Nhìn lại những cú sụp đổ lịch sử của các gã khổng lồ tài chính toàn cầu, liệu danh sách có nối dài sau cái tên Credit Suisse?

Nhìn lại những cú sụp đổ lịch sử của các gã khổng lồ tài chính toàn cầu, liệu danh sách có nối dài sau cái tên Credit Suisse?

Nhìn lại những cú sụp đổ lịch sử của các gã khổng lồ tài chính toàn cầu, liệu danh sách có nối dài sau cái tên Credit Suisse?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,133
29,803
Từ 96 tỷ đô la giảm còn giá trị khoảng 3 tỷ USD, Credit Suisse đang sẵn sàng gia nhập hàng ngũ những gã khổng lồ tài chính bán mình với giá rẻ mạt trong bối cảnh thị trường gặp khủng hoảng.

Khi UBS Group AG có vẻ như đã sẵn sàng thâu tóm tổ chức định chế tài chính lừng lẫy Credit Suisse một thời, thỏa thuận khẩn cấp do chính phủ làm trung gian vào cuối tuần qua khiến người ta phải nhớ lại câu chuyện của vụ sụp đổ ngân hàng tại Mỹ năm 2008 khi Phố Wall chuẩn bị cho những biến động mới vào thứ Hai.

Cũng xin nhắc lại rằng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, JPMorgan Chase & Co. đã trả khoảng 240 triệu đô la cho Bear Stearns — một ngân hàng đầu tư từng có giá trị thị trường chứng khoán là 140 tỷ đô la. Nhiều vụ tiếp quản và giải cứu diễn ra sau đó khi suy thoái tín dụng ngày càng nghiêm trọng.

Hiện tại ở Mỹ, các cơ quan quản lý liên bang vẫn đang tìm cách bán bớt các phần của Silicon Valley Bank, sự thất bại của ngân hàng này đã khiến giá trị thị trường của các ngân hàng khu vực khác lao dốc. Trong khi đó tại EU vào Chủ Nhật, UBS đã đồng ý tiếp quản Credit Suisse trong một thỏa thuận mua toàn bộ cổ phiếu giảm giá mạnh của Credit Suisse.

image.jpg

Đã có gần 200 tỷ USD bị quét sạch trong các vụ sụp đổ của các định chế tài chính gần đây, và riêng Credit Suisse là 89 tỷ USD

Với hậu quả từ việc tăng lãi suất đe dọa đến sự ổn định tài chính trên qui mô toàn cầu, những diễn biến gần đây giống như những lời nhắc nhở về các gói cứu trợ trong quá khứ và các vụ sáp nhập và mua lại khó khăn trong thế giới tài chính đã từng xảy ra. Và dưới đây là một số thương vụ sụp đổ - mua lại - giải cứu nổi tiếng trong giới tài chính.

>> Đọc thêm: https://vn.tradertop.net/t/76989/

Thoả thuận 2$


Bear Stearns: Ngay khi sự sụp đổ của thị trường nhà ở Hoa Kỳ bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường tài chính vào đầu năm 2008, JPMorgan Chase & Co. đã bảo lãnh cho công ty đầu tư New York bằng cách trả chỉ 2 đô la một cổ phiếu để tiếp quản nó. Vào năm 2007, nó được giao dịch với mức giá hoàn toàn khác, 170 USD mỗi cổ phiếu. Jamie Dimon, chủ tịch và giám đốc điều hành của JPMorgan, đã dàn xếp thỏa thuận này sau khi vấn đề của Bear Stearns làm suy yếu niềm tin vào ngân hàng đầu tư.

Mức sụt giảm giá trị vốn hoá thị trường: Từ 140 tỷ USD còn 240 triệu USD.

Screen Shot 2023-03-20 at 15.33.19.png

Cặp đôi Fannie Mae và Freddie Mac


Hai tuần trước khi Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9 năm 2008, các nhà chức trách đã đồng ý cứu trợ Fannie Mae và Freddie Mac, những doanh nghiệp được chính phủ tài trợ đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các khoản vay mua nhà của Hoa Kỳ. Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cung cấp cho mỗi doanh nghiệp khoản hỗ trợ vốn lên đến 200 tỷ USD, để đổi lấy các chứng quyền trên 79,9% cổ phiếu phổ thông cùng với một số cổ phiếu ưu đãi.

Mức sụt giảm giá trị vốn hoá thị trường: Từ 138 tỷ USD xuống dưới 4 tỷ USD hiện nay

Merrill Lynch


Bank of America Corp. đã đồng ý mua lại Merrill Lynch & Co. với giá khoảng 50 tỷ USD khi cuộc khủng hoảng tín dụng đã khiến một trong những công ty tài chính lâu đời nhất của Mỹ phải sụp đổ. Merrill Lynch đã bị vùi dập bởi hàng tỷ đô la thua lỗ và giảm giá từ các chứng khoán bị thế chấp dưới chuẩn.

Giá chào mua của BofA thấp hơn 70% so với giá cổ phiếu cao nhất năm 2007.

Lehman Brothers


Chịu ảnh hưởng bởi những hậu quả của vụ phá sản nhà đất, Lehman Brothers là đã thất bại trong việc tìm kiếm một gói cứu trợ hoặc một vụ tiếp quản. Thay vào đó, họ đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 9 năm 2008, xóa sổ lợi ích của các cổ đông và gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/67057/

AIG


Cùng tháng đó, chính phủ Hoa Kỳ nắm quyền kiểm soát American International Group Inc. trong một gói cứu trợ trị giá 85 tỷ đô la để ngăn chặn sự phá sản của công ty bảo hiểm lớn nhất quốc gia. AIG sụp đổ sau khi các chứng khoán có thu nhập cố định chịu ảnh hưởng tiêu cực từ vụ sụp đổ nhà đất Mỹ.

Screen Shot 2023-03-20 at 15.34.44.png

Long-Term Capital Management


Long-Term Capital Management gần như sụp đổ trước khi Cục Dự trữ Liên bang tổ chức một cuộc giải cứu bởi các ngân hàng vào năm 1998. Quỹ phòng hộ đã bị hủy hoại bởi các vụ cá cược về sự hồi phục của thị trường sau nhưng xáo trộn gây ra bởi cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga vào cùng năm đó. Long-Term Capital Management là công ty tư nhân quản lý hơn 100 tỷ đô la tài sản, trước khi đóng cửa vào năm 2000.

Trên đây là những “vết đen” trong ngành tài chính ngân hàng toàn cầu, hãy cùng chờ xem sau vụ Credit Suisse liệu sẽ có thêm những cái tên mới hay không, mong là không!

Tham khảo: BnnBloomberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,601 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 612 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 253 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 141 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 679 Xem / 47 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 340 Xem / 3 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,222 Xem / 111 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên