Từ một Day Trader trở thành Tỷ Phú - Chiến lược của "phù thuỷ" David Tepper là gì?

Từ một Day Trader trở thành Tỷ Phú - Chiến lược của "phù thuỷ" David Tepper là gì?

Từ một Day Trader trở thành Tỷ Phú - Chiến lược của "phù thuỷ" David Tepper là gì?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,312
32,470
David Tepper lớn lên trong nghèo khó ở Pittsburgh, Pennsylvania và có ước muốn cũng như chí hướng trở nên giàu có từ khi còn rất trẻ. Ông dấn thân vào con đường học tập và muốn tốt nghiệp đại học trong ba năm để không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn cả tiền bạc.

Tepper bắt đầu trade trong thời gian học đại học để trang trải học phí. Ông rất giỏi toán và nhìn thấy cơ hội trên thị trường quyền chọn vì ngay từ khi bắt đầu giao dịch, ông đã thấy được sự định giá không hiệu quả những thay đổi dựa trên cổ phiếu cơ sở. Ông ấy đã rất thành công trong giao dịch chênh lệch giá quyền chọn và có thể sử dụng số lợi nhuận đó để chi trả cho việc học đại học của mình.

Cach-David-Tepper-tro-thanh-ty-phu-TraderViet3.jpeg

Tepper lấy bằng MBA tại Đại học Carnegie Melon và nhận được một công việc trong bộ phận ngân quỹ tại Republic Steele. Đó là nơi đầu tiên ông được giới thiệu với thị trường junk bond (trái phiếu rủi ro cao). Ông sớm nhận ra mình có một kỹ năng tuyệt vời trong việc giao dịch junk bond. Khả năng này đã tạo cơ hội cho ông tìm được việc tại Goldman Sachs.

Trong lần thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1987 (Black Monday), hầu hết trader tại Goldman Sachs đều đi đời, ngoại trừ David Tepper. Ông đã bán khống xuyên suốt cú sụp đó và kiếm được bộn tiền, trong khi những người khác thì mất rất nhiều tiền, hoặc thậm chí là phá sản vì thua lỗ. Ông không được yêu thích nhiều ở Goldman và không mấy hài lòng ở môi trường làm việc này, Tepper bắt đầu tự giao dịch tích cực bằng chính tài khoản của mình.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/47291/

David Tepper đã kiếm tiền bằng cách nào?


Cach-David-Tepper-tro-thanh-ty-phu-TraderViet1.jpeg

Sau khi bị đồng nghiệp làm ngơ rất nhiều lần, ông quyết định rời đi. Năm 1993, Tepper sử dụng các mối quan hệ của mình tại Goldman Sachs để huy động vốn 57 triệu USD và thành lập quỹ đầu cơ Appaloosa Management của riêng mình. Ông thích tự mình bắt đầu một cuộc hành trình mới và nói rằng nó sẽ tốt hơn cho cuộc sống của ông theo nhiều cách.

Năm 1995, Tepper đã mua trái phiếu của Argentina ở mức gần đáy ngay trước khi đất nước này phục hồi, thu về 30% lợi nhuận cho quỹ trong năm đó. Phong cách giao dịch của ông là một nhà đầu tư giá trị, tìm kiếm thứ gì đó được định giá rất thấp và đặt cược vào việc nó sẽ đi lên và trở lại gần hơn với giá trị nội tại của nó.

Quỹ Appaloosa đã đạt được lợi nhuận tuyệt vời cho đến năm 1998, khi Tepper thua 80 triệu đô la vì đặt cược vào trái phiếu của Nga trước khi họ vỡ nợ. Thật đáng kinh ngạc, Tepper đã mua lại trái phiếu của Nga sau vụ vỡ nợ năm 1999 với giá 5 cents. Ông đã kiếm được 61% từ giao dịch đó, bù lại các khoản lỗ trước đó của mình và thậm chí kết quả là tích cực đối với giao dịch trái phiếu Nga.

Năm 2001, quỹ Appaloosa đã thu về 67% bằng cách tập trung vào giao dịch trái phiếu của các công ty đang gặp khó khăn (distressed bond). Tức, Tepper sẽ đầu tư và giao dịch bất cứ thứ gì mà ông cho là bị định giá thấp trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Ông sẽ đầu tư vào những công ty mà ông nghĩ là có giá trị lớn.

Appaloosa đã giảm -28% vào năm 2008. Ngay cả khi đó, ông vẫn tin rằng những khoản lỗ của mình chỉ là tạm thời và nhìn thấy rất nhiều cơ hội bị định giá thấp trên thị trường sau khi cuộc khủng hoảng tài chính làm sụp đổ thị trường. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng, Tepper bắt đầu mua tất cả các khoản nợ thứ cấp thông thường, ưu tiên và cấp dưới mà ông có thể nhúng tay vào.

Các khoản đặt cược vào AIG, Bank of America và Citigroup của ông đã thành công mỹ mãn, đem lại lợi nhuận 330% đối với khoản nợ của Bank of America, lợi nhuận 220% đối với khoản nợ của Citigroup và Tepper đã kiếm được 1 tỷ đô la từ việc mua nợ của AIG.

Năm 2009, quỹ đầu cơ của Tepper cũng kiếm được khoảng 7 tỷ đô la bằng cách mua các cổ phiếu tài chính gặp khó khăn vào tháng 2 và tháng 3 (bao gồm cả cổ phiếu phổ thông của Bank of America với giá 3 đô la/cổ phiếu) và sau đó thu lợi nhuận từ sự phục hồi của thị trường chứng khoán vào cuối năm đó.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/38907/

David Tepper đã trở thành tỷ phú như thế nào?


Cach-David-Tepper-tro-thanh-ty-phu-TraderViet2.jpeg

Theo một báo cáo do LCH Investments phát hành, Appaloosa Management của David Tepper là một trong những quỹ đầu cơ thành công nhất mọi thời đại, kiếm được lợi nhuận ròng là 30,70 tỷ đô la cho các nhà đầu tư kể từ khi thành lập quỹ vào năm 1993. Các khoản phí quản lý và chia sẻ lợi nhuận từ việc quản lý tiền đã giúp ông trở thành một tỷ phú.

Lợi nhuận trung bình từ quỹ đầu cơ Appaloosa mà ông thành lập là khoảng 25% một năm kể từ khi thành lập đến năm 2019. David Tepper đang có kế hoạch chuyển đổi quỹ đầu cơ của mình thành một văn phòng gia đình.

Tepper đã liên tục thu nhỏ dần quỹ của mình và trả lại vốn cho khách hàng trong những năm gần đây.

Chiến lược của David Tepper


Sau đây là các mẹo để đầu tư và giao dịch như David Tepper:
  • Ông luôn tham gia vào một vị thế với một biên độ an toàn lớn. Rủi ro mất tiền sẽ được giới hạn.
  • Tepper không sử dụng đòn bẩy trong giao dịch và đầu tư của mình. Rủi ro của ông được giới hạn trong số vốn mà ông sử dụng cho một vị thế.
  • Ông phải hiểu tại sao một cái gì đó bị định giá thấp và nhìn thấy được lợi thế.
  • Tepper là một trader thích tìm kiếm chất xúc tác từ các tin tức cho các điểm vào và thoát lệnh của mình.
  • Ông ấy phải xem giá trị của một tài sản sẽ được đánh giá thực tế như thế nào trong tương lai.
David Tepper là một nhà đầu tư giá trị sâu sắc, ông ấy sẽ mua khi thị trường đang đẫm máu, đồng thời sẽ bán những thứ đang bị quá bán và có khả năng cao không về số 0 mà thay vào đó sẽ trở về giá trị trung bình trong lịch sử.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/46167/

Giá trị tài sản ròng của David Tepper là bao nhiêu?


Cach-David-Tepper-tro-thanh-ty-phu-TraderViet4.jpeg

Theo Forbes, giá trị tài sản ròng hiện tại của David Tepper vào năm 2022 là 18,5 tỷ đô la. Ông hiện là người giàu thứ 79 trên thế giới. Con đường trở thành một trong những người giàu nhất thế giới của Tepper là thông qua quản lý tiền.

Ông trở nên giàu có nhờ kỹ năng giao dịch và đầu tư bằng đòn bẩy vốn của người khác, kèm theo đó là tích luỹ sự tăng trưởng tài sản do quỹ quản lý của ông.

Mặc dù ông không sử dụng đòn bẩy trong khoản đầu tư của mình để tránh rủi ro cháy tài khoản, nhưng Tepper đã sử dụng đòn bẩy tiền của người khác để làm cho mình trở nên giàu có suốt những năm qua.

Quỹ đầu cơ Appaloosa Management của David Tepper đã cố tình thu hẹp tài sản do mình quản lý xuống còn 13 tỷ đô, giảm từ mức đỉnh 20 tỷ đô khi ông muốn chuyển quỹ của mình thành một văn phòng gia đình tư nhân.

Ông chuyển từ New Jersey đến Florida vào năm 2016 và chuyển công ty quỹ đầu cơ và các hoạt động của mình ở đó.

Vào năm 2018, Tepper đã mua lại đội bóng Liên đoàn bóng đá quốc gia Carolina Panthers trong một thỏa thuận trị giá 2,3 tỷ đô la.

Nguồn: newtraderu

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,595 Xem / 280 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,795 Xem / 507 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 227 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 538 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên