[Trader chia sẻ] Cách làm chủ trading - Phần II

[Trader chia sẻ] Cách làm chủ trading - Phần II

[Trader chia sẻ] Cách làm chủ trading - Phần II

Khắc Tâm

Active Member
391
389
Chào tất cả anh em trader,

Hôm trước tôi có viết về cách làm chủ trading bằng tâm lý phần I tại đây.

Phân tích kỹ thuật, hay tâm lý làm chủ trading.jpg


Một số bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc do cách hành văn diễn đạt tôi kém nên chưa nêu bật được hết ý nghĩa.

Hôm nay tôi sẽ tiếp tục viết phần II này. Tại sao trading tâm lý quyết định phần lớn cuộc chơi ? Kèm theo đó là cách khắc phục tâm lý tôi vẫn thực hành, áp dụng trong thực tế.

“Những khát vọng của con người sẽ tác động lên hành động thể hiện ra bên ngoài để lấp đầy và tạo sự cân bằng” trích trading in the zone.

Đúng vậy với tất cả lĩnh vực, hành động của bạn không thể vượt qua suy nghĩ của bạn đó là điều chắc chắn, vấn đề là có một số suy nghĩ trong trading nó không đúng như cuộc sống thông thường vẫn vận hành nên đa số thất bại trong trading.

Với tất cả các nghành nghề khác bạn càng năng động, bạn càng chăm chỉ bạn dễ có cơ hội thăng tiến trong ngành và được đánh giá cao, với trading là ngược lại bạn càng lười vào lệnh bao nhiêu, bạn càng kiên nhẫn bao nhiêu, bạn càng có cơ hội tiến xa hơn, câu này trong sách của bác VoVi thì phải. Bản thân tôi thấy nó rất đúng.

Dù muốn hay không không thị trường tài chính biến động khôn lường, bất ổn nhất trên thế giới, có những giai đoạn thì trường trở nên điên rồ. Bạn dấn thân vào nghành này nghĩa là chiến đấu với thị trường, để chiến đấu bạn bạn phải có điểm lợi thế cho mình hoặc là bạn xây dựng từ bên trong chính bạn, hoặc bạn sẽ chiến đấu mà không có lợi thế gì.

Chúng ta đã nghe quá nhiều bậc thầy trading nói, thị trường tài chính là cuộc chiến của lòng tham và sự sợ hãi kết hợp với kiên nhẫn. Sợ hãi và tự tin quá mức gây nến đến trên 90% trader thất bại

Nhưng đồng thời tôi cũng chưa thấy chưa ai giải thích sợ hãi đến từ đâu ? làm cách nào để sợ hãi trong mỗi trader giảm xuống hoặc không còn ? hoặc sự sợ hãi có tác động như nào đến trading?

Sợ hãi đến từ đâu? ban đầu một con người được sinh ra mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài, chưa được nuôi dạy theo định kiến gia đình, xã hội, đứa trẻ rất vô tư và không có khái niệm về nỗi sợ. Nhưng khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, với môi trường nuôi dạy,đứa trẻ bắt đầu hình thành nên những khái niệm điều gì được, điều gì không được, dần dần được hình ảnh hóa trong đầu và gắn chặt vào tiềm thức. Nó được hình ảnh hóa và bảo vệ mỗi con người.

Cũng tương tự như vậy, lúc mới tiếp xúc với biểu đồ( tôi đang nói phân tích kỹ thuật) đa số chúng ta chưa biết đặt nghi vấn hoặc sợ hãi gì với sự lên xuống biểu đồ cả. sợ hãi chỉ hình thành khi bạn thua lỗ một vàu lần .Những hình ảnh thua lỗ được bộ não tư duy đúc kết thành hình ảnh ghim vào tiềm thức, bộ não hình tượng hóa và truyền vào đó năng lượng.

“Vậy sự sợ hãi đến từ kinh nghiệm cuộc sống” bạn không thể sợ hãi khi bạn chưa biết về sự việc đó.

Điều này cũng thể khẳng định rằng con người không thể loại bỏ sự sợ hãi, sợ hãi đã nằm trong sâu thẳm con người và một phần của con người. Trong một mức độ nào đó dự sợ hãi còn hàm ý là điều tốt đẹp với trader.

Trader sợ hãi vì nhiều lý do một trong những nguyên nhân là không học cách chấp nhận thua lỗ, kỳ vọng quá cao vào phân tích vào thị trường, hoặc bất cứ thứ gì trader tưởng tượng ra.... và vô số nguyên nhân trong mỗi suy tư của trader.

Sợ hãi gây ra hậu quả gì?


Bỏ lỡ cơ hội: Đã bao lần bạn lên kế hoạch trade cho mình, giá đến vùng seup có tín hiệu rất đẹp nến pinbar, mazubodu, mô hình nến vai đầu vai.... để bạn vào lệnh, ngay lập tức trong đầu bạn vang lên, đừng tin vào tín hiệu này, thị trường nó đang lừa tao đấy. Sau đó giá tiếp tục di chuyển như nhận định và bạn bỏ lỡ một cơ hội đáng lẽ ra bạn chốt lời. Bạn tự trách mình rằng, ủa sao tín hiệu rõ vậy không vào lệnh nhỉ, bạn xem lại biểu đồ mỗi thứ đều hoàn hảo, bạn lại tiếp tục tự nhủ mình thật ngu ngốc.

Nếu thị trường đi đúng như tâm trí mách bảo, bạn tự nhủ tao đã bảo rồi mà, tao biết ngay thị trường nó lừa tao thừa biết.

Trong trường hợp trên bạn bỏ lỡ cơ hội, bạn nhận định đúng, tín hiệu nến đáng tin cậy, mô hình nến đẹp, bạn bỏ lỡ cơ hội vì sợ hãi quyết định phần lớn.

Sợ hãi sinh ra cơ chế tự bảo vệ mình một cách tự động và vô thức, đồng thời sợ hãi ngắn ngừa bạn thấy những điều hiển nhiên mà nhận thức muộn bạn mới thấy vì lúc này sợ hãi đã qua đi. Đồng thời sợ hãi còn giúp trader vào lệnh ngược lại.

Vào lệnh ngược lại: khi sự sợ hãi chiếm phần lớn tâm trí, trader tự mình bóp méo khái niệm, những điều thấy rõ và tiềm thức sẽ sinh ra cơ chế ngắn ngừa nỗi đau, cách để ngăn ngừa nỗi đau là bạn tự nhủ vào lệnh ngược lại mới an toàn. Trong cả 2 trường hợp bạn đều không thực hiện đúng, bỏ lỡ cơ hội và vào lệnh ngược lại,đều là sợ hãi quyết định.

Vì nỗi sợ trong mỗi trader luôn có, sợ hãi được sinh ra để bảo vệ con người hoặc né tránh nỗi đau, đồng thời sợ hãi cũng bóp méo thông tin ban đầu và thay thế bằng hình ảnh làm trader dễ chịu hơn, nên thường có xu hướng vào lệnh ngược laị. Bạn sẽ không thể loại bỏ nó vì bạn sẽ mất công sức cho điều đó mà thôi.

Như một số tài liệu nói rằng nỗi sợ hãi mang đến 90% số lượng trader thua lỗ. Vậy nên biết cách xử lý nỗi sợ bạn sẽ nâng tỷ lệ chiến thắng lên đấy,cũng như xác định được nguyên nhân gốc rễ vấn đề.

Cách để giảm bớt sợ hãi:


Như tôi đã nói ở phần I trong một mức độ nhất định nào đó, sợ hãi cũng có tác dụng của nó, đó là làm cho chúng ta xây dựng cơ chế bảo vệ mình với trader là sợ hãi mất vốn sẽ giúp bạn tránh vào lệnh quá mức, vào lệnh quá nhiều....

Nên ở phần này tôi sẽ nếu ra một số cách để kiềm chế sợ hãi mà tôi hay áp dụng. Rèn luyện nhiều tôi cũng tin sẽ kiềm chế được phần nào?

Học cách chấp nhận rủi ro: Quan điêm của tôi về cuộc sống cũng như trading, đều lấy ở bên trong làm cơ sở.

Cuộc sống để tận hưởng niềm vui, tôi không chú trọng các yếu tố bên ngoài làm để bù đắp, nên tôi luôn chú trọng phát triền lối sống lành mạnh phát triển niềm vui và vui từ chính bên trong.

Với trading tôi xây dựng cho mình một kho lý thuyết, đến kinh nghiệm và những điều học hỏi được xung quanh việc chấp nhận thua lỗ. Tôi quan niềm rằng thị trường nó trung lập và thị trường không chịu sự sai khiến của ai đó, ít nhất là tôi và có những giai đoạn thị trường biến đổi điên rồ nên thua lỗ là một phần của cuộc chơi.

Thua lỗ là một phần không thể tránh khỏi vậy làm thế nào để không mất vốn? Đòi hỏi bạn phải xây dựng cơ chế quản lý vốn cho bản thân. Tôi thường vào lệnh rất nhỏ thường là 0.5% tài khoản, nếu trong ngày thua lỗ lớn nhất cho phép là 2%, ít nhất nó giúp tôi thoải mái.

Tác dụng nữa là khi có một cơ hội xuất hiện, với việc vào lệnh nhỏ theo quy định tôi không suy diễn quá mức, không kỳ vọng quá mức, điều này hoàn toàn làm tôi thoải mái.

Và nữa khi thua lỗ nó cũng không mang nhiều cảm giác hối tiếc nhiều, dẫn đến mất lý trí nhảy vào trả thù thị trường. Trả thù thì thị trường là nguyên nhân dẫn đến nhiều trader thua lỗ nhanh chóng nhất. Trader khi thua nhảy vào trả thù dẫn đến thua lỗ 1 dây, trong khí đó ngược lại khi thắng bạn chỉ thắng được từng lệnh đơn lẻ.

Tôi không đặt kỳ vọng cho mình quá lớn: hiện tại với công việc là kỹ sư cơ khí tôi cũng đang cảm thấy hạnh phúc, ít nhất là tôi xây dựng quan điểm hạnh phúc nghề nghiệp cho mình. Nên tôi không quá cao đặt kỳ vọng về trade full time hay mua xe..... Đây là cách tôi chế kỳ vọng, ý muốn chủ quan từ đó giúp cú trade tôi tốt hơn.

Tư duy đúng đắn về xác suất: tôi giám khẳng định đây là phần khó nhất của mỗi trader. Hãy quên hết các khái niệm xác suất có điều kiện, công thức....

Tại sao tư duy về xác suất lại khó? Như tôi nói ở phần trên ở nỗi sợ. Bộ não con người chỉ cụ thể hóa hình ảnh từ kinh nghiệm đã gặp hoặc tác động lên cơ thể.

Cũng như vậy xác suất là một thứ trừu tượng, bộ não nghe rất nhiều lần về xác suất thống kê nhưng cụ thể hóa hình ảnh trừu tượng thì rất khó, nói về xác suất là điều gì đó chung chung không có hình ảnh cụ thể để bộ não hình ảnh hóa thành năng lượng và ghim vào bộ não. Nên trader khi thua lỗ thường nghĩ đến những lệnh đơn lẻ gần đây nhất.Đây là nguyên nhân tạo ra sự sợ hãi và để hình tượng hóa hình ảnh xác suất bạn phải back test thật nhiều lần, nhiều lệnh rồi sẽ ổn.

Khi trader xây dựng được tư duy về xác suất sẽ nhận lại được những thứ đúng đắn như:
  • Bạn thấu hiểu rằng chuyện méo gì cũng có thể xảy ra trên thị trường, từ đó giúp bạn xây dựng cơ
  • Bạn cũng thấu hiểu rằng mỗi điểm lợi thế của bạn cũng hên xui không có gì chắc chắn, từ đó bạn sẽ kỳ vọng thấp hơn và nghiêm khắc với kế hoạch
Từ không có gì chắc chắn trader cũng thấu hiểu về việc chấp nhận thua lỗ là một lẽ đương nhiên.

Vì vậy để trading thành công thì trước hết bạn phải làm chủ tâm lý chính mình, nhiệm vụ của mỗi trader là kìm chế “sợ hãi”.

Học phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản hay liên thị trường chỉ là điều kiện cần, làm chủ tâm trí là điều kiện đủ. Phân tích kỹ thuật giúp trader không thiên kiến, để thị trường khách quan hơn như vốn nó vẫn vậy.

Anh em cảm thấy có ý nghĩa cho em xin like và share ở nikifx.com với nhé
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,719 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,037 Xem / 41 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,864 Xem / 1,108 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên