Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 3: Quan điểm bạn nên có về Phân tích kỹ thuật

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 3: Quan điểm bạn nên có về Phân tích kỹ thuật

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 3: Quan điểm bạn nên có về Phân tích kỹ thuật

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,132
29,799
Chúng ta đã đi sang tuần thứ ba trong chuỗi bài học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly. Trong tuần này, tác giả bàn sâu về phân tích kỹ thuật với một góc nhìn rất khách quan và thú vị, mời anh em cùng theo dõi.

-----

Giới thiệu về phân tích kỹ thuật


Phân tích kỹ thuật là một chủ đề rộng lớn, nhưng hôm nay tôi sẽ cố gắng tóm gọn nó trong một bài viết nhằm nêu ra một số các điểm mấu chốt. Trước khi bắt đầu, dưới đây là một số đầu sách về PTKT mà tôi khuyên bạn nên đọc:
  • John Murphy: (Technical Analysis of the Futures Markets) Phân tích Kỹ thuật cho Thị trường Tương lai
  • Dalton, Jones và Dalton: (Mind Over Markets) Tư duy của các thị trường
  • Steve Nison: Japanese Candlestick Charting Techniques (Nghệ thuật biểu đồ nến Nhật)
Ngoài ra, cả hai cuốn sách của tôi đều có các phần chuyên sâu về phân tích kỹ thuật. Trang 107 đến trang 178 của quyển Nghệ thuật giao dịch tiền tệ (The Art of Currency Trading) và Chương 10 của quyển Alpha Trader đều nói về chủ đề này.

Bây giờ chúng ta bắt đầu thôi!

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/67982/

Phân tích kỹ thuật là gì?


Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu các mẫu biểu đồ nhằm dự báo các biến động giá trong tương lai. Lý thuyết cho rằng các mô hình giá cả sẽ lặp lại và con người có xu hướng hành xử theo những cách tương tự và có thể dự đoán được. Điều này sẽ tạo ra các mô hình có thể nhìn thấy được trong thời gian thực và được sử dụng như các yếu tố dự đoán về các động thái giá cho tương lai.

Thực sự có hàng trăm mẫu hình kỹ thuật khác nhau, từ chung chung (mức hỗ trợkháng cự) đến các mẫu hình rất thâm thuý như “Đứa bé bị bỏ rơi – Abandoned baby” hay “Đáy ba ông Phật - Three Buddha Bottom”. Bất cứ điều gì liên quan đến biểu đồ và nhận dạng mô hình thường thuộc về mảng phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật có hoạt động hiệu quả không?


Có rất nhiều nghiên cứu về phân tích kỹ thuật trên mạng internet, nhưng tiếc là không có bằng chứng thuyết phục. Có một số bằng chứng khiêm tốn về xu hướng liên tục và các mô hình có thể giao dịch trong một số thị trường nhất định theo thời gian, nhưng không rõ mức độ hiệu quả của điều này trong thời gian thực. Các mô hình theo xu hướng trong FX đã hoạt động kém hiệu quả kể từ những năm 1990 và các bằng chứng thường cho thấy rằng một số mô hình hoạt động tốt trong một số giai đoạn nhất định nhưng các mô hình kỹ thuật có lợi nhuận sẽ mất dần tính hiệu quả theo thời gian.

Một số người nghĩ rằng phân tích kỹ thuật là vô ích. Các nhà giao dịch khác cho rằng phân tích kỹ thuật là công cụ duy nhất bạn cần để giao dịch thành công. Quan điểm của tôi về phân tích kỹ thuật nằm đâu đó ở giữa hai quan điểm này.

Tôi nghĩ rằng phân tích kỹ thuật là một công cụ có giá trị nhưng không hoạt động tốt như một phương pháp dự báo. Càng giao dịch nhiều năm, tôi càng tin rằng phân tích kỹ thuật nên được sử dụng như một công cụ chiến thuật và quản lý rủi ro chứ không phải là một công cụ lựa chọn giao dịch.

Trong khi có những ví dụ về các nhà giao dịch thuần kỹ thuật thành công, trong hơn 20 năm giao dịch cả bên mua và bên bán, tôi chưa bao giờ “làm việc” với một nhà giao dịch kỹ thuật thuần túy mà thực sự kiếm được tiền. Mọi nhà giao dịch thành công mà tôi đã làm việc trong nhiều năm đều giao dịch vĩ mô hoặc sử dụng phương pháp đa yếu tố. Và tôi đã thấy nhiều nhà giao dịch chỉ sử dụng phân tích kỹ thuật đã thất bại thảm hại.

Đa số các nhà giao dịch thành công nhất mọi thời đại: Soros, Tudor-Jones, Bacon, Druckenmiller, v.v.… Là những người giao dịch theo vĩ mô hoặc lai ghép các phương pháp, không phải là dựa bào kỹ thuật thuần tuý. Họ bổ sung phân tích của mình bằng các biểu đồ nhưng ý tưởng của họ đến từ nhiều yếu tố. Một lần nữa, tôi không nói rằng không thể sử dụng phân tích kỹ thuật thuần tuý, nhưng nhấn mạnh rằng tỷ lệ thành công là rất nhỏ.

Có những quỹ giao dịch thu được lợi nhuận từ phân tích kỹ thuần tuý trong những năm 1980 và 1990 nhưng những tháng ngày đó đã qua lâu rồi. Các quỹ giờ đây cạnh tranh trên một sân chơi phức tạp hơn nhiều và lợi nhuận của việc tuân theo xu hướng đơn giản và các hệ thống kỹ thuật khác đã hội tụ về 0.

Chart 06.jpeg

Bộ não con người được thiết kế để hình dung ra các mẫu hình, ngay cả khi chúng không tồn tại. Và đó chính là vấn đề!

Bạn nhìn thấy những gì bạn muốn nhìn thấy. Một người bạn của tôi đã từng nói “Biểu đồ giống như những đám mây. Nếu bạn nhìn chằm chằm đủ lâu, cuối cùng bạn sẽ thấy điều gì đó thú vị!”

Hơn nữa, hầu hết các bằng chứng thực nghiệm từ nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn giao dịch các mẫu kỹ thuật phổ biến như mô hình Vai-đầu-vai một cách có hệ thống, bạn sẽ không kiếm được tiền. Vì vậy, tôi thực sự tin rằng phân tích kỹ thuật được sử dụng tốt nhất để quản lý rủi ro và cân nhắc chiến thuật chứ không phải là một công cụ lựa chọn giao dịch chính. Mặc dù niềm tin của tôi là giá trị của phân tích kỹ thuật như một công cụ dự báo là có hạn, nhưng tôi vẫn sử dụng phân tích kỹ thuật mỗi ngày. Tôi đưa ra các ý tưởng giao dịch của mình dựa trên các yếu tố khác, sau đó sẽ dùng phân tích kỹ thuật để tối ưu điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời, và kích thước vị thế.

Phân tích kỹ thuật cung cấp cho bạn các cấp độ quản lý rủi ro rõ ràng và cho phép bạn tối đa hóa đòn bẩy của mình và xác định điểm mà bạn sẽ thừa nhận mình sai. Lưu ý rằng cách tiếp cận của tôi cũng phù hợp với nghiên cứu cho thấy rằng những người quản lý danh mục đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật tốt hơn những người không sử dụng.

Tôi thực sự khuyên bạn nên tìm hiểu về phân tích kỹ thuật — nhưng hãy coi đó là một công cụ quản lý rủi ro và chiến thuật, không phải là một công cụ dự báo hoặc lựa chọn giao dịch. Đừng bao giờ thực hiện giao dịch chỉ vì biểu đồ trông đẹp hoặc vì thứ gì đó nằm trên mức hỗ trợ lớn!
Từ kinh nghiệm cá nhân, quan sát hàng trăm nhà giao dịch khác trong hơn 25 năm và đọc nghiên cứu ... tôi tin rằng:
  • Phân tích kỹ thuật là một phần quan trọng trong bộ công cụ của hầu hết mọi nhà giao dịch xuất sắc.
  • Phân tích kỹ thuật được đánh giá quá cao và sử dụng quá mức, đặc biệt là bởi các nhà giao dịch mới.
>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/67188/

Các chỉ báo kỹ thuật mà tôi thích


Khi nói đến các chỉ báo kỹ thuật, đây là những gì tôi thích và tại sao.

Tôi thích: Đơn giản và khách quan


Cái gì càng phức tạp thì tôi càng không thích vì những cách tiếp cận chủ quan và phức tạp có xu hướng tốn thời gian và bị đầu độc bởi thành kiến xác nhận.

Nếu người theo trường phái sóng Elliott có “tiềm thức” tăng giá đối với NASDAQ vì sự ngưỡng mộ dành cho Cathie Wood, thì người đó sẽ luôn có thể tìm thấy số lượng các sóng tăng!

Do vậy, hãy tìm kiếm những công cụ ít phải sử dụng sự cảm tính, cảm giác.

Tôi thích: Các phương pháp tiếp cận tiết lộ bản chất của thị trường


Một số thiết lập kỹ thuật có thể trực tiếp tiết lộ bản chất, hoặc những sự thật của thị trường. Cùng xem một số ví dụ:

Mức cản ngang
Hầu hết các phương pháp tiếp cận kỹ thuật mà tôi sử dụng đều phản ánh điều gì đó về cấu trúc cơ bản của thị trường trong một khu vực cụ thể. Ví dụ, các mức cản ngang rất thường phản ánh sự hiện diện của các vị thế giao dịch lớn. Giả sử một nhà xuất khẩu ô tô Nhật Bản cần bán 5 tỷ USDJPY và họ đã để lại đơn đặt hàng với ngân hàng để bán với giá 116.33. Họ kiên nhẫn và không ngại chờ đợi, sau đó có thể bạn sẽ thấy một biểu đồ như sau:

Screen Shot 2022-07-22 at 20.38.16.png
USDJPY chạm hai lần vào ngưỡng kháng cự ngang 116.33

Có một lý do khác giải thích sự hiệu quả của các mức cản ngang. Chúng phản ánh vị trí thực sự của các lực mua và bán trên thị trường. Và bởi hỗ trợkháng cự là khá đơn giản và không phải giải thích nhiều, hầu hết mọi người trên thị trường sẽ theo dõi các mức hỗ trợkháng cự gần giống nhau.

Do đó, bạn cần phải suy nghĩ về “cuộc chơi lớn”, để các điểm dừng lỗ của bạn đủ xa dưới hỗ trợ (hoặc trên mức kháng cự) để bạn tránh được các đợt quét điểm dừng lỗ.

Sự gia tăng đột biến về khối lượng

Một cách tiếp cận khác mà tôi ưa thích là tìm kiếm sự đột biến về khối lượng ở các mức giá cực đoan.

Khối lượng cao củng cố tầm quan trọng của mức hỗ trợ hoặc kháng cự hoặc có thể báo hiệu rằng nó đã bị phá vỡ một cách dứt khoát. Khối lượng cao cung cấp tín hiệu xác nhận cho các mẫu hình kỹ thuật.

Biểu đồ tiếp theo cho thấy khối lượng tăng đột biến tại một thời điểm. Lưu ý khối lượng giao dịch đột biến tăng vọt khi EURNOK thiết lập đáy vào cuối tháng 8 năm 2021.

Khối lượng tăng đột biến ở mức giá cực đoan là chỉ báo siêu hữu ích cho thấy thị trường đã tham gia giao dịch mạnh mẽ tại mức giá đó, và động thái này đã hoặc bị từ chối hoặc được chấp nhận.

Screen Shot 2022-07-22 at 20.38.35.png
Biểu đồ EURNOK hàng giờ, tháng 4 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020
Một trong những cách dễ nhất để đảm bảo bạn không chống lại thị trường là áp dụng các quy tắc đối với đường trung bình động (MA). Ví dụ: Tôi sẽ chỉ mua nếu thị trường nằm trên đường trung bình động 50 ngày. Tôi sẽ chỉ bán khống nếu thị trường nằm dưới đường trung bình động 200 giờ..v..v.

Một quỹ đầu cơ mà tôi biết sử dụng một quy tắc rất đơn giản. Họ quan sát “bức tranh giá” lớn hơn tôi, vì vậy họ sử dụng bộ lọc MA 100 ngày và sau đó họ chỉ cần áp dụng điều đó kết hợp với tất cả các phân tích vĩ mô của họ. Họ có một loạt các nhà phân tích và quản lý danh mục đầu tư, những người đưa ra tất cả các quan điểm tùy ý nhưng họ chỉ thực hiện những quan điểm thuận theo quy tắc với đường trung bình động 100 ngày.

Tổng kết lại:
Tôi không bao giờ giao dịch hoàn toàn dựa trên phân tích kỹ thuật. Nó là một công cụ quản lý rủi ro tốt nhưng không phải là một công cụ dự báo tuyệt vời. Tôi lấy ý tưởng từ những thay đổi trên thị trường, từ mối tương quan giữa các thị trường, nhận dạng mô hình, phản hồi ngược, định vị và phân tích cơ bản hoặc cấu trúc vi mô khác. Sau đó, tôi sử dụng phân tích kỹ thuật để tối ưu chiến thuật giao dịch của mình, quản lý rủi ro và xác định mức cắt lỗ và chốt lời.

Bài chia sẻ kiến thức tuần thứ 3 xin tạm dừng tại đây, trong bài gốc, ông Donnelly có diễn giải thêm về cú short cổ phiếu DOCS, tuy nhiên nó bàn khá sâu về chứng khoán và bài viết cũng đã khá dài, nếu anh em có yêu cầu mình sẽ hẹn anh em trong một bài viết khác về cú short này, nếu không có yêu cầu thì mình xin phép bỏ qua nó nhé!

Cảm ơn anh em đã đọc bài,

Safe trade,
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
bởi vậy bí kíp không nằm trong sách mà ở dưới đáy vực sâu:hell_boy:
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 354 Xem / 40 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 410 Xem / 2 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 95 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 266 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 793 Xem / 20 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên