và chốt lời ở vùng thanh khoản bên bán tiếp theo.
Đây là nguyên tắc cho tín hiệu bán theo mô hình này, Còn tín hiệu cho lệnh mua thì ngược lại thôi nhé.



Mô hình kỳ lân tăng giá

Mô hình này sẽ có nguyên tắc tương tự nhưng ngược lại thôi nhé anh em. Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-10-24_11-6-59.png


Tương tự là điểm giao dịch của chúng ta cũng là ở khối FVG hợp lưu với Breaker Block sau khi thị trường được quét thanh khoản bên mua và hình thành tín hiệu phá vỡ cấu trúc tăng giá.

Bây giờ chúng ta sẽ đi chi tiết hơn một chút về những nguyên tắc cho thiết lập này nhé.






Vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hoặc vùng thanh khoản:
  • Đỉnh hoặc đáy của ngày trước đó
  • Đỉnh đáy của tuần trước đó
Đối với những trader nào giao dịch trong ngày thì nên tập trung vào những vùng sau:
  • Đỉnh hoặc đáy của phiên Á
  • Đỉnh hoặc đáy của phiên Âu
Đây là những vùng giá chúng ta sẽ xem xét khi giá quay trở lại trên khung thời gian lớn và chủ yếu là chúng ta tìm những tín hiệu đảo chiều quanh vùng này.

Các điều kiện cần lưu ý trước khi tham gia giao dịch:
  • Xu hướng hình thành trên khung thời gian cao hơn
  • Vùng kill zone đối với giao dịch forex và phiên Mỹ mở hoặc đóng cửa đói với giao dịch chỉ số
  • Các bạn nên xác định khung thời gian lớn là khung nào, ví dụ như khung D1 hoặc khung H4, H1. Nên là từ khung H1 trở lên, đừng thấp hơn nữa. Sau đó trở về khung thời gian thấp như M15 hoặc M5 tìm tín hiệu vào lệnh.
  • Còn nếu như bạn giao dịch lướt sóng thì có thể cân nhắc khung H1 là khung lớn và khung M5 hoặc thậm chí là khung M1 để vào lẹnh.
Điểm dừng lỗ và chốt lời:
  • Đối với điểm dừng lỗ thì tốt nhất là đặt theo vùng mà giá quét thanh khoản. Tức đối với lệnh mua thì bạn đặt điểm dừng lỗ trên vùng giá quét thanh khoản và ngược lại với lệnh bán thì bạn đặt dừng lỗ bên dưới đáy của điểm quét thanh khoản.
  • Điểm chốt lời đặt theo tỷ lệ RR là 1:2 là được
Trên đây là những nguyên tắc quan trọng cần lưu ý cho việc tìm kiếm một thiết lập vào lệnh kỳ lân. Khá đơn giản đúng không anh em. Bây giờ chúng ta đi vào xem ví dụ thực tế như thế nào nhé.



Ví dụ thực tế


Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là cặp EURUSD khung M5, và giá hiện tại là ở vùng kill zone của phiên Âu:

upload_2023-10-24_11-8-5.png


Ta thấy:
  • Giá đã quét thanh khoản đáy của phiên Á
  • Sau khi quét thanh khoản thì giá tăng mạnh với các nến tăng liên tục kèm theo thân nến lớn
  • Giá quay ngược trở lại kiểm tra vùng FVG hợp lưu với Breaker Block. Đây là thời điểm mà chúng ta có thể đặt một lệnh mua lên
  • Với mục tiêu lợi nhuận là ở vùng thanh khoản tiếp theo
Một ví dụ khác, cũng là cặp EURUSD ở thời điểm kill zone phiên Mỹ:

upload_2023-10-24_11-8-25.png

  • Ta thấy giá đã quét thanh khoản bên mua
  • Sau đó giá giảm mạnh phá vỡ cấu trúc kèm theo nến giảm mạnh
  • Giá hồi về khối FVG hợp lưu với breaker block, đây là thời điểm mà chúng ta có thể canh bán được ở vùng này
  • Điểm chốt lời mục tiêu là ở vùng thanh khoản tiếp theo
Anh em có thể thấy nguyên tắc giao dịch của thiết lập này rất dễ. Mời anh em ngâm cứu nhé.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên