Tất tần tật về trái phiếu Mỹ - Những kiến thức trader cần nắm (Phần 1)

Tất tần tật về trái phiếu Mỹ - Những kiến thức trader cần nắm (Phần 1)

Tất tần tật về trái phiếu Mỹ - Những kiến thức trader cần nắm (Phần 1)

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,148
29,846
Chủ yếu giao dịch tiền tệ nên trước đây mình cũng không để ý lắm đến thị trường trái phiếu Mỹ, tuy nhiên, những biến động thời gian vừa qua trên thị trường này đã tác động mạnh lên thị trường tiền tệ cũng như các thị trường khác, và nó được cho là sẽ không sớm dừng lại. Nhân cơ hội này, chúng ta cùng tìm hiểu những điều cần biết về thị trường trái phiếu Mỹ nhé anh em!

-----​

Lợi tức kho bạc/ lợi tức trái phiếu Mỹ là tổng số tiền nhà đầu tư kiếm được thông qua việc sở hữu các tín phiếu (Treasury), giấy bạc (notes), trái phiếu (bonds) hoặc chứng khoán được bảo vệ chống lạm phát (inflation-protected securities). Bộ Tài chính Hoa Kỳ bán chúng để trả cho khoản nợ của nước Mỹ. Và trước khi đi sâu hơn nữa về chủ đề này, có một điều cần lưu ý rằng lợi tức ( hay lợi suất) trái phiếu di chuyển ngược hướng với giá trị của chúng.

bond.jpg


Lợi suất trái phiếu hoạt động thế nào?


Giá trái phiếu kho bạc dựa trên cung và cầu. Ban đầu, trái phiếu được bán đấu giá bởi Sở Ngân khố. Họ đặt ra một mệnh giá và mức lãi suất cố định.

Trong các cuộc đấu giá, tất cả những người đấu giá thành công đều được mua (các loại trái phiếu) với giá như nhau. Giá này tương ứng với tỷ lệ, lợi suất hoặc biên độ chiết khấu cao nhất trong số các giá thầu cạnh tranh được chấp nhận.

Nếu có nhiều nhu cầu, trái phiếu sẽ đến tay người trả giá cao nhất so với mệnh giá, điều này khiến lợi suất giảm xuống. Chính phủ sẽ chỉ trả lại nhà đầu tư số tiền bằng với mệnh giá cộng với lãi suất đã nêu khi đáo hạn. Thông thường, nhu cầu sẽ tăng cao khi có khủng hoảng kinh tế bởi lẽ các nhà đầu tư xem trái phiếu Mỹ là một hình thức đầu tư cực kỳ an toàn. Nếu nhu cầu ít hơn, thì người đấu giá sẽ trả ít hơn mệnh giá, nó cũng làm tăng lợi suất.

Giá trái phiếu có thể dao động. Người mua có thể không giữ chúng trong toàn bộ thời hạn. Thay vào đó, họ có thể bán lại nó trên thị trường thứ cấp. Vì vậy, nếu bạn nghe thấy rằng giá trái phiếu giảm, thì bạn sẽ biết rằng nhu cầu về trái phiếu lúc đó không nhiều, lợi suất phải tăng đề thu hút nhà đầu tư, bù đắp cho thiếu hụt nhu cầu.

1-traderviet.jpeg


Lợi suất trái phiếu ảnh hưởng đến nền kinh tế ra sao?


Khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng, lãi suất đối với các khoản vay tiêu dùng và kinh doanh với các kỳ hạn tương tự cũng tăng theo bởi sự duy trì tính cạnh tranh. Các nhà đầu tư thích sự an toàn và lợi nhuận cố định của trái phiếu. Trái phiếu Mỹ là an toàn nhất vì chúng được bảo đảm bởi chính phủ Mỹ. Các loại trái phiếu khác thường có mức rủi ro lớn hơn, do đó cần mức lãi suất cao hơn để thu hút nhà đầu tư.

Khi lợi suất tăng trên thị trường thứ cấp, chính phủ phải trả lãi suất cao hơn để thu hút người mua trong các cuộc đấu giá trong tương lai. Theo thời gian, những mức lãi suất cao hơn này sẽ làm tăng nhu cầu về trái phiếu Mỹ, và từ đó làm tăng giá trị của đồng USD.

Lợi suất trái phiếu ảnh hưởng đến người tiêu dùng ra sao?


Cách thức trực tiếp nhất mà lợi suất trái phiếu ảnh hưởng đến người dân là tác động của chúng đối với các khoản thế chấp lãi suất cố định. Khi lợi suất tăng, các ngân hàng và những người cho vay khác nhận ra rằng họ có thể tính thêm lãi suất cho các khoản thế chấp có thời hạn tương tự. Lợi tức Kho bạc 10 năm ảnh hưởng đến các khoản thế chấp 10-15 năm, trong khi lợi tức 30 năm ảnh hưởng đến các khoản thế chấp 30 năm. Lãi suất cao hơn khiến người tiêu dùng ít khả năng chi trả hơn, khiến thị trường nhà ở bị suy giảm. Người tiêu dùng sẽ phải mua một ngôi nhà nhỏ hơn, ít tốn kém hơn, điều đó có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP.

2-traderviet.jpeg


Lợi suất có thể dùng để dự đoán tương lai? Điều đó hoàn toàn có thể nếu bạn hiểu về đường cong lợi suất. Kỳ hạn trái phiếu càng dài, mức lợi suất càng cao, lý do là bởi tiền của nhà đầu tư bị ràng buộc trong thời gian dài và thời gian càng dài, họ càng ít chắc chắn về điều sẽ xảy ra. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hoặc 30 năm càng cao, các nhà giao dịch càng lạc quan về nền kinh tế, và đây là một đường cong lợi suất bình thường.

Nhưng nếu lợi suất trái phiếu dài hạn thấp hơn so với ngắn hạn, các nhà đầu tư có thể không chắc chắn về nền kinh tế, và họ có thể sẵn sàng để tiền của họ “bị ràng buộc” chỉ để giữ nó an toàn. Hiện tượng này được gọi là đường cong lợi suất đảo ngược, và nó thường dự đoán một cuộc suy thoái kinh tế.

Một cách để định lượng điều này chính là chênh lệch lợi suất trái phiếu kho bạc. Ví dụ, chênh lệch giữa trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm cho bạn biết các nhà đầu tư yêu cầu lợi tức cao hơn bao nhiêu để đầu tư vào trái phiếu dài hạn. Chênh lệch càng nhỏ, đường lợi suất càng phẳng.

Mình tạm dừng phần đầu tại đây, phần kế tiếp sẽ bàn về:
  • Xu hướng lợi suất gần đây là như thế nào?
  • Triển vọng thời gian tới ra sao?
  • Việc rút lại kích thích của FED sẽ ảnh hưởng thế nào?
  • Nhìn lại lịch sử dự đoán các cuộc khủng hoảng
Anh em chú ý đón theo dõi nhé!
Tham khảo: TheBalance
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
bác nhớ tháng 3 năm ngoái không? à quên, trader ai không nhớ :D
nhưng mà nó diễn ra như thế nào?
3 đường xanh junk bond, SnP500 và AUDJPY - 3 đại diện risk appetite assets và USDJPY màu đỏ. Cuối tháng 2 đầu tháng 3, tài sản rủi ro bị bán mạnh và safe haven truyền thống như yên Nhật bật tăng mạnh.
Tại sao tại đường dọc màu xanh lại xảy ra sự phân kỳ giữa 2 nhóm trên? USDJPY bật tăng trong khi nhóm kia vẫn tiếp tục đà giảm. Tôi gọi đường dọc màu xanh chia đồ thị làm 2 giai đoạn

upload_2021-3-25_22-21-51-png.199656


Nếu chúng ta nhìn vào bond market, thị trường bán risk assets và mua bond, yield spread 10 năm - 3 tháng tăng mạnh, nhưng cụ thể yield trái phiếu 10 năm giảm trong giai đoạn 1;
sau đó áp lực bán cực mạnh diễn ra trên cả thị trường trái phiếu, yield tăng mạnh tuy nhiên bond dài hạn vẫn đóng vai con ghẻ nên spread tiếp tục tăng.
Giai đoạn đầu có thể gọi là classic risk aversion và các loại tài sản di chuyển đúng như kỳ vọng trong một môi trường risk aversion.
Giai đoạn sau có thể đặt là Chết chóc, thanh khoản toàn thị trường bị bóp nghẹt. Nếu Fed để cho thị trường tự xử thì sẽ đều tan vỡ
 

Đính kèm

  • upload_2021-3-25_22-21-51.png
    upload_2021-3-25_22-21-51.png
    90.8 KB · Xem: 5

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 790 Xem / 32 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 147 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 256 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 485 Xem / 24 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên