Góc nhìn Liên thị trường 19/12 - Thận trọng hơn, có thể USD sẽ quay trở lại là tài sản trú ẩn

Góc nhìn Liên thị trường 19/12 - Thận trọng hơn, có thể USD sẽ quay trở lại là tài sản trú ẩn

Góc nhìn Liên thị trường 19/12 - Thận trọng hơn, có thể USD sẽ quay trở lại là tài sản trú ẩn

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Hiện nhiều lo ngại về việc lãi suất tăng cao và duy trì trong thời gian dài sẽ khiến thị trường rơi vào suy thoái và điều này có thể sẽ là tâm điểm bàn nhiều trong năm sau.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 16/12 đồng loạt đi xuống phiên thứ ba liên tiếp. Nhà đầu tư ngày càng lo ngại nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) liên tục tăng lãi suất.

Chứng khoán Mỹ diễn biến tiêu cực ba phiên liên tiếp sau khi Fed nâng lãi suất lần thứ 7 trong năm 2022 vào hôm 14/12. Tốc độ tăng đã chậm lại, từ 75 điểm cơ bản (bps) còn 50 bps, nhưng mức lãi suất mục tiêu cuối cùng được nâng lên 5,1%, cao hơn dự báo của thị trường.

Fed dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm tổng cộng 75 bps trong năm 2023 và chỉ bắt đầu giảm trong năm 2024.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 vừa qua tăng 7,1% so với cùng kỳ năm năm ngoái, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021 trở lại đây. Các quan chức Fed cho biết vẫn cần có thêm số liệu để có thể khẳng định lạm phát đang thực sự đi xuống.

Trong chiến dịch chế ngự lạm phát trên vùng cao nhất 4 thập kỷ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa phải nâng lãi suất, vừa phải giảm cung tiền bằng cách thu nhỏ bảng cân đối kế toán. Liên hoàn chính sách này đã và đang gây ra nhiều tác động cho nền kinh tế, chính phủ Mỹ cũng như bản thân Fed.

1.png

Giá trị tổng tài sản của Fed lập đỉnh 8.965 tỷ USD vào ngày 13/4/2022, cao gấp hơn hai lần mức cuối tháng 2/2020 khi COVID-19 chưa đổ bộ vào đất Mỹ. Trong khối tài sản khổng lồ này, giá trị MBS và trái phiếu, tín phiếu Kho bạc lên tới 8.502 tỷ USD, chiếm 94,8% số tổng.

Từ chỗ bơm tiền thông qua mua trái phiếu, Fed bắt đầu chiến dịch hút tiền bằng hai cách. Thứ nhất là để cho các trái phiếu đáo hạn, Fed thu hồi tiền gốc về và không tái đầu tư. Nếu lượng trái phiếu đáo hạn không đủ mục tiêu đề ra, Fed có thể chủ động bán bớt trái phiếu để thu tiền về.

Trong ba tháng 6, 7 và 8/2022, Fed giảm 47,5 tỷ USD chứng khoán nợ mỗi tháng. Từ tháng 9 trở đi, Fed tăng gấp đôi tốc độ hút tiền lên 95 tỷ USD mỗi tháng.

Quy mô bảng cân đối kế toán của Fed giảm đi cùng với chương trình thắt chặt tiền tệ. Tính đến ngày 14/12, giá trị tổng tài sản của Fed là 8.583 tỷ USD, thấp hơn 382 tỷ USD so với mức đỉnh 8 tháng trước. Trong đó, giá trị các chứng khoán Kho bạc và MBS là 8.172 tỷ, chiếm 95,2%.

Bên phía nguồn vốn, tiền gửi của Bộ Tài chính Mỹ giảm đi rõ rệt so với đỉnh điểm hồi đầu dịch, một phần là do hàng nghìn tỷ USD đã được dùng trong các đợt kích thích kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp.

Triển vọng kinh tế mà Fed đưa ra là rất yếu với tăng trưởng chỉ là 0,5% trong năm 2023. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng, tương đương với khoảng 1,6 triệu người có thể mất việc làm trong vòng 1 năm tới - một kịch bản mà nhiều nhà quan sát cho rằng nền kinh tế gần như đã đứng bên bờ vực suy thoái.

GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán hiện đã có những tín hiệu giảm phá vỡ vùng hỗ trợ 3900 điểm để xác nhận xu hướng sẽ có thể giảm mạnh hơn nữa khi tình hình lãi suất vẫn lên cao, dòng tiền về cơ bản sẽ không đổ vào các kênh mang tính rủi ro cao và dùng vốn nhiều nữa mà thay vào đó các hoạt động kinh tế khác có thể sẽ hút dòng tiền nhiều hơn.

2.png


Đồ thị phân tích cho thấy xu hướng giảm đã xác nhận, hiện tại đà giảm của chứng khoán sẽ có thể làm thay đổi tâm lý thị trường sang lo ngại các vấn đề vĩ mô như suy thoái kinh tế và chứng khoán giảm có thể là chỉ báo sớm để dự báo được xu hướng dịch chuyển của dòng tiền.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn hạn đang chững lại trong khi kỳ hạn dài hạn hơn đang có dấu hiệu tăng, điều này làm thu hẹp mức độ chênh lệch lợi suất hiện tại và có thể làm giảm bớt các mối lo về suy thoái kinh tế.

Trong tuần này chúng ta cũng không có nhiều tin tức quan trọng có thể làm thay đổi tâm lý thị trường, thay vào đó cuối tuần các số liệu về thu nhập và chi tiêu cá nhân, đơn hàng lâu bền sẽ là những tin tức có thể tác động đến diễn biến tâm lý thị trường trong ngắn hạn.

3.png


Đồ thị đang thể hiện xu hướng phục hồi tăng nhẹ của chỉ số USD index, tuy nhiên xu hướng lợi suất trái phiếu hiện vẫn đang chững lại, do vậy động lực để kỳ vọng USD tăng sẽ cần thêm các yếu tố xác nhận, trong đó việc phá vỡ trendline kháng cự ở trên hình cũng là những yếu tố quan trọng và tín hiệu để xác nhận rõ ràng hơn.

Hiệu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm đang đảo chiều tăng và thu hẹp dần thể hiện được lo ngại suy thoái kinh tế sẽ có những dấu hiệu hạ nhiệt.

Nhìn chung ở thời điểm nhạy cảm này sẽ rất khó để mua vào USD với khối lượng và kế hoạch lớn mà thay vào đó chúng ta sẽ thận trọng hơn và giao dịch với các phương án thăm dò xu hướng.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG


Giá vàng thế giới rạng sáng nay (19-12) có xu hướng giảm sau khi đứng yên trong ngày nghỉ cuối tuần với giá vàng giao ngay giảm 2,3 USD xuống còn 1.790,7 USD/ounce.

Tuần trước, quan điểm “ diều hâu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2022 đã đẩy vàng trượt khỏi mốc 1.800 USD/ounce. Tuy nhiên, kim loại quý này đã lấy lại được đà tăng trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Mặc dù vàng phục hồi nhưng các nhà phân tích vẫn cảnh báo về những biến động của vàng trong tuần này.

4.png


Phân tích đồ thị lợi suất trái phiếu đi ngang, trong khi đồng USD đang chờ những tín hiệu rõ ràng hơn để xác nhận cho xu hướng phục hồi tăng trở lại. Sự tương quan hiện tại giữa lợi suất trái phiếu và giá Vàng vẫn đang được duy trì.

Phân tích kỹ thuật giá Vàng hiện đang tăng lên trên ngưỡng kháng cự 1790 trước đó chúng ta kỳ vọng chờ sell, hiện giá đang ở mức tương đối nhạy cảm và khó lường. Do vậy, để đảm bảo được sự chắc chắn hơn và an toàn hơn trong các nhận định chúng ta sẽ có thể đứng ngoài và chờ các tín hiệu rõ ràng hơn ở đồ thị H4 tạo nến đảo chiều giảm trước khi vào thêm lệnh sell.

NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU


Giá dầu tuần trước đã quay đầu tăng sau một tuần “lao dốc không phanh” tới hơn 10%.

Mặc dù “bỏ túi” tới hơn 3 USD cả tuần, nhưng ở hai phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu đã giảm do chịu tác động của các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, và châu Âu và sự gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu sắp xảy ra.

Trước khi lao dốc 2 phiên cuối cùng của tuần, giá dầu đã tăng do đường ống dẫn dầu Keystone vẫn đang trong quá trình sửa chữa, Nga đe dọa cắt giảm sản lượng, và dự báo của OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về khả năng phục hồi nhu cầu trong năm tới.

Theo OPEC, nhu cầu dầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2023 lên 101,8 triệu thùng/ngày. Còn theo IEA, tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2023 tăng 1,7 triệu thùng/ngày lên 101,6 triệu thùng/ngày.

Giá dầu WTI đang giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng. Trước tình hình này, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sẽ mua 3 triệu thùng dầu thô bổ sung cho kho dự trữ chiến lược của mình. Dự kiến việc thu mua sẽ được tiến hành trong tháng 1-2023.

Động thái mua dầu được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định giải phóng lượng dầu kỷ lục từ kho dự trữ trong năm 2022 để ổn định giá dầu.

Bộ Năng lượng Mỹ sẽ mua dầu với giá thấp hơn giá trung bình hiện nay là 96 USD/thùng. Theo thông cáo của bộ này, đây là cơ hội nhằm tăng cường an ninh năng lượng của Mỹ. Theo báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ, tính đến ngày 9-12, kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ đã giảm 4,7 triệu thùng, còn 382,3 triệu thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 6-1-1984.

5.png


Phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy giá Dầu đang chững lại sau chuỗi ngày giảm. Hiện các phân tích vẫn đang hướng giảm về mốc 73$/thùng và có thể giá sẽ đi ngang cho đến hết năm nay.

Nhận định xu hướng hôm nay có thể chúng ta sẽ sell nhẹ về ngưỡng hỗ trợ 77$/thùng trước khi chờ các tín hiệu rõ ràng hơn

Good luck!
Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
https://vietnambiz.vn/tong-tai-san-...n-rong-khap-nen-kinh-te-20221218191027774.htm

Thông tin được thị trường tài chính – chứng khoán chú ý nhất sau mỗi cuộc họp Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Fed là sự thay đổi trong lãi suất điều hành.
Chẳng hạn, khi đại dịch COVID-19 khởi phát tại Mỹ vào đầu năm 2020, các quan chức Fed đã nhanh chóng hạ lãi suất 50 điểm cơ bản (bps) trong cuộc họp bất thường ngày 3/3. Chưa đầy hai tuần sau, Fed tiếp tục họp bất thường và hạ lãi suất thêm 100 bps vào ngày 15/3, đưa lãi suất quỹ liên bang xuống vùng thấp kỷ lục 0 – 0,25%.
Tuy nhiên, điều chỉnh lãi suất không phải là biện pháp tiền tệ duy nhất của Fed. Song song với việc hạ chi phí vay mượn qua đêm giữa các định chế tài chính, ngân hàng trung ương Mỹ còn bơm ra lượng lớn thanh khoản. Trong các tháng 3, 4, 5 và 6/2020, cung tiền M2 của Mỹ tăng thêm gần 2.700 tỷ USD do chính sách nới lỏng chưa từng có của Fed.
[Broken External Image]:https://cdn.vietnambiz.vn/188191220...0/m2-10t-2022-20221130181018382.png?width=700
Cung tiền của Mỹ ngừng tăng khi Fed chấm dứt nới lỏng.
Khối tài sản khổng lồ trên bảng cân đối kế toán

Kể từ nửa sau năm 2020 và phần lớn năm 2021, Fed tiếp tục bơm tiền bằng cách đều đặn mua 120 tỷ USD chứng khoán nợ mỗi tháng, bao gồm 80 tỷ USD trái phiếu và tín phiếu Kho bạc, cùng với 40 tỷ USD trái phiếu được đảm bảo bằng nợ thế chấp (MBS).
Số chứng khoán nợ mua mới này làm cho bảng cân đối kế toán của Fed dần phình to, lần lượt vượt các mốc 6.000, 7.000 và 8.000 tỷ USD.
Cuối năm 2021 khi giá cả leo thang, Fed vẫn cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời và sẽ sớm tự kết thúc. Ngân hàng trung ương Mỹ giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang ở mức gần 0 nhưng vẫn thận trọng giảm quy mô chương trình mua trái phiếu, từ 120 tỷ USD/tháng xuống còn 90 tỷ USD/tháng vào tháng 11/2021.
Đến tháng 12/2021, tốc độ bơm tiền giảm còn 60 tỷ USD/tháng. Sang năm 2022, quy mô mua trái phiếu tiếp tục giảm còn 30 tỷ USD, sau đó dừng hẳn vào cuộc họp FOMC tháng 3, đồng thời Fed bắt đầu nâng lãi suất.
Giá trị tổng tài sản của Fed lập đỉnh 8.965 tỷ USD vào ngày 13/4/2022, cao gấp hơn hai lần mức cuối tháng 2/2020 khi COVID-19 chưa đổ bộ vào đất Mỹ. Trong khối tài sản khổng lồ này, giá trị MBS và trái phiếu, tín phiếu Kho bạc lên tới 8.502 tỷ USD, chiếm 94,8% số tổng.
[Broken External Image]:https://cdn.vietnambiz.vn/188191220...ts-14-12-2022-20221218191106778.png?width=700
Tổng tài sản của Fed lập đỉnh vào giữa tháng 4/2022 rồi giảm dần.
Từ chỗ bơm tiền thông qua mua trái phiếu, Fed bắt đầu chiến dịch hút tiền bằng hai cách. Thứ nhất là để cho các trái phiếu đáo hạn, Fed thu hồi tiền gốc về và không tái đầu tư. Nếu lượng trái phiếu đáo hạn không đủ mục tiêu đề ra, Fed có thể chủ động bán bớt trái phiếu để thu tiền về.
Trong ba tháng 6, 7 và 8/2022, Fed giảm 47,5 tỷ USD chứng khoán nợ mỗi tháng. Từ tháng 9 trở đi, Fed tăng gấp đôi tốc độ hút tiền lên 95 tỷ USD mỗi tháng.
Quy mô bảng cân đối kế toán của Fed giảm đi cùng với chương trình thắt chặt tiền tệ. Tính đến ngày 14/12, giá trị tổng tài sản của Fed là 8.583 tỷ USD, thấp hơn 382 tỷ USD so với mức đỉnh 8 tháng trước. Trong đó, giá trị các chứng khoán Kho bạc và MBS là 8.172 tỷ, chiếm 95,2%.
Bên phía nguồn vốn, tiền gửi của Bộ Tài chính Mỹ giảm đi rõ rệt so với đỉnh điểm hồi đầu dịch, một phần là do hàng nghìn tỷ USD đã được dùng trong các đợt kích thích kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp.
Ngoài ra, Washington cũng không còn phát hành được nhiều trái phiếu Kho bạc như trước để có tiền gửi vào Fed. Nguyên nhân là thanh khoản khan hiếm do các đợt hút tiền của Fed khiến cho các ngân hàng thương mại không còn sẵn lòng cho chính phủ vay.
[Broken External Image]:https://cdn.vietnambiz.vn/188191220...ies-14-12-2012-2022121819110779.png?width=700
Tổng nguồn vốn của Fed đi xuống cùng với tổng tài sản.
Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện nay là khoảng 3,5%, trong khi lãi suất cho Fed vay thông qua chương trình repo nghịch đảo (reverse repo) lên tới 4,3%.
Việc cho Fed vay hoàn toàn không có rủi ro, mà lợi nhuận thu về còn cao hơn khi cho chính phủ vay. Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các ngân hàng thích gửi tiền vào Fed hơn là mua trái phiếu Kho bạc. Tiền ở trong tay Fed sẽ không được dùng cho việc mua sắm hay đầu tư, giúp giảm áp lực lạm phát.
Fed thua lỗ, chính phủ Mỹ mất chỗ dựa

Tại ngày 16/12 vừa qua, giá trị các hợp đồng repo nghịch đảo của Fed là 2.126 tỷ USD. Với lãi suất 4,3/năm, mỗi năm Fed phải trả lãi khoảng 91 tỷ USD cho các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, Fed còn đang nắm giữ 3.171 tỷ USD tiền gửi dự trữ của các ngân hàng với lãi suất hiện nay là 4,4%. Như vậy, mỗi năm Fed phải trả lãi khoảng 140 tỷ USD vì tiếp nhận số dự trữ bắt buộc cũng như không bắt buộc kể trên.
Nếu Fed tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,75 điểm % trong năm 2023 để kiềm chế lạm phát như dự kiến trong cuộc họp ngày 13 – 14/12 vừa qua, số tiền lãi phải trả có thể lên tới 300 tỷ USD/năm.
Chưa hết, việc Fed nâng lãi suất 7 lần liên tiếp trong năm 2022 đã khiến cho giá trị chứng khoán trên bảng cân đối kế toán sụt giảm khi hạch toán theo giá trị trường (giá chứng khoán biến động ngược chiều với lãi suất).
Tất cả những nhân tố trên đã khiến ngân hàng trung ương Mỹ thua lỗ, như thể hiện trong biểu đồ bên dưới.
[Broken External Image]:https://cdn.vietnambiz.vn/188191220...ces-14-12-2022-2022121819110625.png?width=700
Fed thua lỗ, không có lợi nhuận để chuyển về cho Bộ Tài chính Mỹ.
Hàng năm, Fed đều chuyển lợi nhuận hoạt động về cho Bộ Tài chính, con số của năm 2021 là 109 tỷ USD.
Tại ngày 14/12 vừa qua, khoản mục “lợi nhuận chờ chuyển về Bộ Tài chính” trên bảng cân đối kế toán của Fed đang có giá trị âm 14,3 tỷ USD, cho thấy Fed sẽ không có lãi để gửi tới chính phủ Mỹ năm nay.
Mục tiêu của Fed không phải là tạo ra lợi nhuận, nhưng việc Fed tăng lãi suất và tự làm mình thua lỗ vẫn là vấn đề đáng ngại.
Thứ nhất, chính phủ Mỹ không còn nhận được nguồn thu khoảng 100 tỷ USD/năm như trong giai đoạn Fed có lãi.
Thứ hai, quan trọng hơn, Fed thắt chặt tiền tệ khiến cho hệ thống ngân hàng không còn thanh khoản để mua trái phiếu Kho bạc phát hành mới, ngân sách chính phủ Mỹ sẽ gặp khó khăn khi cần kích thích kinh tế nếu suy thoái xảy ra như nhiều chuyên gia đang dự báo.
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên