Quản lý vốn trong trading - Chuyện nói được mà ít người làm được!

Quản lý vốn trong trading - Chuyện nói được mà ít người làm được!

Quản lý vốn trong trading - Chuyện nói được mà ít người làm được!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,348
32,536
Xin chào cả nhà!

Đặt hai tân binh trader vào trước màn hình, cung cấp cho họ những setup xác suất cao nhất của bạn và để đo lường hiệu quả, hãy yêu cầu họ thực hiện giao dịch đối lập nhau. Nhiều khả năng, cả hai sẽ mất tiền. Tuy nhiên, nếu bạn chọn ra hai trader chuyên nghiệp và mời họ giao dịch theo hướng đối lập nhau, thì khá thường xuyên, cả hai trader đều sẽ kiếm được tiền, dù cho có trade ngược nhau.

Vậy điểm khác biệt nằm ở đâu?

Yếu tố quan trọng nhất phân biệt trader dày dặn kinh nghiệm với trader nghiệp dư là gì?

Câu trả lời là: QUẢN LÝ VỐN.

Quan-ly-von-TraderViet4.jpeg

Giống như ăn kiêng và tập thể dục, quản lý vốn là điều mà hầu hết các trader chỉ nói suông, chứ ít người làm thật.

Lý do rất đơn giản: Giống như việc ăn uống lành mạnh và giữ dáng, quản lý vốn có vẻ là một hoạt động nặng nề và khó chịu. Nó buộc các trader phải liên tục theo dõi các vị thế của họ và chấp nhận các khoản lỗ cần thiết. Rất ít người thích làm điều đó.

Tuy nhiên, như bảng bên dưới đã chứng minh, việc chấp nhận thua lỗ là rất quan trọng đối với thành công trong giao dịch dài hạn.

Số vốn bị lỗSố lợi nhuận cần thiết để lấy lại số vốn ban đầu
25%​
33%​
50%​
100%​
75%​
400%​
90%​
1.000%​
[TBODY] [/TBODY]
Lưu ý rằng, một trader sẽ phải kiếm được 100% trên số vốn của mình - một kỳ tích mà chưa đến 1% trader trên toàn thế giới làm được - chỉ để hoà vốn trên một tài khoản bị lỗ 50%.

Khi chịu drawdown (sụt giảm tài khoản) 75%, trader phải x4 tài khoản của mình chỉ để đưa nó trở về mức vốn ban đầu. Đó thực sự là một nhiệm vụ khó khăn!


Cú trade để đời


Mặc dù hầu hết các trader đều quen thuộc với các số liệu trên, nhưng chúng chắc chắn bị bỏ qua.

Không thiếu các cuốn sách trading chia sẻ những câu chuyện mà các trader đã đánh mất lợi nhuận kiếm được trong một, hai, thậm chí năm năm chỉ trong một giao dịch sai lầm nghiêm trọng.

Thông thường, thua lỗ đột ngột là kết quả của việc quản lý vốn cẩu thả, không có điểm dừng cố định và thường bình quân giá xuống (average down). Và trên hết, thua lỗ đơn giản là do vô kỷ luật.

Hầu hết các trader bắt đầu sự nghiệp giao dịch của họ, dù có ý thức hay chỉ trong tiềm thức, đều hình dung ra một "cú trade để đời" - một giao dịch sẽ giúp họ kiếm được hàng triệu đô la và cho phép họ nghỉ hưu sớm, sống vô tư cho đến hết đời.

Quan-ly-von-TraderViet5.png

Trong trading, viễn cảnh này đã từng được truyền miệng khá nhiều. Ai mà có thể quên được thời điểm mà George Soros đã "đánh sập" Ngân hàng Anh bằng cách bán khống đồng bảng và bỏ đi với khoản lãi 1 tỷ USD chỉ trong một ngày?

Nhưng sự thật phũ phàng đối với hầu hết các trader nhỏ lẻ là: Thay vì trải nghiệm "chiến thắng lớn", hầu hết các trader lại trở thành nạn nhân của một "mất mát lớn" - có thể khiến họ bị loại khỏi cuộc chơi mãi mãi.

Học những bài học khó nuốt


Trader có thể tránh số phận này bằng cách kiểm soát rủi ro của họ thông qua cắt lỗ,

Trong cuốn sách nổi tiếng "Market Wizards" (Phù thuỷ thị trường) của Jack Schwager, nhà giao dịch theo xu hướng và day trader Larry Hite đã đưa ra lời khuyên thiết thực như sau:

"Đừng bao giờ mạo hiểm hơn 1% tổng vốn trong bất kỳ giao dịch nào. Chỉ bằng cáh mạo hiểm 1%, tôi không còn phải bận tâm đến bất kỳ giao dịch riêng lẻ nào." -Larry Hite


Quan-ly-von-TraderViet6 .png

Đây là một cách tiếp cận rất tốt. Một trader có thể sai 20 lần liên tiếp và vẫn còn 80% vốn để giao dịch.

Thực tế là rất ít trader có kỷ luật để thực hành phương pháp này một cách nhất quán. Hầu hết trader chỉ có thể tiếp thu những bài học về kỷ luật rủi ro thông qua trải nghiệm khắc nghiệt về tổn thất tiền bạc. Đây là lý do quan trọng nhất tại sao các trader chỉ nên sử dụng số vốn nhàn rỗi của họ khi mới tham gia vào giao dịch.

"Hãy chọn một con số không ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bạn nếu bạn mất hoàn toàn số tiền đó. Bây giờ, hãy lấy con số đó và chia cho 5, vì những nỗ lực giao dịch đầu tiên của bạn sẽ rất có thể bị nổ tung." - Đây cũng là một lời khuyên rất hay và đáng làm theo đối với bất kỳ ai đang cân nhắc trading.

Các phong cách quản lý vốn


Nói chung, có 2 cách để thực hành quản lý vốn thành công:
  • Một trader có thể đặt dừng lỗ gần (dễ bị dính SL) và cố gắng thu lợi nhuận từ một vài trade thắng lớn;
  • Hoặc một trader có thể chọn kiếm nhiều khoản lợi nhuận nhỏ và đặt dừng lỗ xa để không bị dính SL thường xuyên, với hy vọng nhiều khoản lợi nhuận nhỏ sẽ vượt trội hơn một vài tổn thất lớn.
Phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm của riêng nó. Bạn có thể chọn cái nào phù hợp với phong cách giao dịch và khả năng chịu tổn thất của mình nhất.


3 Kiểu đặt dừng lỗ phổ biến


Quan-ly-von-TraderViet7.png

Khi bạn đã sẵn sàng giao dịch với cách tiếp cận quản lý vốn nghiêm túc và số vốn phù hợp, thì bạn có thể xem xét 3 kiểu đặt dừng lỗ sau đây:

1. Dừng lỗ theo vốn


Đây là cách đặt dừng lỗ đơn giản nhất. Trader chỉ cần mạo hiểm một số tiền đã được xác định trước trong tài khoản của họ trong một giao dịch.

Con số phổ biến để mạo hiểm là 2% tài khoản cho bất kỳ giao dịch cụ thể nào.

Với tài khoản trị giá $10.000, một trader có thể mạo hiểm $200, hoặc khoảng 200 điểm, trên một mini lot (10.000 đơn vị) của cặp EUR/USD, hoặc chỉ 20 điểm trên một standard lot (100.000 đơn vị).

Các nhà giao dịch tích cực hơn có thể cân nhắc sử dụng điểm dừng lỗ 5% vốn giao dịch, nhưng lưu ý rằng, số tiền này nên được xem là mức trần của việc quản lý vốn thận trọng, vì 10 giao dịch sai liên tiếp sẽ làm tài khoản chịu drawdown 50%.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này vấp phải lời chỉ trích rằng, đây là cách thoát lệnh không dựa trên phản ứng hợp lý đối với hành động giá thị trường, mà là để đáp ứng các biện pháp kiểm soát rủi ro nội bộ của trader.

2. Dừng lỗ theo biểu đồ


Phân tích kỹ thuật có thể là căn cứ để bạn đặt stoploss, được thúc đẩy bởi hành động giá của biểu đồ hoặc bởi các tín hiệu chỉ báo kỹ thuật khác nhau.

Các trader theo định hướng kỹ thuật sẽ muốn kết hợp các điểm thoát lệnh này với các quy tắc dừng lỗ theo vốn tiêu chuẩn để hình thành các điểm dừng trên biểu đồ,

Ví dụ: Đặt dừng lỗ dựa trên đỉnh/ đáy xoay chiều.

Quan-ly-von-TraderViet1.png

3. Dừng lỗ theo độ biến động


Một phiên bản phức tạp hơn của việc đặt dừng lỗ theo biểu đồ đó là thay vì sử dụng hành động giá để thiết lập các tham số rủi ro, chúng ta sẽ dùng độ biến động (volatility).

Ý tưởng là trong một môi trường biến động cao, khi giá đi qua những vùng range rộng, thì trader cần thích nghi với các điều kiện hiện tại và cho phép vị thế có nhiều không gian "thở" hơn, để tránh bị "stop-out" do tín hiệu nhiễu trên thị trường. Điều ngược lại được áp dụng với môi trường biến động thấp: các tham số rủi ro sẽ cần được nén lại.

Một cách dễ dàng để đo lường độ biến động là sử dụng Bollinger Bands, sử dụng độ lệch chuẩn để đo lường phương sai trong giá.

Quan-ly-von-TraderViet2.png

Trong hình trên, điểm dừng lỗ theo độ biến động cho phép trader sử dụng cách tiếp cận scale-in để đạt được mức giá "kết hợp" tốt hơn và đạt hoà vốn nhanh hơn. Lưu ý rằng, tổng mức rủi ro của vị thế không được vượt quá 2% tài khoản; do đó, trader cần sử dụng các lot nhỏ hơn để xác định chính xác rủi ro tích luỹ của mình trong giao dịch.

Quan-ly-von-TraderViet3.png


Kết luận


Như bạn có thể thấy, quản lý vốn trong trading có thể rất đa dạng và linh hoạt, nhưng quy tắc chung duy nhất là: Tất cả các trader thành công trên thị trường đều thực hành một phương pháp quản lý vốn nhất định!

Không có quản lý vốn, bạn đã tự đưa mình vào thế thất bại ngay từ đầu!

Nguồn: investopedia

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 76 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 157 Xem / 4 Trả lời
  • khiconcon trong Trao Đổi về Broker 118 Xem / 4 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 361 Xem / 14 Trả lời
  • dx2006 trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 10,961 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên