Phân tích thị trường hàng hoá: Nga tái gia nhập thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc sau 4 ngày rút lui

Phân tích thị trường hàng hoá: Nga tái gia nhập thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc sau 4 ngày rút lui

Phân tích thị trường hàng hoá: Nga tái gia nhập thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc sau 4 ngày rút lui
414
926
***Bài viết do SaiGon Futures gửi cho TraderViet***
----------------​

Vào ngày 30/10, Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở khu vực Biển Đen, tiếp tục làm khơi dậy rủi ro đứt gãy nguồn cung trên toàn cầu.Tuy nhiên, bốn ngày sau đó, Nga và các bên bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Liên hợp quốc và các thành viên khối Nato đã cho biết, rằng hành lang ngũ cốc sẽ được nối lại vào cùng ngày, nhưng với các điều kiện cũng như ràng buộc được đưa ra giữa các bên. Xuất khẩu ngô và đậu tương ở Brazil tăng vượt ngoài dự báo, với số lượng ngô xuất khẩu trong tháng 10 này đạt cao nhất trong tất cả tháng 10 được ghi nhận, kể từ năm 1997. Indonesia tiếp tục gia hạn việc miễn thuế xuất khẩu dầu cọ thô, cũng như tiếp tục hạ giá tham chiếu mặt hàng này xuống dưới $800/tấn, còn lại $770.88/tấn.


Tiến độ gieo trồng đậu tương ở Brazil đạt 46%


Tiến độ gieo trồng ở khu vực Trung-Nam Brazil đạt tỷ lệ hoàn thành 46% trong tuần kết thúc ngày 27/10, tăng 12 điểm phần trăm so với tuần trước, và thấp hơn mức 52% so với cùng kì năm trước, theo dữ liệu từ cơ quan tư vấn Agrural cho biết vào ngày 31/10. Thời tiết trong tuần trước đã cải thiện tiến độ gieo trồng, đặc biệt là ở Parana và Santa Catarina, mặc dù tiến độ gieo trồng vẫn còn chậm hơn so với cùng kì năm trước do cả hai bang đều có độ ẩm quá cao. Tại Rio Grande do Sul, nơi cũng đang thiếu hụt những cơn mưa, đang chờ đợi thêm độ ẩm để gia tăng công tác trồng trọt. Tại các vùng Trung-Tây và Đông-Nam, các cơn mưa mùa thu vẫn chưa thể xuất hiện thường xuyên tại một số khu vực, từ đó gây vấn đề đến việc phát triển nảy mầm của cây do thiếu độ ẩm.

Screen Shot 2022-11-04 at 16.49.53.png

Đối với Mato Grosso, bang sản xuất lớn nhất Brazil, tiến độ gieo trồng ở bang này đạt 83.4% trong tuần kết thúc ngày 27/10, tăng 16.5 điểm phần trăm so với tuần trước, theo dữ liệu từ Viện nông nghiệp MS – IMEA cho biết vào ngày 28/10. Tiến độ gieo trồng chỉ còn thấp hơn 0.3 điểm phần trăm so với cùng kì năm trước, cũng là mức kỷ lục từ trước đến nay, và tăng 29 điểm phần trăm so với mức 64.4% trung bình 5 năm. Công tác gieo trồng đã trải dài trên 93% diện tích dự kiến ở phía Trung-Bắc, cũng như máy móc đang vận hành trên 58% diện tích phía Đông-Bắc.

Trong khi đó, tiến trồng ngô vụ hè tại khu vực Trung-Nam Brazil tăng 4 điểm phần trăm so với tuần trước và đạt 56% trong tuần kết thúc ngày 27/10, thấp hơn mức 63% so với mức cùng kì năm trước. Ở Đông-Nam Brazil và Goias, việc thiếu hụt các cơn mưa đã cản trở tiến độ gieo trồng ở các khu vực này. Cùng lúc đó, ở phía Nam, các nhà sản xuất đang được cảnh báo với những đợt không khí lạnh sẽ tiếp cận một vài khu vực, cũng như thiếu mưa kì vọng sẽ diễn ra ở Rio Grande do Sul.

Indonesia tiếp tục gia hạn việc miễn thuế xuất khẩu nếu giá tham chiếu thấp hơn 800$/tấn


Indonesia sẽ tiếp tục gia hạn việc miễn thuế xuất khẩu cho đến cuối năm nay với điều kiện giá giam chiếu của dầu cọ thô (CPO) vẫn thấp hơn 800$/tấn, theo một thông báo từ Cơ quan quản lý dầu cọ Indonesia (BPDPKS). Công bố được đưa ra vào ngày 31/10 và được xác nhận ngày sau đó bởi Bộ Kinh tế, cũng cùng với giai đoạn chính sách miễn thuế kết thúc.

Giá tham chiếu của dầu cọ thô, được ước tính bằng cách dùng giá từ Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia, Sở Hàng hóa Indonesia, và Sở Giao dịch Phái sinh Dầu cọ CIF. Giá tham chiếu được sử dụng để cho thấy số tiền thuế và phí xuất khẩu phải trả - được sửa đổi hai tuần một lần kể từ tháng 8 năm nay.

Cho giai đoạn ngày 1 tới 15/11, giá tham chiếu dầu cọ thô được đặt ở mức 770.88$/tấn, nghĩa là thuế xuất khẩu sẽ bằng 0, và mức phí xuất khẩu phải trả là 18$/tấn dựa trên cấu trúc thuế hiện tại.

Lũy kế xuất khẩu lúa mì ở EU tăng nhẹ so với cùng kì năm trước


Xuất khẩu lúa mì ở EU ước tính dạt 265,486 tấn trong tuần kết thúc ngày 30/10, trong khi số xuất khẩu tuân trước được ước tính tăng thêm 58,576 tấn, theo dữ liệu từ Ủy ban Châu Âu cho biết vào ngày 31/10. Lũy kế xuất khẩu lúa mì ở khu vực này kể từ đầu niên vụ ước tính đạt 11.5 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kì năm trước. Trong tuần báo cáo, Pháp là quốc gia xuất khẩu nhiều nhất với 126,913 tấn được ghi nhận, tiếp theo là Lithuania (50,516 tấn) và Ba lan (39,507 tấn). Tính tới thời điểm hiện tại, Algeria là quốc gia nhập khẩu lúa mì từ EU nhiều nhất, với 1.54 triệu tấn được ghi nhận, tiếp theo là Morocco với 1.42 triệu tấn, và Ai Cập với 1.23 triệu tấn.

Screen Shot 2022-11-04 at 16.50.04.png

Nhập khẩu ngô ở EU trong tuần báo cáo ước tính đạt 527,486 tấn, trong khi lũy kế nhập khẩu ghi nhận ở mức 9.57 triệu tấn, tăng 116% so với cùng kì năm trước. Tây Ban Nha là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất trong tuần báo cáo, với 250,793 tấn được ghi nhận, sau đó là Hà Lan với 79,368 tấn, và Ý với 64,060 tấn. Brazil vẫn là quốc gia xuất khẩu ngô nhiều nhất sang khu vực Châu Âu, với lũy kế 5.2 triệu tấn ngô được ghi nhận, tiếp theo là Ukraine với 3.66 triệu tấn được ghi nhận.

Screen Shot 2022-11-04 at 16.50.10.png

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở khu vực Biển Đen bị trì hoãn và nối lại ngay trong tuần


Việc Nga rút khỏi thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc do Liên Hợp Quốc làm trung gian có thể tiếp tục gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng, làm trầm trọng thêm cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và sự gia tăng chóng mặt về giá. Nga vào Chủ nhật, ngày 30/10 đã trì hoãn việc tham gia vào thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc của Liên Hợp Quốc “vô thời hạn,” sau khi một máy bay không người lái của Ukraine được cho là đã tấn công khu vực Biển Đen, bán đảo Crimea.

Hằng trăm nghìn tấn lúa mì đang được vận chuyển tới Châu Phi và khu vực Trung-Đông đang phải gặp khó khăn trước quyết định của Nga, trong khi việc xuất khẩu ngô từ Ukraine tới các nước Châu Âu cũng sẽ tiếp tục suy giảm, theo nguồn tin từ hai thương nhân ở Singapore cho biết.

Những người mua ở Châu Á đã đặt các chuyến hàng lúa mì của Ukraine bao gồm Indonesia, nhà nhập khẩu ngũ cốc lớn thứ hai trên thế giới, trong bối cảnh khu vực này thường phụ thuộc vào Úc và Mỹ. Xuất khẩu ngô của Ukraine sang Châu Âu đặt trước cho tháng 11 cũng khả năng bị ảnh hưởng, do Ukraine đang được vào giai đoạn xuất khẩu ngô, với các đơn đặt hàng từ khối EU giai đoạn cuối năm kì vọng cũng sẽ tăng.

Tuy nhiên, sau lúc đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng cho biết rằng hành lang ngũ cốc tại khu vực Biển Đen sẽ được nối lại vào ngày 02/11. Phát biểu trước Quốc hội, ông Erdogan cho biết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thông báo người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ rằng, thỏa thuận sẽ được nối lại. Tổng thống Vladimir Putin cũng cảnh báo rằng, Nga một lần nữa có thể rút khỏi thỏa thuận hàng lang ngũ cốc, trong việc cho phép Ukraine xuất khẩu qua khu vực Biển Đen. Tuy nhiên, nếu làm vậy, Putin sẽ không cản trở các chuyến hàng xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, với sự giúp đỡ của Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, và các thành viên thuộc khối Nato, Nga có thể nhận được văn bản đảm bảo từ Ukraine rằng, Kyiv sẽ không sử dụng hành lang vận chuyển ngũ cốc tại khu vực Biển Đen hay các cảng xuất khẩu với mục đích tấn công chống lại Nga. Nga cũng cho biết, nếu trong trường hợp quốc gia này rút khỏi thỏa thuận, Liên Bang Nga sẽ thay thế miễn phí nguồn cung của mình đến các quốc gia nghèo từ nguồn dự trữ ngũ cốc của họ.

Cho đến ngày 19/11 này, Điện Kremlin cũng cho biết sẽ không cam kết trong việc tiếp tục thực hiện thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc tại khu vực Biển Đen, do Nga vẫn còn phải đánh giá sự hiệu quả trong việc tiếp tục thỏa thuận trước khi thực hiện gia hạn.

Xuất khẩu ngô và đậu tương ở Brazil vượt kì vọng thị trường


Theo dữ liệu từ Cục Hải quan Brazil, xuất khẩu ngô trong tháng 10 ở quốc gia này đạt 7.2 triệu tấn, và là con số tháng 10 cao nhất kể từ khi Hải quan nước này bắt đầu ghi nhận số liệu vào năm 1997. Xuất khẩu trung bình hàng ngày tăng 322% so với cùng kì năm trước, và tăng mạnh so với khoảng dự báo của các nhà phân tích đến từ cơ quan ANEC (từ 5.5 đến 6.4 triệu tấn). Lũy kế xuất khẩu ngô trong 10 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 31.9 triệu tấn, tăng 118% so với cùng kì năm trước, khi quốc gia này đã phải chịu đựng tổn thất nặng nề từ mất mát mùa màng.

Screen Shot 2022-11-04 at 16.50.33.png

Xuất khẩu đậu tương ở Brazil đạt 4.1 triệu tấn trong tháng 10, cao hơn dự báo của các nhà phân tích từ cơ quan ANEC (trong khoảng từ 2.5 – 3.7 triệu tấn). Mặc dù tiến độ xuất khẩu trung bình hàng ngày ở Brazil đã tăng 30% so với cùng kì năm trước, nhưng lũy kế xuất khẩu vẫn giảm 7% so với cùng kì năm trước, chỉ đạt 74.8 triệu tấn. Xuất khẩu khô và dầu đậu tương ở quốc gia này vẫn đạt mức cao trong tháng 10, đạt 1.8 triệu tấn đậu tương và 236,603 tấn dầu đậu tương, tăng lần lượt 41% và 58% so với cùng kì năm trước.

Screen Shot 2022-11-04 at 16.50.45.png

Tổng lượng ngô tiêu thụ ở Mỹ giảm 5% so với cùng kì năm trước


Tổng lượng ngô tiêu thụ trong công tác tinh chế cồn và các hoạt động khác ở Mỹ giảm xuống còn 435 triệu giạ (hay 11 triệu tấn) trong tháng 9/2022, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết trong Báo cáo nghiền ngũ cốc hàng tháng công bố vào ngày 01/11.

Trong tháng 9, tổng tiêu thụ giảm đi 10% so với tháng 8, và giảm 5% so với cùng kì năm 2021. Lượng ngô tiêu thụ cho các loại đồ uống có cồn ước tính đạt 4.47 triệu giạ (113,500 tấn), tăng 12% so với tháng 8 và tăng mạnh 31% so với cùng kì năm trước. Lượng ngô tiêu thụ dùng để tinh chế ethanol đạt tổng đạt 383 triệu giạ (9.73 triệu tấn), giảm 11% so với tháng trước và giảm 6% so với cùng kì năm trước.

Screen Shot 2022-11-04 at 16.50.52.png

Sản lượng nghiền Trung Quốc cải thiện, nhưng tồn kho tiếp tục giảm


Sản lượng nghiền đậu tương ở Trung Quốc tăng nhẹ trở lại vào tuần trước, nằm trong kì vọng của các nhà phân tích, trong khi tồn kho mặt hàng này lại tiếp tục giảm, theo dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu ăn Trung Quốc (CNGOIC).

Sản lượng nghiền của quốc gia này tăng thêm 70,000 tấn so với tuần trước và đạt 1.68 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn 210,000 tấn so với cùng kì năm trước. Tồn kho đậu tương giảm trong tuần báo cáo, còn lại 2.73 triệu tấn, giảm 570,000 tấn so với tuần trước và giảm 2.08 triệu tấn so với cùng kì năm trước. Tồn kho khô đậu tương cũng tiếp tục giảm, đạt 230,000 tấn trong tuần báo cáo, do nhu cầu từ các công ty chăn nuôi, giảm 30,000 tấn so với tuần trước và giảm 220,000 tấn so với cùng kì năm trước. Tồn kho dầu đậu tương, trong khi đó, cũng giảm đi 40,000 tấn so với tuần trước, còn lại 710,000 tấn, và giảm 130,000 tấn so với cùng kì năm trước.

Screen Shot 2022-11-04 at 16.51.00.png


—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Cập nhật tin về thị trường nông sản thì vào đâu nhanh vậy xốp
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 761 Xem / 28 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 455 Xem / 22 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 329 Xem / 7 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 186 Xem / 1 Trả lời
  • PaulTien trong Hệ thống giao dịch - Trading system 845 Xem / 6 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297,307 Xem / 1,405 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên