[SHARING]: Tất tần tật về RS Rating

[SHARING]: Tất tần tật về RS Rating

[SHARING]: Tất tần tật về RS Rating

alphastock

New Member
2
0
RS Rating viết tắt của Relative Strength Rating. Dịch sang tiếng việt vẫn giữ được nguyên vẹn ý nghĩa của nó: Sức mạnh giá tương đối

RS Rating được phát triển bởi William O'Neil, Founder Investor's Business Daily (IBD). Nó được sử dụng để đánh giá và so sánh sức mạnh tương đối của một cổ phiếu so với thị trường chung (ở Việt Nam mình sử dụng VNINDEX)

RS Rating được tính toán dựa trên so sánh hiệu suất của 1 CP và hiệu suất của toàn bộ Thị trường trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là 6 tháng hoặc 1 năm. Sau đó xếp hạng chúng từ 1 đến 99, tức là RS Rating càng cao thì càng tốt.
  • RS Rating trên 90, CP đó được đánh giá là rất OK, tức là nó mạnh hơn 90% CP trên thị trường
  • RS Rating từ 80 - 90, CP được đánh giá TỐT, nhóm này cần theo dõi sát
  • RS Rating dưới 60 - 80, CP được đánh giá mức TRUNG BÌNH, nhóm này thì cần theo dõi mức độ biến động của chúng là được, CP nào có RS Rating tăng nhanh trong 1 khoảng tgian ngắn cũng nên để ý
  • RS Rating dưới 60, CP được đánh giá là YẾU, nhóm này đừng chú trọng quá, sẽ tiết kiệm được thời gian.
Về nguyên lý, RS Rating cho rằng CP mà đã mạnh thì sẽ tiếp tục mạnh. Mình ví dụ như thế này:
VNINDEX tăng 10%, chỉ số ngành tăng 20%, CP đó tăng 50%, vượt trội hoàn toàn so vs các CP còn lại trong ngành, như vậy CP đó hoàn toàn có xác suất cao tăng tiếp 100% 200% hay thậm chí 500% sau đó. Cách xa hoàn toàn các CP còn lại. Như vậy nếu phát hiện CP lúc nó mới tăng 50% tưởng chừng như đã cao nhưng vẫn rất hấp dẫn, đa số NĐT sẽ chê đắt ở thời điểm đó.

Rõ ràng việc tìm ra những CP vượt trội sớm là tốt, phù hợp cho NĐT theo chiến lược giao dịch theo xu hướng. Điều này đồng nghĩa vs việc RS Rating ko phù hợp vs chiến lược bắt đáy. Nên nếu bạn thuần bắt đáy thì đừng xem RS Rating làm gì, nó sẽ ko giúp ích nhiều cho bạn.

Tất nhiên, RS Rating ko phải chén thánh, nó ko phải là phương pháp, mà là 1 phần của phương pháp. Nhiều CP RS Rating đang cao nhưng sau đó vẫn tèo như thường. Nên bạn đừng sử dụng nó 1 cách độc lập, nên kết hợp vs nhiều yếu tố khác, đặc biệt là câu chuyện cơ bản của Doanh nghiệp và quản trị rủi ro trong đầu tư.

Đã có rất nhiều NĐT kết hợp RS Rating để đánh bại thị trường như:
  • William J. O'Neil, người sáng lập công ty Investor's Business Daily (IBD)
  • Nicolas Darvas: Nhà đầu tư và tác giả cuốn sách "How I Made $2,000,000 in the Stock Market"
  • Mark Minervini: Nhà đầu tư chuyên nghiệp và tác giả cuốn sách "Trade Like a Stock Market Wizard".
  • David Ryan: Nhà đầu tư và tác giả cuốn sách "The Mindful Investor"
  • John Boik: Nhà đầu tư và tác giả cuốn sách "How Legendary Traders Made Millions"
  • Mark Ritchie: Nhà đầu tư chuyên nghiệp và tác giả cuốn sách "God Doesn't Shoot Craps"
  • Chris Gessel: Nhà đầu tư và quản lý quỹ đầu tư.
  • Ralph Acampora: Nhà phân tích kỹ thuật và nhà đầu tư nổi tiếng
  • Thomas Bulkowski: Nhà đầu tư và tác giả của loạt sách "Encyclopedia of Chart Patterns" và "Trading Classic Chart Patterns"
Dưới đây là cách mà mình sử dụng RS Rating

1/ Xác định Xu hướng Thị trường

Bạn chỉ nên tham gia ở 1 trong 2 trạng thái thị trường: Sideway và Uptrend, sử dụng ngày bùng nổ theo đà (FTD) để xác nhận xu hướng tăng của thị trường.
Sử dụng RS Rating trong giai đoạn VNINDEX Downtrend thường ko hiệu quả, tất nhiên vẫn sử dụng đc ở 1 góc nhìn khác, nhưng mình khuyên bạn nếu mới bắt đầu sử dụng chỉ số này thì đừng dùng khi Thị trường Downtrend

2/ Xác định ngành bạn muốn tham gia.
Ở bước này có nhiều cách để xác định sóng ngành, có thể từ các yếu tố vĩ mô, hoặc có thể dùng RS Rating ngành và chọn ngành được chấm điểm cao nhất. Hoặc bạn cũng có thể tìm ngành có nhiều CP có RS Rating trên 80

3/ Kiểm tra RS Rating của các CP trong ngành đó.

Tập trung vào các CP có RS Rating cao, thường mình chọn những CP RS Rating trên 80

4/ Xem xét biểu đồ giá và thông tin cơ bản của CP
Thứ mình cần là 1 CP có cấu trúc giá dễ nhìn, có nền tảng tích lũy trước đó và vận động không quá lỏng lẻo.
Hơn nữa, bạn phải tìm được chất xúc tác cho CP là gì, câu chuyện nào khiến CP có thể tăng trưởng Doanh thu, Lợi nhuận trong tương lai

5/ Quyết định xuống tiền
Việc xuống tiền ở thời điểm nào cần 2 yếu tố:
- Thời điểm Mua phải thỏa mãn phương pháp giao dịch của bạn
- Bạn phải quản trị rủi ro được tại điểm Mua đó

Bài viết cũng dài rồi, chúc bạn có trải nghiệm mới mẻ vs chỉ số này nhé.

Mình tham khảo RS Rating CP và RS Rating ngành trên AlphaStock: https://app.alphastock.vn (chọn menu RRG và xem ở list bên dưới)

Happy Trading
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 240,156 Xem / 1,079 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 70,558 Xem / 113 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 27,784 Xem / 107 Trả lời
  • Hà Trí Quyền trong Lớp học Giao dịch theo xu hướng 120,151 Xem / 102 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 816 Xem / 53 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 278 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 363 Xem / 20 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 1,793 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên