Xuất khẩu phân bón ở Mỹ tăng mạnh do nhu cầu từ châu Âu

Xuất khẩu phân bón ở Mỹ tăng mạnh do nhu cầu từ châu Âu

Xuất khẩu phân bón ở Mỹ tăng mạnh do nhu cầu từ châu Âu
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
----

Hàn Quốc, quốc gia vốn đã không có sản lượng ngô cao và chỉ chiếm ít hơn 1% so với tổng tiêu thụ của quốc gia, đang dần tiến hành nhập khẩu ngô trên thị trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong chăn nuôi. Lượng mưa thừa, trời nhiều mây cùng với nhiệt độ thấp đã tiếp tục cản trở tiến độ trồng đậu tương ở Brazil. Nhập khẩu đậu tương ở Trung Quốc hồi phục nhẹ trong tháng 9, nhưng luỹ kế vẫn chưa thấp hơn so với cùng kì năm trước do các chính sách về Zero Covid ở quốc gia này. Xuất khẩu lúa mì chậm lại ở Nga, nhưng được bù đắp bởi các người mua khác xuất hiện ở khu vực Châu Phi. Sản lượng nghiền ở Trung Quốc giảm, cùng với tồn kho vẫn chưa được cải thiện đang là mối quan ngại lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu đậu tương như Mỹ và Brazil.

Hàn Quốc với nhu cầu ngô làm thức ăn chăn nuôi


Sản lượng ngô ở Hàn Quốc từ trước đến nay là không cao, và chỉ chiếm ít hơn 1% so với tổng tiêu thụ của quốc gia này, chính vì thế, quốc gia này có xu hướng nhập khẩu ngô trên thị trường quốc tế để bù đắp với mức tiêu thụ của chính mình. Tiêu thụ ngô niên vụ 2022/23 ở Hàn Quốc ước tính được 12 triệu tấn, tăng 6% so với ước tính trước, trong đó bao gồm 9.6 triệu tấn tiêu thụ trong chăn nuôi, và 2.4 triệu tấn sử dụng cho thức ăn và sử dụng cho con người (FSI). Tiêu thụ ngô dùng trong thức ăn chăn nuôi ở Hàn Quốc được kì vọng sẽ tiếp tục tăng, do tăng trưởng hàng tồn kho đối với chăn nuôi và phục hồi từ lượng ngô chăn nuôi xuất khẩu từ Ukraine. Ngô FSI, trong khi đó, vẫn được duy trì ước tính do nhu cầu sử dụng siro ngô và ngành công nghiệp thức ăn không đổi ở quốc gia này.

Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đã thực hiện khoảng 500,000 tấn ngô chăn nuôi từ nguồn cung của Ukraine kể từ trước khi xảy ra xung đột trong tháng 2 cho đến tháng 6 năm nay. Một vài hợp đồng trong đó được thay thế bởi ngô ở Mỹ và Nam Mỹ. Theo dữ liệu từ AgFlow, Argentina là quốc gia xuất khẩu ngô sang Hàn Quốc nhiều nhất trong niên vụ 2021/22, với ước tính đạt 5.2 triệu tấn trong niên vụ 2021/22, tiếp theo là Brazil với 1.8 triệu tấn, Mỹ với 1.2 triệu tấn, Ukraine với 1 triệu tấn,… Tổng cộng, Hàn Quốc đã nhập khẩu khoảng 10.5 triệu tấn ngô trong niên vụ 2021/2022.

Nhập khẩu đậu tương ở Trung Quốc hồi phục nhẹ trong tháng 9


Nhập khẩu đậu tương ở Trung Quốc đạt 7.72 triệu tấn trong tháng 9, tăng 12% so với mức 6.88 triệu tấn trong cùng kì năm trước, và tăng 8% so với 7.17 triệu tấn trong tháng trước, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGAC). Về luỹ kế, tính trong 9 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc đã nhập khẩu 69.04 triệu tấn, giảm 6.6% so với mức cùng kì năm trước.

upload_2022-10-28_16-21-7.jpeg

Trong thời gian báo cáo, quốc gia này đã mua 5.58 triệu tấn đậu tương từ Brazil, giảm 11% so với mức 6.25 triệu tấn của tháng trước, và giảm 6% so với cùng kì năm trước. Trung Quốc nhập khẩu luỹ kế 46.52 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2022, giảm so với mức 48.99 triệu tấn của cùng kì năm trước. Vào cùng lúc đó, Trung Quốc đã mua 1.15 triệu tấn đậu tương từ Mỹ, tăng gần 10 lần so với cùng kì năm trước (169,439 tấn). Luỹ kế nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đạt 19.36 triệu tấn, giảm nhẹ so với mức 21.53 triệu tấn cùng kì năm trước.

Tiến độ trồng đậu tương ở Brazil trở lại chậm dần


Theo cập nhật từ công ty tư vấn Agrural, tiến độ trồng đậu tương ở vùng Trung-Nam Brazil tăng 10 điểm phần trăm so với tuần trước và đạt 34% trong tuần kết thúc ngày 20/10, khi cả việc thiếu và thừa mưa đang xảy ra tràn lan tại các khu vực trồng trọt, con số này cũng thấp hơn so với mức 38% ở cùng kì năm trước.

upload_2022-10-28_16-21-25.jpeg

Cơ quan cho biết thêm, với lượng mưa thừa, trời nhiều mây, nhiệt độ thấp, các yếu tố này đã làm mất đi động lực gieo trồng ở bang Parana, và cũng tác động đến sự phát triển của cây trồng. Ở hai khu vực phía Tây và Tây-Nam Parana, việc thu hoạch có thể bị trì hoãn từ giữa tháng Một đến đầu tháng Hai, do các nông dân sẽ phải trồng lại đậu tương vì tác động của thời tiết. Các khu vực như phía Đông của Mato Grosso và vài điểm ở Minas Gerais, cũng phải được trồng lại nhưng với lý do không đủ điều kiện độ ẩm.

Trong khi đó, tiến độ trồng ngô ở vùng Trung-Nam Brazil đã đạt 51% diện tích dự kiến trong tuần báo cáo, tăng 5 điểm phần trăm so với tuần trước, và thấp hơn so với mức 53% của cùng kì năm trước. Ở phía Nam được báo cáo đang bị trì hoãn trong việc gieo trồng do lượng mưa thừa, từ đó đã làm chậm đi tiến độ phát triển của ngô, và đặc biệt là Parana, nơi cũng sẽ có một số khu vực phải được trồng lại. Các bang như Sao Paulo, Minas Gerais, và Goias được báo cáo trong giai đoạn gieo trồng chậm, nhưng đã có một số khả quan do độ ẩm đất trồng cải thiện.

Nhập khẩu ngô ở Trung Quốc sụt giảm mạnh so với cùng kì năm trước


Nhập khẩu ngô ở Trung Quốc trong tháng 9 đạt 1.53 triệu tấn, giảm 15% so với mức 1.8 triệu tấn của tháng trước, và giảm 56.6% so với cùng kì năm trước, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGAC) cho biết vào ngày 24/10. Luỹ kế nhập khẩu ngô trong 9 tháng đầu ở Trung Quốc ước tính đạt 18.46 triệu tấn, giảm 25.9% so với cùng kì năm trước.

upload_2022-10-28_16-21-48.jpeg

Với lúa mì, nhập khẩu trong tháng 9 ở Trung Quốc cũng giảm 30% so với tháng trước, đạt 370,000 tấn, cũng thấp hơn 42.2% so với cùng kì năm trước. Luỹ kế nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 6.62 triệu tấn, giảm 12.8% so với cùng kì năm trước.

Trung Quốc cũng nhập khẩu 780,000 tấn dầu thực vật trong tháng 9, giảm 1% so với cùng kì năm trước. Trong đó, Trung Quốc đã mua 610,000 tấn dầu cọ và 50,000 tấn dầu hạt cải, tuy nhiên không có bất kì đơn hàng nào đối với dầu đậu tương. Về luỹ kế, nhập khẩu dầu thực vật ở Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 3.68 triệu tấn, giảm 55.5% so với cùng kì năm trước.

Xuất khẩu phân bón nitơ ở Mỹ tăng mạnh do nhu cầu từ Châu Âu


Xuất khẩu phân bón nitơ ở Mỹ đang tăng mạnh và mức cao nhất từ trước đến nay sau khi giá khí tự nhiên tăng ở Châu Âu, từ đó tiếp tục đóng góp vào chi phí sản xuất các chất hữu cơ cho cây trồng, khiến việc công tác bán hàng trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Doanh số bán hàng gia tăng nhanh chóng của Mỹ đang trở nên nổi bật trong làn sóng xung đột giữa Nga và Ukraine, đối với nguồn cung thực phẩm và năng lượng toàn cầu. Liên bang Nga, quốc gia đang bị trừng phạt bởi Mỹ và Châu Âu, là nhà sản xuất phân bón và khí ga tự nhiên, chủ chốt trong việc sản xuất các sảm phẩm nitơ để tăng năng suất ngô cũng như các loại cây trồng khác.

Xuất khẩu phân bón tại Mỹ - nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới, tăng lên 370,000 tấn trong tháng 8, hơn gấp đôi so với cả năm trước, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, kết hợp cùng với Viện Phân bón (TFI). Con số trên cũng đạt mức cao nhất kể từ khi cơ quan TFI ước tính từ năm 2013. Các doanh nghiệp Châu Âu đang trả giá cao hơn so với các người mua nội địa ở Mỹ và các nhà xuất khẩu khác như Indonesia và Malaysia. Không những Châu Âu (Pháp, Bỉ, Na Uy và Lithuania); Morocco, Chile và Brazil cũng là những quốc gia có lượng mua tăng so với cùng kì năm trước.

Mặc cho chi phí đầu vào gia tăng, các nông dân Mỹ vẫn có thể tiếp tục trồng nhiều ngô (nông sản cũng phụ thuộc nhiều vào phân bón) trong niên vụ tới. Khảo sát từ cơ quan Farm Futures cho biết diện tích gieo trồng ngô ở Mỹ trong niên vụ tới có thể tăng lên 94.282 triệu mẫu Anh, tăng 6.4% so với niên vụ 2022 và là mức cao nhất trong vòng 10 năm. Brazil, quốc gia nhập khẩu khoảng 85% lượng phân bón tiêu thụ, đã mua thêm phân bón nitrat amoni từ Hoa Kỳ, Bỉ, và Hà Lan để bù đắp cho nguồn cung bị giảm từ Nga.

Xuất khẩu ngô ở Brazil đạt 5.9 triệu tấn trong 3 tuần đầu tháng 10


Brazil đã xuất khẩu 5.9 triệu tấn ngô trong 3 tuần đầu tháng 10, tăng 1.8 triệu tấn so với tuần trước đó, và vẫn tăng so với mức 1.8 triệu tấn của cả tháng 10/2021. Mức xuất khẩu trung bình đạt 363,785 tấn/ngày, tăng 304.9% từ mức 89,851 tấn/ngày vào cùng kì năm trước. Quốc gia này kì vọng sẽ xuất khẩu 6.1 triệu tấn trong tháng 10, theo báo cáo từ cơ quan ANEC, đây cũng là mức cao nhất mà quốc gia này đạt được trong tháng 10, kể từ mức 6 triệu tấn vào tháng 10/2019.

upload_2022-10-28_16-22-11.jpeg

Xuất khẩu đậu tương ở Brazil đạt 3.2 triệu tấn trong 3 tuần đầu tháng 10, tăng 1.1 triệu tấn so với tuần trước đó, nhưng vẫn thấp hơn 1.2% so với mức cả tháng 10/2021. Mức xuất khẩu trung bình đạt 232,300 tấn/ngày, tăng 41.1% so với mức cùng kì năm trước, nhưng chậm dần so với mức 228,428 tấn/ngày của tuần trước đó. ANEC ước tính rằng Brazil có thể xuất khẩu được khoảng 3.4 triệu tấn đậu tương trong tháng 10, và nếu xác nhận, con số này sẽ tăng nhẹ so với mức 2.9 triệu tấn vào cùng kì năm trước.

upload_2022-10-28_16-22-40.jpeg

Xuất khẩu khô đậu tương ở Brazil đạt 1.4 triệu tấn trong 3 tuần đầu tháng 10, tăng 589,504 tấn so với tuần trước, và đã tăng so với mức 1.3 triệu tấn vào cùng kì năm trước. Mức xuất khẩu trung bình đạt 105,393 tấn/ngày, tăng 53.5% so với cùng kì năm trước. ANEC kì vọng rằng Brazil có thể xuất khẩu được 2.1 triệu tấn khô đậu tương trong tháng 10, tăng 62% so với cùng kì năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu dầu đậu tương đạt 175,401 tấn trong 3 tuần đầu tháng 10, tăng 59,712 tấn so với tuần trước đó, và tăng so với mức 157,840 tấn vào cùng kì năm trước. Mức xuất khẩu dầu đậu tương trung bình đạt 12,528 tấn/ngày, tăng 58.8% so với cùng kì năm trước.

Nhập khẩu đậu và khô đậu tương hồi phục ở Châu Âu


Nhập khẩu đậu tương ở khu vực Châu Âu tăng 19% so với tuần trước và đạt 205,923 tấn trong tuần kết thúc ngày 23/10, nâng luỹ kế nhập khẩu kể từ đầu tháng 7/2022 lên 3.5 triệu tấn, thấp hơn 10% so với cùng kì năm trước, theo dữ liệu từ Uỷ ban Châu Âu cho biết vào ngày 25/10. Quốc gia nhập khẩu lớn nhất trong giai đoạn báo cáo là Tây Ban Nha với 91,357 tấn, và Hà Lan với 84,428 tấn.

upload_2022-10-28_16-23-1.jpeg

Nhập khẩu khô đậu tương ở khu vực này đạt 364,396 tấn, tăng nhẹ so với tuần trước, với luỹ kế nhập khẩu ước tính từ đầu niên vụ 2022/23 lên 4.9 triệu tấn, giảm 5% so với cùng kì năm trước. Hai quốc gia nhập khẩu nhiều nhất trong tuần báo cáo là Hà Lan và Pháp với lần ượt là 61,634 tấn và 58,326 tấn.

Xuất khẩu lúa mì ở Nga giảm 32% so với tuần trước


Xuất khẩu lúa mì ở Nga giảm 32% trong tuần kết thúc vào ngày 27/10, nhưng vẫn được duy trì với nhiều điểm đến tại khu vực Châu Phi, cùng với đó đã có xuất hiện nhiều quốc gia khác tham gia trong việc mua bán lúa mì với Nga.

Trong tuần, xuất khẩu lúa mì của Nga đạt 884,407 tấn, giảm so với 1.3 triệu tấn của tuần trước. Số lượng trên đi đến các quốc gia truyền thống nằm trong số các điểm đến hàng đầu, với 132,600 tấn đến Thổ Nhĩ Kỳ và 117,350 tấn đến Ai Cập.

Nhìn chung, hoạt động trong tuần đã đưa tổng số chuyến hàng lúa mì được báo cáo thông qua các đường hàng qua Biển Đen lên 10.78 triệu tấn kể từ khi bắt đầu năm tiếp thị 2022/23 vào tháng Bảy. Trong cùng kỳ năm 2021, Nga đã xuất khẩu 14.7 triệu tấn lúa mì, nhưng con số này bao gồm các lô hàng nội địa, chẳng hạn như đến Belarus và Kazakhstan, là những nước mua nhiều nhất trong niên vụ 2021/22.

Sản lượng đậu tương nghiền tiếp tục giảm ở Trung Quốc


Sản lượng đậu tương nghiền ở Trung Quốc trong tuần vừa qua giảm xuống còn 1.61 triệu tấn, giảm 40,000 tấn so với tuần trước, giảm 650,000 tấn so với tháng trước, nhưng không đổi so với cùng kì năm trước, theo dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu ăn Trung Quốc (CNGOIC) cho biết vào ngày 27/10.

upload_2022-10-28_16-23-19.jpeg

Tồn kho đậu tương tiếp tục giảm 300,000 tấn so với tuần trước, còn lại 3.3 triệu tấn và thấp hơn 1.63 triệu tấn so với cùng kì năm trước. Tồn kho khô đậu tương đạt 260,000 tấn trong tuần báo cáo, giảm 40,000 tấn so với tuần trước đó, và giảm 220,000 tấn so với cùng kì năm trước. Tương tự, tồn kho dầu đậu tương tại các nhà máy lớn giảm xuống còn 750,000 tấn, giảm 40,000 tấn so với tuần trước và giảm 100,000 tấn so với cùng kì năm trước.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 702 Xem / 26 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 420 Xem / 22 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 7 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 1 Trả lời
  • PaulTien trong Hệ thống giao dịch - Trading system 842 Xem / 6 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297,229 Xem / 1,405 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên