Phương pháp Smart Money Concept (SMC) có phải là chén thánh?

Phương pháp Smart Money Concept (SMC) có phải là chén thánh?

Phương pháp Smart Money Concept (SMC) có phải là chén thánh?

PaulTien

Member
24
30
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/TungAnh.png
Chủ đề liên quan
66536, 60322,
Hi ACE. SMC thì đến hiện tại vẫn là key search hot trên các kênh thông tin.

Vậy nó có phải chén thánh hay là đoán được dấu chân hay không, câu trả lời là không có cái gì đoán được cả, phương pháp gì đi nữa thì nó cũng chỉ là thứ giúp thị trường có thêm thanh khoản từ retail mà thôi. Cũng như câu nói " Ai cũng giầu vậy ai sẽ là người nghèo".

Đầu tiên Smc nó cũng như PA, chả có gì khác, cũng dựa trên các model setup, PA thì 2 3 đỉnh sẽ sell, SMC thì đợi đỉnh đó SH rồi vào lệnh fomo theo hoặc là CE lệnh ở khung nhỏ, là 1 kiểu trình tự vào lệnh. Đa số người tham gia kể cả mình đều muốn 1 phương pháp dễ giao dịch và mang lại lợi nhuận lớn.

smc được quảng bá với 1 phương pháp dễ dàng, với việc chỉ tìm OB và vào lệnh, có thể đem lại RR khủng với sl chỉ vài pip.

XAUUSD_2024-03-15_00-56-31_47853.png


Nhưng đằng sau smc đâu chỉ có thế, nó chủ yếu là thanh khoản, bạn có thể bắt 1 setup 10 lệnh thì may ra có 1 lệnh chạy theo setup mà chưa chắc có tp hay không, Thanh khoản thì ở đâu cũng có, nhưng lúc nào nó thực hiện thì không ai biết được, kể cả người đưa ra phương pháp smc này.

Hiện nay smc được biến tấu rất nhiều, trading hub là 1 người mà mình thấy nó khác nhất trong những người chia sẻ smc còn lại, có thể thấy họ tập trung vào thanh khoản nhiều hơn, cấu trúc cũng cần quét thanh khoản để xác nhận, mình cũng đang theo hướng của tdh do thấy nó hợp với suy nghĩ ban đầu tất các khu vực đều là thanh khoản, và họ cần quét trước khi làm hành động tiếp theo. và tất nhiên là nó vẫn không phải chén thánh, đánh đâu thắng đó. :)

Với mình SMC là 1 cách tiếp cận cũng như lựa chọn entry chủ động hơn, bản chất của bigboy vẫn là tạo dựng cung cầu rồi múa xung quanh các mức đó.


Phương pháp nào kiếm được tiền là phương pháp tốt phải không ACE, lời khuyên là đã muốn học phương pháp nào thì cứ đi với nó, đủ giờ bay thì tự nhìn ra điểm yếu, chứ nghe ông lọ bà kia khoe khi ăn, đến lúc mình vào thì nát như cháo chó lại đổ cho dạo này thị trường hơi khó đánh.

Và tài liệu smc giờ đầy rẫy, đừng thấy khoe nhiều mà móc túi đi học làm gì, học là 1 chuyện, học xong vào trade nó là 1 chuyện hoàn toàn khác, vớ vẫn lại tiền mất tật mang.

 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Đồng ý với cụ rằng SMC cũng chỉ là 1 phương pháp trading thôi chứ không có gì mà phải thần thánh nó quá lên
 
Nhân tiện cụ am hiểu về SMC thi làm cái thread hay đăng bài mỗi ngày cho anh em tham khảo với nha. Đa tạ cụ
 
Bài viết chủ thớt rất hay. Bản chất của SMC cũng như price action mà thôi. Quét thanh khoản trong SMC cũng giống như False break trong PA. Còn bos, choch đảo chiều cấu trúc thì cũng là cấu trúc thị trường. FVG/IMB trong SMC thì cũng chính là gap trong PA mà thôi.
OB thì cũng là vùng cung cầu mà thôi...

Ngoài ra, SMC và PA, mình cho rằng, có 1 hạn chế chung, đó là chủ quan, cảm tính. Đó là lý do tại sao mà cũng PA, cũng SMA, mà có người ăn, người không. Là do cảm tính và kinh nghiệm mỗi người.
Một điểm khó nữa của PA cũng như SMC, đó là việc backtest. Hay gọi là khả năng mô phỏng, mô hình hóa. Với PA, SMC, mọi cái đều là chủ quan.
Nhưng với RSI: phân kỳphân kỳ, quá bán là quá bán, đều rất trực quan, rõ ràng
Với Bollinger band: Chạm band là chạm band, rất rõ ràng.
Và như vậy, việc backtest bằng cách sử dụng các chỉ báo, rất rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng.

Vậy mới nói, hệ thống chọn người, chưa phải người chọn hệ thống. Rất nhiều chuyên gia, chủ yếu giao dịch bằng PA mà vẫn thành công. Điển hình có Nial Fuller, hoặc gần đây có Ceo của FTMO đang quản lý vốn 4 triệu đô, thuần PA và cung cầu đa khung thời gian.

Là vì họ phù hợp với hệ thống đó.

Cá nhân mình, cũng trải qua khá nhiều hệ thống, pp, chiến lược giao dịch. Nhưng với cách tư duy thiên về lý trí, về máy móc, về áp dụng công thức ta có như mình. Thì không thành công với SMC và PA, mặc dù có sự nỗ lực, backtest hệ thống không hề nhỏ.

Bù lại, mình hiện lại đang giao dịch khá ổn định với hệ thống Bollinger band kết hợp RSI. Rất ổn định.

Bên cạnh đó, những kiến thức về PA (hoặc SMC, mà bản chất đều na ná nhau), cũng giúp ích cho mình rất nhiều trong việc lọc ra kèo đẹp, kèo chất lượng.

Ví dụ: Giao dịch đảo chiều.
- Giá chạm band BB
- RSI phân kỳ, ta giao dịch đảo chiều.
Nhưng mẫu hình nến khác nhau (mà hiểu rộng ra, đó là cách giá di chuyển khác nhau), có thể dẫn đến kèo chất lượng cao, kèo chất lượng thấp.
Ví dụ minh họa:
1710474117639.png

Đây là 1 kèo giao dịch đảo chiều với các chỉ báo Bollinger band và RSI
- Giá chạm band của Bollinger band
- Giá tạo mô hình 2 đỉnh lệch (chính là 2 đỉnh trong PA,, hoặc chính là quét thanh khoản ngoài trong SMC)
- RSI quá mua + phân kỳ.
- Hành động giá: cụm nến Engulingf khá đẹp

Vậy, giải pháp sẽ là gì:

Chính là dựa vào chỉ báo làm chủ đạo (để tránh cảm tính, chủ quan), kết hợp hành động giá (hoặc quét thanh khoản), để dự đoán xác suất hướng giá.

Và về tư duy:

Những người thuần PA, cung cầu như Nial Fuller, hoặc Ceo của FTMO, cho rằng: chỉ báo là chậm, là sau, là rườm rà. Họ cho rằng, hành động giávùng cung cầu mới hiệu quả. Cái này là không sai. Cái này là đúng, nhưng chỉ là đúng với bản thân họ. Chưa hẳn đã đúng với các nhà giao dịch khác.

Họ cũng cho rằng, chỉ khung lớn swing H4, Daily, mới tạo ra lợi nhuận ổn định bền vững, cái này không sai. Cái này là đúng, nhưng cũng chỉ đúng với bản thân họ mà thôi. Không đúng với tất cả mọi người.

Mà khi không đúng với tất cả mọi người, thì không phải là chân lý tuyệt đối. Nên ta đừng vướng vào đó, ta hãy có cách nhìn riêng của ta. Hãy tư duy ngược. Mà cụ thể, đó là hãy chọn ra pp phù hợp với bản thân, quan điểm, lối sống.
 
Bài viết chủ thớt rất hay. Bản chất của SMC cũng như price action mà thôi. Quét thanh khoản trong SMC cũng giống như False break trong PA. Còn bos, choch đảo chiều cấu trúc thì cũng là cấu trúc thị trường. FVG/IMB trong SMC thì cũng chính là gap trong PA mà thôi.
OB thì cũng là vùng cung cầu mà thôi...

Ngoài ra, SMC và PA, mình cho rằng, có 1 hạn chế chung, đó là chủ quan, cảm tính. Đó là lý do tại sao mà cũng PA, cũng SMA, mà có người ăn, người không. Là do cảm tính và kinh nghiệm mỗi người.
Một điểm khó nữa của PA cũng như SMC, đó là việc backtest. Hay gọi là khả năng mô phỏng, mô hình hóa. Với PA, SMC, mọi cái đều là chủ quan.
Nhưng với RSI: phân kỳ là phân kỳ, quá bán là quá bán, đều rất trực quan, rõ ràng
Với Bollinger band: Chạm band là chạm band, rất rõ ràng.
Và như vậy, việc backtest bằng cách sử dụng các chỉ báo, rất rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng.

Vậy mới nói, hệ thống chọn người, chưa phải người chọn hệ thống. Rất nhiều chuyên gia, chủ yếu giao dịch bằng PA mà vẫn thành công. Điển hình có Nial Fuller, hoặc gần đây có Ceo của FTMO đang quản lý vốn 4 triệu đô, thuần PA và cung cầu đa khung thời gian.

Là vì họ phù hợp với hệ thống đó.

Cá nhân mình, cũng trải qua khá nhiều hệ thống, pp, chiến lược giao dịch. Nhưng với cách tư duy thiên về lý trí, về máy móc, về áp dụng công thức ta có như mình. Thì không thành công với SMC và PA, mặc dù có sự nỗ lực, backtest hệ thống không hề nhỏ.

Bù lại, mình hiện lại đang giao dịch khá ổn định với hệ thống Bollinger band kết hợp RSI. Rất ổn định.

Bên cạnh đó, những kiến thức về PA (hoặc SMC, mà bản chất đều na ná nhau), cũng giúp ích cho mình rất nhiều trong việc lọc ra kèo đẹp, kèo chất lượng.

Ví dụ: Giao dịch đảo chiều.
- Giá chạm band BB
- RSI phân kỳ, ta giao dịch đảo chiều.
Nhưng mẫu hình nến khác nhau (mà hiểu rộng ra, đó là cách giá di chuyển khác nhau), có thể dẫn đến kèo chất lượng cao, kèo chất lượng thấp.
Ví dụ minh họa:
View attachment 363046
Đây là 1 kèo giao dịch đảo chiều với các chỉ báo Bollinger band và RSI
- Giá chạm band của Bollinger band
- Giá tạo mô hình 2 đỉnh lệch (chính là 2 đỉnh trong PA,, hoặc chính là quét thanh khoản ngoài trong SMC)
- RSI quá mua + phân kỳ.
- Hành động giá: cụm nến Engulingf khá đẹp

Vậy, giải pháp sẽ là gì:

Chính là dựa vào chỉ báo làm chủ đạo (để tránh cảm tính, chủ quan), kết hợp hành động giá (hoặc quét thanh khoản), để dự đoán xác suất hướng giá.

Và về tư duy:

Những người thuần PA, cung cầu như Nial Fuller, hoặc Ceo của FTMO, cho rằng: chỉ báo là chậm, là sau, là rườm rà. Họ cho rằng, hành động giá và vùng cung cầu mới hiệu quả. Cái này là không sai. Cái này là đúng, nhưng chỉ là đúng với bản thân họ. Chưa hẳn đã đúng với các nhà giao dịch khác.

Họ cũng cho rằng, chỉ khung lớn swing H4, Daily, mới tạo ra lợi nhuận ổn định bền vững, cái này không sai. Cái này là đúng, nhưng cũng chỉ đúng với bản thân họ mà thôi. Không đúng với tất cả mọi người.

Mà khi không đúng với tất cả mọi người, thì không phải là chân lý tuyệt đối. Nên ta đừng vướng vào đó, ta hãy có cách nhìn riêng của ta. Hãy tư duy ngược. Mà cụ thể, đó là hãy chọn ra pp phù hợp với bản thân, quan điểm, lối sống.
Cụ biên bài chia sẻ chi tiết quá. Đa tạ cụ
 
Bài viết chủ thớt rất hay. Bản chất của SMC cũng như price action mà thôi. Quét thanh khoản trong SMC cũng giống như False break trong PA. Còn bos, choch đảo chiều cấu trúc thì cũng là cấu trúc thị trường. FVG/IMB trong SMC thì cũng chính là gap trong PA mà thôi.
OB thì cũng là vùng cung cầu mà thôi...

Ngoài ra, SMC và PA, mình cho rằng, có 1 hạn chế chung, đó là chủ quan, cảm tính. Đó là lý do tại sao mà cũng PA, cũng SMA, mà có người ăn, người không. Là do cảm tính và kinh nghiệm mỗi người.
Một điểm khó nữa của PA cũng như SMC, đó là việc backtest. Hay gọi là khả năng mô phỏng, mô hình hóa. Với PA, SMC, mọi cái đều là chủ quan.
Nhưng với RSI: phân kỳ là phân kỳ, quá bán là quá bán, đều rất trực quan, rõ ràng
Với Bollinger band: Chạm band là chạm band, rất rõ ràng.
Và như vậy, việc backtest bằng cách sử dụng các chỉ báo, rất rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng.

Vậy mới nói, hệ thống chọn người, chưa phải người chọn hệ thống. Rất nhiều chuyên gia, chủ yếu giao dịch bằng PA mà vẫn thành công. Điển hình có Nial Fuller, hoặc gần đây có Ceo của FTMO đang quản lý vốn 4 triệu đô, thuần PA và cung cầu đa khung thời gian.

Là vì họ phù hợp với hệ thống đó.

Cá nhân mình, cũng trải qua khá nhiều hệ thống, pp, chiến lược giao dịch. Nhưng với cách tư duy thiên về lý trí, về máy móc, về áp dụng công thức ta có như mình. Thì không thành công với SMC và PA, mặc dù có sự nỗ lực, backtest hệ thống không hề nhỏ.

Bù lại, mình hiện lại đang giao dịch khá ổn định với hệ thống Bollinger band kết hợp RSI. Rất ổn định.

Bên cạnh đó, những kiến thức về PA (hoặc SMC, mà bản chất đều na ná nhau), cũng giúp ích cho mình rất nhiều trong việc lọc ra kèo đẹp, kèo chất lượng.

Ví dụ: Giao dịch đảo chiều.
- Giá chạm band BB
- RSI phân kỳ, ta giao dịch đảo chiều.
Nhưng mẫu hình nến khác nhau (mà hiểu rộng ra, đó là cách giá di chuyển khác nhau), có thể dẫn đến kèo chất lượng cao, kèo chất lượng thấp.
Ví dụ minh họa:
View attachment 363046
Đây là 1 kèo giao dịch đảo chiều với các chỉ báo Bollinger band và RSI
- Giá chạm band của Bollinger band
- Giá tạo mô hình 2 đỉnh lệch (chính là 2 đỉnh trong PA,, hoặc chính là quét thanh khoản ngoài trong SMC)
- RSI quá mua + phân kỳ.
- Hành động giá: cụm nến Engulingf khá đẹp

Vậy, giải pháp sẽ là gì:

Chính là dựa vào chỉ báo làm chủ đạo (để tránh cảm tính, chủ quan), kết hợp hành động giá (hoặc quét thanh khoản), để dự đoán xác suất hướng giá.

Và về tư duy:

Những người thuần PA, cung cầu như Nial Fuller, hoặc Ceo của FTMO, cho rằng: chỉ báo là chậm, là sau, là rườm rà. Họ cho rằng, hành động giá và vùng cung cầu mới hiệu quả. Cái này là không sai. Cái này là đúng, nhưng chỉ là đúng với bản thân họ. Chưa hẳn đã đúng với các nhà giao dịch khác.

Họ cũng cho rằng, chỉ khung lớn swing H4, Daily, mới tạo ra lợi nhuận ổn định bền vững, cái này không sai. Cái này là đúng, nhưng cũng chỉ đúng với bản thân họ mà thôi. Không đúng với tất cả mọi người.

Mà khi không đúng với tất cả mọi người, thì không phải là chân lý tuyệt đối. Nên ta đừng vướng vào đó, ta hãy có cách nhìn riêng của ta. Hãy tư duy ngược. Mà cụ thể, đó là hãy chọn ra pp phù hợp với bản thân, quan điểm, lối sống.

mình thì lại hoàn toàn không dùng đến chỉ báo liên quan đến giá, mặc dù trước đây code nhiều chiến lược liên quan đến các đường, các dải.
Cá nhân cảm thấy nếu có sự hiện diện của đường giá thì đôi khi sẽ làm lay động setup ban đầu.
Và dù là chỉ báo theo giá hay nến hay các phương pháp thuần nến như SMC hay PA thì cũng chỉ là bài toán xắc suất mà thôi. Nếu 1 pp hoàn toàn sai thì thị trường sẽ mất đi 1 lượng thanh khoản khá lớn. Chốt lại là pp hay đến đâu thì người sử dụng nó mới là người quyết định. Tham gia vào bộ môn này là thu về lợi nhuận trong dài hạn, chứ không phải phân bua pp này hay pp kia dở
 
Kết quả giao dịch của bot SMC hai ngày qua >15%
Automate chiến lược SMC trên đa khung thời gia, đa mã, đa chiến lược (multi-timeframe multi-symbol, multi-strategy), chỉ cần 1 chart. Chạy 24/5, ra vào lệnh bén, an toàn

CARA v1.30
CARA MT4: mql5.com/en/market/product/112537
CARA MT5: mql5.com/en/market/product/112600

Xem clip demo:
Xem thêm chi tiết: https://youtu.be/DAymzwIEosk?si=5Tw5Y5kgesF5f5DT
 

Đính kèm

  • IMG_20240404_074648_130.jpg
    IMG_20240404_074648_130.jpg
    171.3 KB · Xem: 4
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên